Đàn xã tắc?
Không mấy ai biết Đàn xã tắc là gì nếu không có các cuộc tranh luận (đúng hơn là tranh cãi) trong những ngày gần đây về quy hoạch đường Vành Đai I của Hà Nội.
Tại sao phải đến khi những di vật, di tích bị lấn sân bởi quy hoạch đô thị người ta mới để mắt đến!. Trước đó, những vấn đề thuộc về văn hóa dân tộc và truyền thống gần như bị bỏ qua một bên trong thời buổi cơm áo.
Như thường lệ mình sẽ kể một chuyện không liên quan mấy...
Có một anh đích thị nhà quê, một gã nhà quê lên tỉnh đầy triển vọng. Gã chấp nhận rời quê hương mà hắn hay nói là "iu dấu" để đi tìm một cuộc sống văn minh hơn nơi thành thị, hành lý đã đủ và gã bắt đầu đi.
Gã bắt đầu tập các thói quen của người thành phố, gã sài keo xịt tóc và nước hoa, gã muốn có thật nhiều tiền và quần áo đẹp, gã muốn đi bar và có một cô bồ thành phố. Nhưng những thứ trên thành phố ướm kiểu gì cũng không vừa vặn với hắn, nên bộ dạng của hắn rất nửa mùa. Vì sao vậy?
Trong lúc bắt nhịp với thành phố, vẻ hào nhoáng đã làm hắn choáng ngợp và đồng thời nỗi tự ti tỉnh lẻ quê mùa của hắn nổi lên. Gã muốn mình phải giàu có và hào nhoáng thật nhanh nên luôn có vẻ tất bật, hắn học hành và làm việc một cách hì hục. Trong lúc đó thì gã đã quên bẵng đi làng quê yêu dấu, bến nước con cò, những câu mẹ dạy qua lời hát ru.
Rút cuộc thì, gã vẫn là một thằng nhà quê, và khi hòa nhịp vào lối sống thành thì một cách "dục tốc bất đạt" như vậy gã trở nên khủng hoảng. Lúc này, gã lạc loài giữa 2 xứ sở. Thi thoảng trong lúc hứng chịu những " vết thương thành thị", gã chợt nhớ lại quê hương và ca ngợi vẻ thanh bình của đồng lúa, ca ngợi tuổi thơ bắt cá thả diều mà có lúc hắn từng mặc cảm về nó. Trong những lúc cao hứng hắn còn làm thơ để tưởng nhớ nữa. Nhưng đó chỉ là những phút chạnh lòng ngắn ngủi trong lúc hắn bị cuốn vào cuộc sống thị thành.
Gã nhà quê trên như con gà mắc tóc, hắn mất căn bản, mất gốc trên con đường đi lên thành phố nhưng thỉnh thoảng nhìn lại, hắn giật mình! Ôi quê hương gã đã từng có những điều đẹp đến thế sao.
Tình trạng của gã nhà quê đó ngẫm ra chẳng khác gì tình trạng phát triển Việt Nam. Những gì thuộc về văn hóa, truyền thống bị lãng quên, môn học lịch sử bị "thất sủng". Người ta còn bận quy hoạch cuộc đời riêng và mưu cầu danh lợi.
Rồi đến một ngày khi quy hoạch đô thị dẫm chân lên di vật, di tích văn hóa, người ta lại tranh cãi quá "nhiệt liệt".
Xem bài :
http://dantri.com.vn/xa-hoi/hiep-hoi-van-tai-thuc-khoi-cong-cau-vuot-qua-dan-xa-tac-722675.htm
http://luotbao.com/article/326639/gs_nguyen_van_hao_day_khong_phai_dan_xa_tac.html
http://www.baodatviet.vn/van-hoa/goc-nhin-van-hoa/201304/Khong-ngo-nguoi-ta-dam-xam-hai-dan-Xa-Tac-nhu-vay-2345939/
Cập nhật bởi themiracle ngày 25/04/2013 11:39:33 SA
title
cuted
pic