Chào bạn. Đối với câu hỏi trên mình xin có ý kiến như sau:
Tổng số thu từ thuế, phí, lệ phí phải lớn hơn tổng số chi thường xuyên và góp phần tích lũy ngày càng cao vào chi đầu tư phát triển, trường hợp còn bội chi, thì số bội chi phải nhỏ hơn chi đầu tư phát triển, tiến tới cân bằng thu, chi ngân sách. Nguyên tắc này đã phân định ranh giới giữa chi đầu tư phát triển và chi thường xuyên, thể hiện sự thận trọng trong chính sách tài khóa của Việt Nam. Theo đó, các khoản thu thường xuyên được sử dụng để trang trải chi thường xuyên và một phần thu thường xuyên cùng với thu bù đắp được sử dụng để chi đầu tư phát triển. Trong đó, chi đầu tư phát triển nhưng phải đảm bảo được sự cân đối giữa chi đầu tư phát triển và chi thường xuyên, vì giữa chúng có mối quan hệ mật thiết với nhau trong chi tiêu công của nhà nước. Chi đầu tư phát triển là hoạt động cần thiết đối với sự phát triển kinh tế, xã hội của một quốc gia. Nó tạo ra những điều kiện cơ sở vật chất kỹ thuật cần thiết cho nền kinh tế, cũng từ đó kéo theo sự phát triển của nhiều lĩnh vực khác, đảm bảo các vấn đề xã hội của đất nước, giúp nhà nước thực hiện tốt chức năng và nhiệm vụ của mình. Vì vậy, chi đầu tư phát triển là vấn đề được Nhà nước ưu tiên trong xây dựng nguyên tắc cân đối ngân sách nhà nước.