Nguyên tắc “độc quyền sử dụng” trong pháp luật sở hữu trí tuệ

Chủ đề   RSS   
  • #464273 11/08/2017

    thaonguyen27
    Top 500
    Lớp 1

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:03/07/2017
    Tổng số bài viết (356)
    Số điểm: 2676
    Cảm ơn: 6
    Được cảm ơn 69 lần


    Nguyên tắc “độc quyền sử dụng” trong pháp luật sở hữu trí tuệ

    Khi tìm hiểu về pháp luật sở hữu trí tuệ chắc hắn ai cũng từng nghe nói tới nguyên tắc “độc quyền sử dụng” quyền sở hữu trí tuệ. Vậy nguyên tắc này là gì và nó có được áp dụng trong mọi trường hợp để bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ của chủ sở hữu không? Hãy cùng tìm hiểu sơ lược về nguyên tắc này nhé

    -  Nguyên tắc “độc quyền sử dụng” quyền sở hữu trí tuệ có nghĩa là chỉ có chủ sở hữu được phép sử dụng quyền sở hữu trí tuệ, nếu chủ thể khác muốn sử dụng thì phải có sự cho phép của chủ sở hữu.

    -  Nguyên tắc này không được áp dụng trong mọi trường hợp vì trong một số trường hợp, cơ quan nhà nước có thẩm quyền có thể cho phép một bên không phải chủ sở hữu được phép sử dụng quyền sở hữu trí tuệ đó mà không cần đến sự đồng ý của chủ sở hữu. Nguyên tắc này cân bằng lợi ích của chủ SHTT và lợi ích của xã hội là quy định về các trường hợp sử dụng tác phẩm không phải xin phép, không phải trả tiền nhuận bút, trả thù lao. Vấn đề này được quy định trong các điều ước quốc tế về quyền tác giả và trong pháp luật các nước. Ví dụ, Công ước Berne - điều ước quốc tế đa phương đầu tiên về quyền tác giả cũng quy định trong những trường hợp nhất định quốc gia thành viên có quyền quy định việc sao chép, trích dẫn, in lại, phát sóng lại….với mức độ phù hợp với thông lệ, không nhằm mục đích kinh doanh và không xâm hại tới việc khai thác bình thường tác phẩm, không gây thiệt hại bất hợp lý cho những quyền lợi hợp pháp của tác giả thì việc sử dụng đó không phải xin phép, không phải trả tiền bản quyền. Tổ chức, cá nhân sử dụng tác phẩm trong những trường hợp này phải thông tin về tên tác giả và nguồn gốc, xuất xứ của tác phẩm được sử dụng.

    Mục đích chủ yếu của việc bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ là để khuyến khích và tạo động lực cho các tiến bộ khoa học, kỹ thuật, nghệ thuật. Việc bảo vệ các quyền sở hữu trí tuệ nhằm cho phép chủ sở hữu được quyền khai thác tài sản trí tuệ của mình, ngăn cấm các hành vi sử dụng, sao chép, bắt chước mà không có sự đồng ý của chủ sở hữu và không có sự bồi hoàn xứng đáng cho họ. Tuy nhiên, pháp luật về sở hữu trí tuệ không chỉ bảo vệ lợi ích của chủ sở hữu mà còn bảo vệ cả lợi ích công cộng. Nếu lợi ích công cộng cần được bảo vệ lớn hơn lợi ích của chủ sở hữu thì nhà nước phải ưu tiên bảo vệ lợi ích công cộng. Do đó quyền sở hữu trí tuệ luôn bị giới hạn trong phạm vi, thời hạn nhất định và trong những trường hợp đặc biệt Nhà nước có quyền cấm hoặc hạn chế chủ sở hữu thực hiện quyền của mình hoặc buộc chủ sở hữu phải cho phép tổ chức, cá nhân khác sử dụng một hoặc một số quyền đó.

     
    5849 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận