phamanh1993 viết:
Anh A mua tại cửa hàng anh B chiếc máy lạnh hiệu TOSHIBA , A và B thỏa thuận là B giao máy lạnh cho A tại nhà A vào lúc 15h chiều ngày 10/3/2014. Tuy nhiên, sau đó A đổi ý vì cho rằng mình có việc bận nên chiều ngày 10/03/2014 sẽ không có nhà.A tự chở máy lạnh về nhà ngay sau khi giao tiền cho B vào lúc trưa ngày 9/3/2015. Trên đường chở máy lạnh về nhà, A gặp tai nạn giao thông, máy lạnh bị hư hỏng do va đập. A yêu cầu B cùng chia sẻ với A những thiệt hại do máy lạnh bị hư hỏng, B không đồng ý, A yêu cầu Tòa án giải quyết tranh chấp. theo các anh chị Tòa án giải quyết vụ việc trên ntn? Nêu cơ sở pháp lý.
Chào bạn phamanh1993.
Nếu đây là một sự việc có thật thì quá đơn giản, nhưng vì là một tình huống bài tập nên cần phải "quét" cho đủ các tình huống có thể xãy ra.
+Nội dung yêu cầu tòa án giải quyết tranh chấp.
"A yêu cầu B cùng chia sẻ với A những thiệt hại do máy lạnh bị hư hỏng"
+Sự kiện pháp lý:
"A gặp tai nạn giao thông"
+Thiệt hại thực tế:
"máy lạnh bị hư hỏng do va đập"
+Thiệt hại liên quan đến 2 quan hệ pháp luật: một là hợp đồng "Anh A mua tại cửa hàng anh B chiếc máy lạnh"; hai là, "tai nạn giao thông" với (tạm gọi) là anh C.
Nhận xét về việc "A yêu cầu B cùng chia sẻ với A những thiệt hại do máy lạnh bị hư hỏng": Không nói rõ lý do nên đặt ra 2 khả năng là muốn B bồi thường 1 phần thiệt hại theo hợp đồng hoặc ngoài hợp đồng.
Thứ nhất, về quan hệ hợp đồng thì B hoàn toàn không có lỗi nên không phải bồi thường.
Thứ hai, thiệt hại ngoài hợp đồng: Nếu C có lỗi thì phải bồi thường cho A. Chia ra:
- C không có liên quan gì đến B nên B không có trách nhiệm gì với A.
- C là nhân viên đang đi công việc cho “cửa hàng anh B” thì anh B phải bồi thường với lý do C là người của pháp nhân, gây thiệt hại thì pháp nhân phải bồi thường.
Vì vậy tôi đã nói: “vẫn có trường hợp mà B phải bồi thường cho A”