Nhận người trên 18 tuổi làm con nuôi có được hay không?

Chủ đề   RSS   
  • #560423 13/10/2020

    hiesutran159
    Top 100
    Male
    Lớp 9

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:12/10/2020
    Tổng số bài viết (692)
    Số điểm: 11623
    Cảm ơn: 29
    Được cảm ơn 759 lần


    Nhận người trên 18 tuổi làm con nuôi có được hay không?

    Con nuôi trên 18 tuổi

    Con nuôi trên 18 tuổi có được coi là hợp pháp không? - Ảnh minh hoạ

    Theo quy định của pháp luật hiện hành, một trong những điều kiện để nhận con nuôi là người được nhận phải ở độ tuổi nhỏ hơn 16 và nhỏ hơn 18 trong một số trường hợp. Vậy nếu muốn nhận một người trên 18 tuổi thì pháp luật có công nhận hay không?

    Con nuôi được quy định như thế nào?

    Thứ nhất đối với người nhận con nuôi, Điều 14 Luật nuôi con nuôi 2010 quy định điều kiện đối với người nhận con nuôi như sau:

    "1. Người nhận con nuôi phải có đủ các điều kiện sau đây:

    a) Có năng lực hành vi dân sự đầy đủ;

    b) Hơn con nuôi từ 20 tuổi trở lên;

    2. Những người sau đây không được nhận con nuôi:

    a) Đang bị hạn chế một số quyền của cha, mẹ đối với con chưa thành niên;

    b) Đang chấp hành quyết định xử lý hành chính tại cơ sở giáo dục, cơ sở chữa bệnh;

    c) Đang chấp hành hình phạt tù;

    d) Chưa được xóa án tích về một trong các tội cố ý xâm phạm tính mạng, sức khỏe, nhân phẩm, danh dự của người khác; ngược đãi hoặc hành hạ ông bà, cha mẹ, vợ chồng, con, cháu, người có công nuôi dưỡng mình; dụ dỗ, ép buộc hoặc chứa chấp người chưa thanh niên vi phạm pháp luật; mua bán, đánh tráo, chiếm đoạt trẻ em."

    Đủ điều kiện nhận con nuôi, người muốn nhận con nuôi còn cần lưu ý độ tuổi của con nuôi: Điều 8 Luật nuôi con nuôi 2010 quy định về điều kiện trở thành con nuôi như sau:

    "1. Trẻ em dưới 16 tuổi

    2. Người từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi nếu thuộc một trong các trường hợp sau đây:

    a) Được cha dượng, mẹ kế nhận làm con nuôi;

    b) Được cô, cậu, dì, chú, bác ruột nhận làm con nuôi."

    Xem thủ tục nhận con nuôi tại đây

    Từ hai căn cứ trên có thể đưa ra kết luận, tuổi tối đa của một người con nuôi là 18, tuy nhiên chỉ có một số trường hợp nhất định thì mới được nhận con nuôi từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi. Có thể thấy ở đây trên tinh thần xác định “con nuôi” là trẻ em, nhà làm luật giới hạn độ tuổi của đối tượng này chỉ dưới 18, tuy nhiên việc xác định những yếu tố để công nhận một người là con nuôi hợp pháp còn ảnh hưởng tới những quan hệ khác, đơn cử là quan hệ thừa kế.

    Con nuôi trên 18 tuổi ở hàng thừa kế nào?

    Quy định tại Khoản 16 Điều 3 xác định thành viên gia đình bao gồm “con nuôi” và tại Điều 651 Bộ luật dân sự 2015 về Người thừa kế theo pháp luật ở Hàng thừa kế thứ nhất gồm: “vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết”

    Thực tế nhiều người không hề có gia đình, bố mẹ cũng đã mất, khi đến tuổi về già thì có nhận một người nhỏ hơn mình nhiều tuổi làm con nuôi, có phát sinh quan hệ nuôi dưỡng, chu cấp, nhưng người được nhận làm con nuôi đã trên 18 tuổi, tức ở hàng thừa kế thứ nhất của họ chỉ có thế tồn tại một người duy nhất là người được nhận nuôi. Khi phát sinh quan hệ "nhận con nuôi" kể trên, liệu có thể xác định người được nhận nuôi là con nuôi hợp pháp hay không?

    Mặt khác, quy định về "con nuôi thực tế" tại Điều 23 Nghị định 19/2011/NĐ-CP hướng dẫn luật nuôi con nuôi nhắc đến trường hợp việc quan hệ nuôi con nuôi phát sinh trước ngày 1/1/2011 thì có thể thực hiện thủ tục đăng ký đến hết 31/12/2015, như vậy quan hệ nuôi "con nuôi thực tế" cho đến thời điểm hiện tại đã hết hạn đăng ký.

    Vậy để giải quyết trường hợp nêu trên, cần áp dụng căn cứ pháp luật hay phương pháp nào? Mời bạn đọc đóng góp ý kiến.

    Cập nhật bởi hiesutran159 ngày 14/10/2020 02:18:42 CH
     
    4551 | Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn hiesutran159 vì bài viết hữu ích
    ThanhLongLS (14/10/2020)

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận