Nguyên tắc tranh tụng xét xử được đảm bảo

Chủ đề   RSS   
  • #426385 06/06/2016

    BuiTTUyen

    Sơ sinh

    Nghệ An, Việt Nam
    Tham gia:27/03/2016
    Tổng số bài viết (1)
    Số điểm: 20
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 0 lần


    Nguyên tắc tranh tụng xét xử được đảm bảo

    Ai có thể Giúp mình nêu Cơ sở pháp lý, Nội dung, Ý nghĩa của nguyên tắc này không???

     

     
    5805 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #426534   07/06/2016

    eyestorm
    eyestorm
    Top 500
    Male
    Lớp 2

    Tây Ninh, Việt Nam
    Tham gia:10/07/2013
    Tổng số bài viết (215)
    Số điểm: 3127
    Cảm ơn: 8
    Được cảm ơn 122 lần


    BuiTTUyen viết:

    Ai có thể Giúp mình nêu Cơ sở pháp lý, Nội dung, Ý nghĩa của nguyên tắc này không???

     

    - Hiến pháp năm 2013 có quy định: “Nguyên tắc tranh tụng trong xét xừ được đảm bảo” (khoản 5 Điều 163 Hiến pháp năm 2013)

    - Luật tổ chức toà án nhân dân 2014:  Điều 13. Bảo đảm tranh tụng trong xét xử

    "Nguyên tắc tranh tụng trong xét xử được bảo đảm. Tòa án có trách nhiệm bảo đảm cho những người tham gia tố tụng thực hiện quyền tranh tụng trong xét xử. Việc thực hiện nguyên tắc tranh tụng trong xét xử theo quy định của luật tố tụng."

    - Bộ luật tố tụng hình sự 2003Điều 222 quy định: “ Khi nghị án chỉ được căn cứ vào các chứng cứ và tài liệu đã được thẩm tra tại phiên tòa, trên cơ sở xem xét đầy đủ, toàn diện các chứng cứ, ý kiến của Kiểm sát viên, bị cáo, người bào chữa và người tham gia tố tụng khác tại phiên tòa”.

    - Bộ luật tố tụng hình sự 2015Điều 26. Tranh tụng trong xét xử được bảo đả 

    - Bộ luật tố tụng dân sự 2015Điều 24. Bảo đảm tranh tụng trong xét xử

     *Về nội dung của nguyên tắc này, bạn có thể tham khảo tại điều 26 BLTTHS 2015, ngoài ra mình thấy trên mạng cũng nhiều bài viết về vấn đề này nhưng có mở rộng phạm vi của nguyên tắc này ra không chỉ giới hạn tại Toà, vấn đề này vẫn còn là quan điểm, bạn xem thêm để đánh giá nha. 

    * Về ý nghĩa: (Ngắn gọn, và dĩ nhiên là cũng tuỳ thuộc quan điểm từng người :) ) Một phiên tòa tranh tụng sẽ buộc hoạt động của tất cả những chủ thể tham gia phiên tòa và các chủ thể tham gia giai đoạn trước phiên tòa sẽ phải “chuyên nghiệp” hơn. Sự hiện diện của nguyên tắc tranh tụng trong BLTTHS là cơ sở pháp lý quan trọng để các bên tranh tụng được bình đẳng với nhau trong việc thực hiện chức năng tranh tụng của mình và Toà án với chức năng xét xử là vị trọng tài vô tư, khách quan, điều khiển, quyết định kết quả của quá trình tranh tụng.

    Hãy theo đuổi sự ưu tứu, thành công sẽ theo đuổi bạn !

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn eyestorm vì bài viết hữu ích
    kathylam (08/06/2017)