Nhận định này đúng hay sai?Tại sao?

Chủ đề   RSS   
  • #86746 06/03/2011

    changd_dreamlove

    Sơ sinh

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:06/03/2011
    Tổng số bài viết (1)
    Số điểm: 230
    Cảm ơn: 1
    Được cảm ơn 0 lần


    Nhận định này đúng hay sai?Tại sao?

    " Cá nhân,tổ chức là chủ thể của mọi vi phạm pháp luật" Xin luật sư hãy giải thích em xin chân thành cảm ơn
     
    66193 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #86845   07/03/2011

    LS_CaoSyNghi
    LS_CaoSyNghi
    Top 25
    Luật sư quốc gia

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:11/05/2010
    Tổng số bài viết (3387)
    Số điểm: 20607
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 1258 lần


    Chào bạn,

    Rất tiếc, yêu cầu của bạn không thuộc lĩnh vực tư vấn của tôi nên không tư vấn cho bạn được. Bạn có thể trao đổi trên mục Phòng Sinh viên luật để được nhiều ý kiến đóng góp.

    Trân trọng!

    LS Cao Sỹ Nghị

    101 Đào Duy Anh, Phường 9, quận Phú Nhuận TP. HCM

    Email: caosynghi@gmail.com

     
    Báo quản trị |  
  • #87215   09/03/2011

    takeshilaw
    takeshilaw
    Top 500
    Male
    Lớp 2

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:04/01/2011
    Tổng số bài viết (317)
    Số điểm: 3580
    Cảm ơn: 27
    Được cảm ơn 68 lần


    chào bạn changd_dreamlove , đây là phần lí luận về nhà nước và pháp luật phải không nhỉ?
    mình xin chia sẽ với bạn 1 số quan điểm sau:
    nhận định trên là đúng đấy bạn à,
    "VPPL là hành vi nguy hại cho xã hội, trái pháp luật, có lỗi,do chủ thể có năng lực trách nhiệm pháp lí thực hiện, xâm hại hoặc đe dọa xâm hại đến quan hệ xã hội được nhà nước thiết lập và bảo vệ"
     cá nhân thì chúng ta không cần phải bàn nữa nhỉ, vì họ chắc chắn là chủ thể của VPPL rồi.
    còn với chủ thể là tổ chức, tức là tổ chức này có năng lực trách nhiệm pháp lý, bao gồm: cơ quan nhà nước, lực lượng vũ trang, tổ chức có tư cách pháp nhân...,và các tổ chức nước ngoài theo quy định của pháp luật việt nam, trừ trường họp điều ước quốc tế mà việt nam đã kí. Lỗi của tổ chức VPPL được xác định thông qua lỗi của các thành viên trong tổ chức đó, họ là những người trực tiếp gây ra VPPL khi thực hiện nhiệm vụ, công vụ được giao, => tổ chức cũng là một chủ thể của VPPL.
    thân!

    Dương Văn Tín

    Luật sư - Công ty TNHH Tư vấn Doanh nghiệp và Đầu tư Dương Luật

    email: tinduong@duongluat.com

    SĐT: 0974 168 279

    Tư vấn thành lập doanh nghiệp - Tư vấn đầu tư nước ngoài

    "Kiến thức cho đi là kiến thức còn mãi"

     
    Báo quản trị |  
    2 thành viên cảm ơn takeshilaw vì bài viết hữu ích
    xuancan88 (15/03/2011) changd_dreamlove (26/03/2011)
  • #87306   09/03/2011

    julio_nido
    julio_nido

    Male
    Mầm

    Cần Thơ, Việt Nam
    Tham gia:01/10/2009
    Tổng số bài viết (69)
    Số điểm: 736
    Cảm ơn: 12
    Được cảm ơn 10 lần


    Chào bạn! Theo tôi thì đó là mô%3ḅt nhâ%3ḅn định sai.

