Bài tập 1:
Điều khoản giải quyết tranh chấp các bên thỏa thuận: “Khi bên bán (VN) kiện bên mua (TQ) sẽ giải quyết tại Trung tâm trọng tài quốc tế Singapore theo quy tắc tố tụng của Trung tâm này, Luật áp dụng là CISG 1980, PICC và pháp luật Trung quốc; Khi bên mua kiện bên bán sẽ giải quyết tại Trung tâm Trọng tài Quốc tế VN bên cạnh VCCI theo quy tắc tố tụng của Trung tâm này, Luật áp dụng là CISG 1980, PICC và pháp luật Việt Nam”. Thỏa thuận như vậy có được không? Nguy cơ rủi ro cho các bên là gì? Cần thỏa thuận lại ra sao?
Trả lời:
- Các bên hoàn toàn có thể thỏa thuận như vậy vì hợp đồng là thỏa thuận giữa các bên miễn sao không trái pháp luật và đạo đức xã hội.
Nguy cơ rủi ro cho các bên:
- Thứ nhất khi thỏa thuận bên bán VN kiện bên mua là TQ mà chọn trung tâm trọng tài thương mại quốc tế Singapo và áp dụng luật TQ như vậy sẽ rất bất lợi cho bên VN (bất lợi về chi phí, khi chọn trọng tài quốc tế tại singapo thì muốn thắng chúng ta phải thuê luật sư thật sự giỏi mà giá thuê luật sư cao cộng với chi phí đi lại nữa nên rất tốn kém…Mặc khác, bên VN lại không nắm rõ luật TQ nên việc hiểu và chứng minh trước trọng tài là rất khó khăn gây bất lợi cho mình, rất dễ thua kiện.)
- Thứ 2, ngược lại khi bên mua kiện bên bán mà kiện tại trung tâm trọng tài tại Việt Nam thì lại bất lợi cho bên Trung Quốc vì lúc này họ sẽ phải tốn chi phí qua Việt Nam để giải quyết vụ việc, mặc khác bên TQ cũng không nắm rõ luật VN nên sẽ bất lợi cho họ.
+ Thỏa thuận lại: Để đôi bên cùng có lợi thì có 1 giải pháp dung hòa như sau:
Có thể chọn trung tâm trọng tài nước thứ 3 ( như: trọng tại TMQT singapore )và điều khoản luật áp dụng theo CISG 1980 (HĐ mua bán hàng hóa của ICC( ICC số 738E năm 2013; Mẫu HĐ cho DN nhỏ của ITC): “ Những vấn đề liên quan đến HĐ này nếu chưa quy định sẽ được điều chỉnh bởi CISG 1980 của LHQ, vấn đề mà CISG không quy định sẽ do PICC của UNIDROIT 2004 điều chỉnh, nếu những vấn đề mà PICC không điều chỉnh sẽ giải quyết theo luật quốc gia (Bên bán có trụ sở/ Mua/ Bên thứ ba).
Bài tập 2:
Các bên thỏa thuận: “Mọi tranh chấp phát sinh từ hoặc liên quan đến hợp đồng này sẽ được giải quyết bằng trọng tài tại Trung tâm Trọng tài thương mại”. Thỏa thuận này có điều gì bất ổn? So với việc các bên không thỏa thuận gì về điều khoản giải quyết tranh chấp thì sao? Nên thỏa thuận điều khoản giải quyết tranh chấp ra sao để đảm bảo tính pháp lý và hạn chế bất lợi cho các bên.
Trả lời:
- Điều bất ổn:
1.Chưa nêu rõ tên trọng tài thương mại ở quốc gia nào có thẩm quyền giải quyết. Vì có rất nhiều trung tâm trọng tài ở nhiều quốc gia khác nhau, nếu không ghi rõ tên trung tâm trọng tài thương mại thì khi tranh chấp xảy ra sẽ không có cơ quan trọng tài nào có thể giải quyết tranh chấp. Mặt khác khi các bên đã thỏa thuận đưa ra trọng tài để giải quyết thì khi nộp đơn yêu cầu giải quyết sẽ bị tòa án trả lại đơn.
2. Chưa thỏa thuận Luật áp dụng trong giải quyết tranh chấp bằng trọng tài này là luật bên nào: luật bên bán , bên mua hay luật của 1 nước trung gian…Nếu không thỏa thuận chọn luật nước nào thì khi xảy ra tranh chấp rất khó giải quyết và bên nào cũng muốn chọn luật có lợi cho mình. Một giải pháp để dung hòa là chọn theo Công ướcviên 1980 của Liên hợp quốc.
- So với việc các bên không thỏa thuận gì về điều khoản giải quyết tranh chấp thì nó cũng mang tính rủi ro và bất lợi không kém cho các bên. Tuy nhiên, nó vẫn đỡ hơn, vì khi không thỏa thuận gì thì có tranh chấp xảy ra Tòa án sẽ giải quyết. Còn việc xác định tòa nào có thẩm quyền giải quyết sẽ dựa vào hợp đồng cụ thể.
++ Để đảm bảo tính pháp lý và hạn chế bất lợi cho các bên nên thỏa thuận điều khoản giải quyết tranh chấp như sau:
+ Nếu chọn trọng tài để giải quyết thì:
-
Nêu rõ tên trọng tài thương mại ở quốc gia nào có thẩm quyền giải quyết
-
Luật áp dụng trong giải quyết tranh chấp bằng trọng tài trong trường hợp hợp đồng giữa thương nhân Việt Nam và thương nhân nước ngoài- luật bên bán , luật bên mua hay luật quốc tế.
+ Nếu không muốn đưa ra giải quyết tại trọng tài thì không ghi sẽ chọn trọng tài để tránh bị tòa án từ chối giải quyết mà phải ghi rõ là nếu xảy ra tranh chấp thì sẽ đưa ra giải quyết tại tòa án cụ thể.