Nhạc chế có vi phạm quyền tác giả hay không?

Chủ đề   RSS   
  • #592192 06/10/2022

    xuanuyenle
    Top 25
    Dân Luật bậc 1

    Vietnam
    Tham gia:02/08/2022
    Tổng số bài viết (2349)
    Số điểm: 81119
    Cảm ơn: 84
    Được cảm ơn 1697 lần


    Nhạc chế có vi phạm quyền tác giả hay không?

    Vừa qua, nền tảng mạng xã hội ngày càng phát triển, một câu nói, một bài hát hay thậm chí chỉ 1 câu hát cũng có thể trở nên viral. Việc hát nhạc chế cũng từ đó mà gặp nhiều trái chiều hơn khi có người đồng tình và người không. Một phần cho rằng đó chỉ là những lời nhạc vui vẻ giải trí, một phần lại cho rằng mất đi ý nghĩa của bài hát, phá nát giá trị ban đầu, vi phạm quyền tác giả? Vậy quy định của pháp luật về vấn đề này như thế nào? Nhạc chế có vi phạm quyền tác giả hay không?

    Các loại hình tác phẩm được bảo hộ quyền tác giả

    Các loại hình tác phẩm được bảo hộ quyền tác giả được quy định tại Điều 14 Luật Sở hữu trí tuệ 2005 được sửa đổi, bổ sung bởi Luật sở hữu trí tuệ 2009 như sau:

    Các loại hình tác phẩm được bảo hộ quyền tác giả

    (1) Tác phẩm văn học, nghệ thuật và khoa học được bảo hộ bao gồm:

    - Tác phẩm văn học, khoa học, sách giáo khoa, giáo trình và tác phẩm khác được thể hiện dưới dạng chữ viết hoặc ký tự khác;

    - Bài giảng, bài phát biểu và bài nói khác;

    - Tác phẩm báo chí;

    - Tác phẩm âm nhạc;

    - Tác phẩm sân khấu;

    - Tác phẩm điện ảnh và tác phẩm được tạo ra theo phương pháp tương tự (sau đây gọi chung là tác phẩm điện ảnh);

    - Tác phẩm tạo hình, mỹ thuật ứng dụng;

    - Tác phẩm nhiếp ảnh;

    - Tác phẩm kiến trúc;

    - Bản họa đồ, sơ đồ, bản đồ, bản vẽ liên quan đến địa hình, kiến trúc, công trình khoa học;

    - Tác phẩm văn học, nghệ thuật dân gian;

    - Chương trình máy tính, sưu tập dữ liệu.

    nhac-che

    (2) Tác phẩm phái sinh chỉ được bảo hộquy định tại khoản 1 Điều 14 nếu không gây phương hại đến quyền tác giả đối với tác phẩm được dùng để làm tác phẩm phái sinh.

    Theo đó, tác phẩm âm nhạc là đối tượng được bảo hộ quyền tác giả theo quy định nêu trên.

    Theo hướng dẫn tại Điều 10 Nghị định 22/2018/NĐ-CP, tác phẩm âm nhạc là tác phẩm được thể hiện dưới dạng nhạc nốt trong bản nhạc hoặc các ký tự âm nhạc khác hoặc được định hình trên bản ghi âm, ghi hình có hoặc không có lời, không phụ thuộc vào việc trình diễn hay không trình diễn.

    Viết lại lời bài hát có vi phạm bản quyền không?

    Quyền tác giả được bảo hộ bao gồm quyền tài sản và quyền nhân thân. Việc viết lại lời bài hát dựa trên tác phẩm âm nhạc đã công bố là việc sử dụng quyền tài sản của chủ sở hữu quyền tác giả, cụ thể là khai thác tác phẩm âm nhạc này làm tác phẩm phái sinh.

    Thời hạn bảo hộ đối với quyền tác giả của tác phẩm âm nhạc theo điểm b khoản 2 Điều 27 Luật Sở hữu trí tuệ 2005 sửa đổi, bổ sung 2009 là suốt cuộc đời tác giả và 50 năm tiếp theo năm tác giả chết.

    Trường hợp tác phẩm có đồng tác giả thì thời hạn bảo hộ chấm dứt vào năm thứ 50 năm sau năm đồng tác giả cuối cùng chết.

    Theo khoản 8 Điều 4 Luật Sở hữu trí tuệ 2005 sửa đổi 2009, tác phẩm phái sinh là tác phẩm dịch từ ngôn ngữ này sang ngôn ngữ khác, tác phẩm phóng tác, cải biên, chuyển thể, biên soạn, chú giải, tuyển chọn.

    Có thể thấy, viết lại lời bài hát là việc sử dụng tác phẩm âm nhạc đã có để phóng tác - phỏng theo nội dung của một tác phẩm mà viết lại thành một tác phẩm khác theo một yêu cầu nhất định.

    Khi tổ chức, cá nhân muốn sử dụng một tác phẩm âm nhạc đang trong thời hạn bảo hộ để viết lại lời mới mà không xin phép chủ sở hữu quyền tác giả và trả tiền nhuận bút, thù lao cho chủ sở hữu quyền tác giả. 

    Nếu làm tác phẩm phái sinh mà không được phép của tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả thì đây là hành vi xâm phạm quyền tác giả theo Khoản 7 Điều 28 Luật Sở hữu trí tuệ 2005:

    Làm tác phẩm phái sinh mà không được phép của tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả đối với tác phẩm được dùng để làm tác phẩm phái sinh, trừ trường hợp quy định tại điểm i khoản 1 Điều 25 của Luật Sở hữu trí tuệ 2005.

    Còn nếu thời hạn bảo hộ tác phẩm đã hết, tổ chức, cá nhân khác có thể sử dụng tác phẩm này mà không cần phải xin phép và trả tiền nhuận bút, thù lao đối với chủ sở hữu quyền tác giả.

    Do đó, khi có nhu cầu viết lại lời bài hát thì các tổ chức, cá nhân nên liên hệ với tác giả để xin phép và trả tiền nhuận bút, thù lao (nếu cần).

     
    1122 | Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn xuanuyenle vì bài viết hữu ích
    ThanhLongLS (06/10/2022)

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #592196   06/10/2022

    chaann
    chaann
    Top 200
    Lớp 2

    Vietnam --> Hồ Chí Minh
    Tham gia:08/06/2022
    Tổng số bài viết (404)
    Số điểm: 3485
    Cảm ơn: 1
    Được cảm ơn 51 lần


    Nhạc chế có vi phạm quyền tác giả hay không?

    Cảm ơn những chia sẻ hữu ích của tác giả. Theo quy định của pháp luật thì hành vi chế nhạc được xem là hành vi vi phạm pháp luật về quyền tác giả nếu người chế nhạc chưa xin phép và được sự đồng ý của tác giả.

     
    Báo quản trị |  
  • #592211   06/10/2022

    Nhạc chế có vi phạm quyền tác giả hay không?

    Cảm ơn thông tin bài viết của bạn. Hành vi làm nhạc chế lại có thể sẽ bị xâm phạm nghiêm trọng tới quyền nhân thân của tác giả đó là “quyền bảo vệ sự toàn vẹn của tác phẩm, không cho người khác sửa chữa, cắt xén hoặc xuyên tạc tác phẩm dưới bất kỳ hình thức nào gây phương hại đến danh dự và uy tín của tác giả’’. Mỗi bản nhạc, phần lời và nhạc luôn gắn chặt vào nhau, mang cảm hứng trọn vẹn của tác giả và có giá trị thẩm mỹ riêng. Nếu chế lời để xuyên tạc, bóp méo ca khúc đó thì không chỉ vi phạm quyền tác giả mà còn vi phạm nguyên tắc đạo đức, hạ thấp cảm thụ thẩm mỹ âm nhạc.

     

     
    Báo quản trị |  
  • #592241   07/10/2022

    nguyenthikimdung2000
    nguyenthikimdung2000
    Top 500
    Lớp 1

    Vietnam --> Hồ Chí Minh
    Tham gia:16/08/2022
    Tổng số bài viết (241)
    Số điểm: 2480
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 67 lần


    Nhạc chế có vi phạm quyền tác giả hay không?

    Cảm ơn những thông tin bạn đã chia sẻ, mình xin bổ sung như sau: Chế nhạc đang trở thành một trào lưu đối với nhiều người hiện nay, đặc biệt là giới trẻ. Bất kể vấn đề, sự kiện gì có tính thời sự… người ta đều có thể chế nhạc để diễn đạt, miêu tả với mục đích cổ vũ, chia sẻ hoặc giễu nhại.

     

     
    Báo quản trị |  
  • #592269   08/10/2022

    nguyenhuuvi98
    nguyenhuuvi98
    Top 500
    Lớp 1

    Vietnam
    Tham gia:03/08/2022
    Tổng số bài viết (240)
    Số điểm: 2725
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 48 lần


    Nhạc chế có vi phạm quyền tác giả hay không?

    Cảm ơn chia sẻ của tác giả. Nhạc chế hiện nay rất phổ biến, bên cạnh các nội dung nhạc chế có hướng tích cực thì có rất nhiều bài nhạc chế được tạo ra với mục đích chế giễu, đùa cợt trên mạng xã hội. Những bài hát này không đúng với thuần phong mỹ tục nước ta, ảnh hưởng lớn đến bộ phẩn trẻ em. Do đó, cần phải có chế tài xử phạt nặng những cá nhân sáng tác những bài hát chế để răn đe, hạn chế làm biến tướng bản chất của bài hát.

     
    Báo quản trị |  
  • #592308   10/10/2022

    phantrungnghia99
    phantrungnghia99
    Top 200
    Lớp 3

    Vietnam --> Hồ Chí Minh
    Tham gia:27/02/2022
    Tổng số bài viết (459)
    Số điểm: 4650
    Cảm ơn: 5
    Được cảm ơn 64 lần


    Nhạc chế có vi phạm quyền tác giả hay không?

    Cảm ơn những chia sẻ của tác giả, 
    Thực chất, những ca khúc nhạc chế được tồn tại như chuyện tiếu lâm với phương thức chủ yếu là truyền miệng, giúp tạo nên sự vui vẻ, hài hước. Nhiều ca khúc được chế lời và trở nên viral trên mạng xã hội. Rất nhiều ca khúc nhạc chế được các nghệ sỹ hài biến tấu tại các sân khấu kịch, game show, chương trình trình truyền hình.Những bản nhạc chế được sử dụng với bất cứ mục đích nào đều là hoạt động bất hợp pháp vì những ca khúc này sẽ không được cấp giấy phép biểu diễn. Và nếu không có sự đồng ý của tác giả thì đã vi phạm rồi
     
     
    Báo quản trị |  
  • #592336   10/10/2022

    Nhạc chế có vi phạm quyền tác giả hay không?

    Cảm ơn thông tin hữu ích mà tác giả chia sẻ. Có thể thấy, bất kỳ ai muốn sử dụng một tác phẩm âm nhạc đang trong thời hạn bảo hộ để viết lại lời mới (nói cách khác là làm nhạc chế) thì phải xin phép chủ sở hữu quyền tác giả và trả tiền nhuận bút, thù lao cho chủ sở hữu quyền tác giả. Trường hợp tổ chức, cá nhân sử dụng tác phẩm âm nhạc để viết lại lời mới mà không được sử cho phép của chủ sở hữu quyền tác giả sẽ bị xem là hành vi xâm phạm quyền tác giả và bị xử lý theo quy định của pháp luật Sở hữu trí tuệ.

     
    Báo quản trị |  
  • #592376   11/10/2022

    nguyenhoangvy15
    nguyenhoangvy15
    Top 500
    Lớp 2

    Vietnam --> Hồ Chí Minh
    Tham gia:30/08/2022
    Tổng số bài viết (271)
    Số điểm: 3398
    Cảm ơn: 13
    Được cảm ơn 59 lần


    Nhạc chế có vi phạm quyền tác giả hay không?

    Cảm ơn thông tin bạn đã chia sẻ. Dạo gần đây xuất hiện những bài nhạc chế trên các chương trình truyền hình, gameshow, tuy lên sóng truyền hình cần có tính giải trí lành mạnh, vui, có ý nghĩa nhưng có một số bài hát chế lại với lời lẽ nhảm nhí, tào lao, dung tục, không ý nghĩa. Có thể lời chế lại sẽ đem lại sự vui nhộn ngay lúc đó nhưng tác hại của nó với xã hội, nhất là trẻ em và thể hiện sự không tôn trọng công sức, tâm huyết của tác giả sáng tác bài hát gốc.

     
    Báo quản trị |