    Vi phạm pháp luâ%3ḅt đươc hiểu nôm na là viê%3ḅc mô%3ḅt chủ thể nào đó thực hiê%3ḅn hoặc không thực hiê%3ḅn mô%3ḅt hành hành vi theo quy định của pháp luâ%3ḅt. Vi phạm pháp luâ%3ḅt xuất hiê%3ḅn ở mảng như sau: vi phạm các điều trong BLHS (tô%3ḅi phạm), vi phạm về trâ%3ḅt tự quản lý nhà nước (vi phạm hành chính),... Tuy nhiên ở mô%3ḅt số ngành luâ%3ḅt cụ thể, chủ thể vi phạm không phải là tổ chức mà chỉ là cá nhân, như tô%3ḅi phạm theo quy định tại Khoản 1 Điều 8 BLHS năm 1999:

      "Tội phạm là hành vi nguy hiểm cho xã hội được quy định trong Bộ luật hình sự, do người có năng lực trách nhiệm hình sự thực hiện một cách cố ý hoặc vô ý, xâm phạm độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ Tổ quốc, xâm phạm chế độ chính trị, chế độ kinh tế, nền văn hoá, quốc phòng, an ninh, trật tự, an toàn xã hội, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, xâm phạm tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, tự do, tài sản, các quyền, lợi ích hợp pháp khác của công dân, xâm phạm những lĩnh vực khác của trật tự pháp luật xã hội chủ nghĩa."

    Do đó, trong mô%3ḅt số trường hợp, không nhất thiết phải là cá nhân, tổ chức mới được xem là chủ thể của mọi hành vi vi phạm pháp luâ%3ḅt.

    Veritas Liberabit Vos!

     
    Báo quản trị |  
  • #87368   09/03/2011

    takeshilaw
    takeshilaw
    Top 500
    Male
    Lớp 2

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:04/01/2011
    Tổng số bài viết (317)
    Số điểm: 3580
    Cảm ơn: 27
    Được cảm ơn 68 lần


    nếu như theo bạn thì ngoài cá nhân và tổ chức thì còn chủ thể khác nữa chăng?
    vậy bạn có thể đưa ra thêm các chủ thể khác để chứng minh được điều bạn nói được không?
    thân!

    Dương Văn Tín

    Luật sư - Công ty TNHH Tư vấn Doanh nghiệp và Đầu tư Dương Luật

    email: tinduong@duongluat.com

    SĐT: 0974 168 279

    Tư vấn thành lập doanh nghiệp - Tư vấn đầu tư nước ngoài

    "Kiến thức cho đi là kiến thức còn mãi"

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn takeshilaw vì bài viết hữu ích
    thu_bibi (20/01/2014)
  • #87376   09/03/2011

    QuyetQuyen945
    QuyetQuyen945
    Top 50
    Male
    Lớp 11

    Quảng Trị, Việt Nam
    Tham gia:28/10/2010
    Tổng số bài viết (1229)
    Số điểm: 15298
    Cảm ơn: 371
    Được cảm ơn 490 lần


    Chào takeshilaw.

    Tất nhiên là ngoài cá nhân, tổ chức còn có các chủ thể khác nữa rồi bạn à, như Nhà nước, hộ gia đình..

    Chào changd_dreamlove

    #d8d8d8;">Cá nhân,tổ chức là chủ thể của mọi vi phạm pháp luật" Xin luật sư hãy giải thích em xin chân thành cảm ơn

    Câu nhận đinh trên là #0c0c0c;">#ff0000;">sai. QQ lấy ví dụ đơn giản thế này thôi nhé: Tổ chức không thể là chủ thể của luật hình sự được.

    thân!
     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn QuyetQuyen945 vì bài viết hữu ích
    thu_bibi (20/01/2014)
  • #87377   09/03/2011

    KhacDuy25
    KhacDuy25
    Top 10
    Male
    Dân Luật bậc 1

    Lâm Đồng, Việt Nam
    Tham gia:14/11/2010
    Tổng số bài viết (4608)
    Số điểm: 88510
    Cảm ơn: 1530
    Được cảm ơn 1982 lần


    Chào mọi người, mình cũng xin tham gia nhé!

    Đầu tiên mình đồng ý với
    julio_nido

    Trong một số trường hợp, không nhất thiết phải là cá nhân, tổ chức mới được xem là chủ thể của mọi hành vi vi phạm pháp luật.

    Không phải cá nhân nào cũng là chủ thể của mọi tôi phạm, mà chỉ có những cá nhân có năng lực chủ thể theo pháp định, thì họ mới là chủ thể của tội phạm đó.

