Luật phòng, chống tác hại thuốc lá và Thông tư05/2013/TTLT-BYT-BCT hướng dẫn ghi/in nhãn bao bì thuốc lá chính thức có hiệu lực từ ngày 01/5/2013. Hình ảnh nhãn bao bì thuốc lá tác động mạnh, tạo cảm giác ghê rợn khi tiếp cận.
Cảnh báo chứ chưa giáo dục
|
Tuy nhiên hình ảnh đó chỉ có ‘giá trị’ đối với những người ... không hút thuốc. Đối với người hút thuốc, trẻ nhỏ (chưa đủ nhận thức) gần như không mấy tác dụng. Một số người khác nghiện thuốc ‘nhìn thấy ớn’ đã chuẩn bị sẵn một ... bao khác tự chế thật xịn, đẹp mắt để mua thuốc điếu bỏ vào bao tự chế hút cho ngon cái miệng.
Thế là, bao thuốc lá của nhà sản xuất trở nên dư thừa, gây lãng phí cho xã hội; nhãn mác bao bì in theo quy định trở nên vô dụng, mục đích cảnh báo không còn hiệu quả. Không ít người dù biết tác hại của thuốc lá, nhưng vì cái tác hại đó diễn ra từ từ, lâu dài trong cả đời người nên họ vẫn cho rằng ‘có sao đâu’! Hút thôi…
Theo điều tra toàn cầu về người hút thuốc lá, thế giới có khoảng 1,3 tỷ người hút thuốc lá, trong đó có tới 84% số người hút thuốc lá sống tại các nước đang phát triển.
|
Hình ảnh có chuyển tải đúng thực tế? |
Việt Nam là quốc gia đứng thứ 15 có số lượng người sử dụng thuốc lá cao nhất thế giới. Tỷ lệ đang hút thuốc lá, thuốc lào hiện nay (tổng dân số từ 15 tuổi trở lên) là 23,8% tương đương 15,3 triệu người, trong đó, tỷ lệ hút thuốc lá điếu là 19,9% (khoảng 12,8 triệu người), tỷ lệ hút thuốc lào là 6,4% (khoảng 4,1 triệu người), còn lại là tỷ lệ sử dụng các dạng thuốc lá khác. Trong số người trưởng thành, tỷ lệ hút thuốc lá ở nam giới là 47,4% và ở nữ giới là 1,4%. Nhóm tuổi có tỷ lệ hút thuốc lá cao nhất là trong độ tuổi lao động (từ 25 đến 50 tuổi). Tỷ lệ hút thuốc lá ở nông thôn cao hơn so với thành thị, người nghèo có tỷ lệ hút thuốc lá cao hơn người giàu. Thanh thiếu niên bắt đầu sử dụng thuốc lá sớm và dễ dàng tiếp cận thuốc lá.
Đối với người hút thuốc lá thụ động: tỷ lệ bị phơi nhiễm với khói thuốc lá tại nhà là 67,6% và tại nơi làm việc là 49,0%. Đặc biệt, tỷ lệ phơi nhiễm với khói thuốc lá ở nhà của phụ nữ gần 70%, của trẻ em gần 50%.
Xem ra giải pháp tối ưu trước mắt là nâng giá thuốc lên một con số “sốc” mới có tác dụng hạn chế.
Cập nhật bởi nonsong ngày 30/05/2013 02:05:53 CH
Cập nhật bởi nonsong ngày 30/05/2013 11:29:16 SA