    Ví dụ:
     
    Điều 115.  Tội giao cấu với trẻ em  

    1.  Người nào đã thành niên mà giao cấu với trẻ em từ đủ 13 tuổi đến dưới 16 tuổi, thì bị phạt tù từ một năm đến năm năm.

    2.  Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ ba năm đến mười năm:

    a) Phạm tội nhiều lần;

    b) Đối với nhiều người;

    c) Có tính chất loạn luân;

    d) Làm nạn nhân có thai;

    đ) Gây tổn hại cho sức khoẻ của nạn nhân mà tỷ lệ thương tật từ 31% đến 60%.

    3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ bảy năm đến mười lăm năm:

    a) Gây tổn hại cho sức khoẻ của nạn nhân mà tỷ lệ thương tật từ 61% trở lên;

    b) Biết mình bị nhiễm HIV mà vẫn phạm tội.

    Như vậy, chủ thể của tội này là người đã thành niên

    Nếu như người chưa đủ 18 tuổi, mà giao cấu với em 14 tuổi thì không phạm tội.

    Như vậy trường hợp Cá nhân,tổ chức là chủ thể của mọi vi phạm pháp luật là nhận định sai.

    Trân trọng!

    Cập nhật bởi BachThanhDC ngày 09/03/2011 06:24:06 PM

    "Sông có thể cạn, núi có thể mòn_Song chân lý không bao giờ thay đổi"

     
    Báo quản trị |  
  • #88315   15/03/2011

    xuancan88
    xuancan88

    Sơ sinh

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:15/03/2011
    Tổng số bài viết (1)
    Số điểm: 5
    Cảm ơn: 2
    Được cảm ơn 0 lần


    vay cho hỏi QQ: theo Q thì tổ chức ko fải là chủ thể của luật hình sự được ,vậy thì sao lại gọi tổ chức tội phạm? emoticon thank
    Cập nhật bởi xuancan88 ngày 15/03/2011 12:54:18 AM
     
    Báo quản trị |  
  • #88371   15/03/2011

    QuyetQuyen945
    QuyetQuyen945
    Top 50
    Male
    Lớp 11

    Quảng Trị, Việt Nam
    Tham gia:28/10/2010
    Tổng số bài viết (1229)
    Số điểm: 15298
    Cảm ơn: 371
    Được cảm ơn 490 lần


    Chào bạn !

    QQ xin khẳng định lại rằng trong  luật Hình sự Việt Nam chỉ có cá nhân mới phải chịu trách nhiệm hình sự thôi, còn tổ chức thì không phải chịu trách nhiệm hình sự.

    "tổ chức phạm tội" ở đây được hiểu là các bang, hội thực hiện hành vi vi phạm pháp luật mà trong luật hình sự thì nó được hiểu đó là các trường hợp phạm tội có tổ chức. Và khi tiến hành truy cứu trách nhiệm hình sự thì mỗi cá nhân phải tự chịu trách nhiệm trước những hành vi của mình. Khi tuyên án thì Tòa sẽ tuyên mức án đối với từng cá nhân cụ thể chứ không phải là tuyên cho cả tổ chức.

    thân!
    Cập nhật bởi QuyetQuyen945 ngày 15/03/2011 12:38:37 PM
     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn QuyetQuyen945 vì bài viết hữu ích
    xuancan88 (15/03/2011)
  • #88633   16/03/2011

    songvu
    songvu
    Top 100
    Lớp 4

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:01/08/2009
    Tổng số bài viết (780)
    Số điểm: 5036
    Cảm ơn: 393
    Được cảm ơn 234 lần


    Mình đồng ý với quan điểm của QuyetQuyen . Nhận định trên là #c00000;">SAI. Lấy ví dụ như bạn QQ đã đưa ra là rõ ràng, ngắn gọn nhất.
     @xuancan: "tổ chức tội phạm" , ta có thể hiểu nó dành chỉ những kẻ phạm tội có tổ chức, tức tụi nó có kẻ cầm đầu, có sự bàn bạc vạch ra kế hoạch phạm tội cụ thể, có chủ đích rõ ràng và cùng liên kết với nhau thực hiện hành vi phạm tội nào đó. Nó không phải được hiểu theo hướng " 1 tổ chức" (cơ quan nhà nước, lực lượng vũ trang.....)
     
    Báo quản trị |  
  • #88660   16/03/2011

    Unjustice
    Unjustice
    Top 50
    Lớp 10

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:18/06/2010
    Tổng số bài viết (1336)
    Số điểm: 14997
    Cảm ơn: 152
    Được cảm ơn 1057 lần


    Chào mọi người,

    Phạm tội có tổ chức khác xa với tổ chức tội phạm.

    Có thể hai người bàn bạc với nhau đi ăn cướp hoặc ăn trộm, lên kế hoạch phân công công việc cho mỗi người cụ thể rõ ràng đó đã được xem là phạm tội có tổ chức. Nhưng không thể xem đó là một tổ chức tội phạm

    Để là một tổ chức tội phạm thì đó phải là một nhóm người được tổ chức chặt chẽ, có qui củ dưới một hình thức cụ thể như bang, hội, công ty, băng đảng ... và quan trọng là tổ chức đó phải được thành lập với mục đích chính là thực hiện các hành vi tội phạm (như buôn ma túy, bảo kê mại dâm, sòng bài hoạt động bất hợp pháp, buôn lậu).

    Pháp luật hình sự VN chưa có chế định này nên có một số tội liên quan đến chế định này chưa được qui định trong BLHS hiện hành ví dụ như tội thành lập hoặc tham gia tổ chức tội phạm, xem hành vi phạm tội bởi tổ chức tội phạm là tình tiết tăng nặng...

    Bàn rộng ra trên thế giới còn có khái niệm tổ chức mafia mà chúng ta thường thấy trên báo chí. Tổ chức mafia là một tổ chức tội phạm, nhưng nguy hiểm hơn là nó dùng tiền bạc, sức mạnh của mình để điều khiển sai khiến các cán bộ trong bộ máy nhà nước để phục vụ cho lợi ích của tổ chức. Đây là hình thức tổ chức tội phạm nguy hiểm nhất mà mọi quốc gia đều phải cố gắng phòng ngừa.

    Thân.
    Cập nhật bởi Unjustice ngày 16/03/2011 05:28:47 PM

    Luật được sinh ra để phục vụ con người chứ không phải để cai trị.

     
    Báo quản trị |  
  • #88664   16/03/2011

    QuyetQuyen945
    QuyetQuyen945
    Top 50
    Male
    Lớp 11

    Quảng Trị, Việt Nam
    Tham gia:28/10/2010
    Tổng số bài viết (1229)
    Số điểm: 15298
    Cảm ơn: 371
    Được cảm ơn 490 lần


    Anh Hải thân!

    Em đồng ý với anh ở chổ là không nên đồng nhất giữa tổ chức phạm tội và tội phạm có tổ chức, những phân tích ở trên của anh là phù hợp. Nhưng trong luật hình sự Việt Nam thì không có thuật ngữ tổ chức phạm tội và nó không thể là chủ thể của luật hình sự vì thế chúng ta có thể hiểu 2 khái niệm này như nhau, đến khi luật có sự thay đổi thì sẽ có sự phân định rõ ràng.

    Thân!
    Cập nhật bởi QuyetQuyen945 ngày 16/03/2011 06:33:13 PM
     
    Báo quản trị |  
  • #88706   16/03/2011

    maidieuthuyk09
    maidieuthuyk09

    Chồi

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:29/12/2010
    Tổng số bài viết (40)
    Số điểm: 1100
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 1 lần


    Nhân định này là sai. Giải thích thì cũng đã khá rõ rồi.
    Còn vấn đề phạm tôi có tổ chức và tổ chức phạm tôi thì anh QQ nên cẩn thân lại hơn nhé. Em thấy anh lý luân vây dễ bị chém lắm đấy.
    Cập nhật bởi maidieuthuyk09 ngày 16/03/2011 11:05:23 CH

    Những công việc ở ngày trước mặt ta phải coi là quan trọng nhất, và đừng bận tâm tới những công việc còn mờ mờ từ xa

    Cuộc sống là không chờ đợi!

     
    Báo quản trị |  
  • #89792   22/03/2011

    kienanls
    kienanls
    Top 100
    Male
    Lớp 3

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:02/01/2008
    Tổng số bài viết (687)
    Số điểm: 4065
    Cảm ơn: 2
    Được cảm ơn 203 lần


    Chào bạn.

    Câu hỏi của bạn là dạng câu hỏi đúng hoặc sai.

    Nên chỉ cần có một trường hợp được chứng minh là sai thì nhận định đó được xem là sai.
    Về vấn đề sai trong câu nhận định do bạn đã nêu, có rất nhiều bài phân tích ở trên,  nên có thể kết luận.
    Nhận định: " Cá nhân,tổ chức là chủ thể của mọi vi phạm pháp luật" là một nhận định sai.

    Thân.

    Tại TP Hồ Chí Minh

    CÔNG TY LUẬT MINH MẪN

    02 Hoa Phượng - Phường 02 - Quận Phú Nhuận - Tp Hồ Chí Minh

    Tổng đài tư vấn: 1900585847 - DD: 0902078630

    Website: www.luatminhman.net Email: vanphong@luatminhman.net

    ------------------------------------------------------------------------------------

    Tại Bạc Liêu

    CÔNG TY LUẬT KAO KIẾN

    87 Bà Triệu - Phường 03 -TP Bạc Liêu - Tỉnh Bạc Liêu

    Website: www.luatkaokien.com.vn Email: luatkaokien@gmail.com

     
    Báo quản trị |  
  • #183202   05/05/2012

    chaule_09
    chaule_09

    Female
    Sơ sinh

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:13/04/2011
    Tổng số bài viết (23)
    Số điểm: 430
    Cảm ơn: 17
    Được cảm ơn 0 lần


    1. Các bác hơi sa đà vào phần tội phạm rồi, ở đây họ hỏi là VPPL mà. Tội phạm là một VPPL nhưng VPPL lại không hẳn là tội phạm mà vì VPPL hình sự (sẽ được gọi là tội phạm), nhưng còn có VPPL về hành chính, về dân sự...!

    2. Nhận định: " Cá nhân,tổ chức là chủ thể của mọi vi phạm pháp luật" mình nên xem nó có trường hợp nào ngoại lệ không thôi.


    3. Theo mình thì thế này. Câu nhận định này sai: vì theo định nghĩa của VPPL :
    Vi phạm pháp luật Là hình vi trái pháp luật xâm hại các quan hệ xã hội được pháp luật bảo vệ dó các chủ thể có năng lực hành vi thực hiện một cách cố ý hoặc vô ý gây hậu quả thiệt hại cho xã hội.

    VD : Một em bé 6 tuổi hoặc một người điên đốt cháy nhà người khác thì đó là hành vi trái pháp luật, nhưng không phải là vi phạm pháp luật vì thiếu yếu tố năng lực trách nhiệm pháp lý.
    Cập nhật bởi chaule_09 ngày 05/05/2012 09:17:29 SA bổ sung câu trả lời
     
    Báo quản trị |  
  • #307620   20/01/2014

    thu_bibi
    thu_bibi

    Sơ sinh

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:10/11/2013
    Tổng số bài viết (4)
    Số điểm: 110
    Cảm ơn: 16
    Được cảm ơn 1 lần


    SAI.

    ví dụ quan hệ hôn nhân gia đình không có sự tham gia của tổ chức. 

     
    Báo quản trị |  
  • #307629   20/01/2014

    ntdieu
    ntdieu
    Top 10
    Male
    Dân Luật bậc 1

    Đồng Nai, Việt Nam
    Tham gia:11/02/2009
    Tổng số bài viết (14972)
    Số điểm: 100055
    Cảm ơn: 3515
    Được cảm ơn 5369 lần


    Quan hệ hôn nhân gia đình sự tham gia của tổ chức, chẳng hạn UBND cấp giấy đăng ký kết hôn, tòa án là nơi ly hôn, ....

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn ntdieu vì bài viết hữu ích
    thu_bibi (21/01/2014)
  • #530675   11/10/2019

    Khuongnhuong
    Khuongnhuong

    Sơ sinh

    Sơn La, Việt Nam
    Tham gia:02/03/2019
    Tổng số bài viết (1)
    Số điểm: 5
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 1 lần


    Người phạm tội là người từ đủ tuổi thành niên

    đúng hay sai tại sao

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn Khuongnhuong vì bài viết hữu ích
    ThanhLongLS (12/10/2019)