Nguyên tắc bồi thường thiệt hại

Chủ đề   RSS   
  • #442114 21/11/2016

    nie_b

    Female
    Sơ sinh

    Quảng Bình, Việt Nam
    Tham gia:19/11/2016
    Tổng số bài viết (7)
    Số điểm: 140
    Cảm ơn: 1
    Được cảm ơn 0 lần


    Nguyên tắc bồi thường thiệt hại

    Mọi người có thể lấy cho mình ví dụ trong khoản 5 điều 585 nguyên tắc bồi thường thiệt hại theo BLDS 2015 được ko ?? "Bên có quyền, lợi ích bị xâm phạm không được bồi thường nếu thiệt hại xảy ra do không áp dụng các biện pháp cần thiết, hợp lý để ngăn chặn, hạn chế thiệt hại cho chính mình" 

     
    4323 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #442123   21/11/2016

    minhanh102
    minhanh102

    Female
    Sơ sinh

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:19/10/2016
    Tổng số bài viết (57)
    Số điểm: 465
    Cảm ơn: 4
    Được cảm ơn 19 lần


    Ví dụ: A đi mua quần áo tại cửa hàng ĐH, cửa hàng có bảo vệ trông xe nhưng có biển yêu cầu khách hàng là phải khóa cổ, kiểm tra chìa khóa trước khi vào mua đồ. Tuy nhiên do không để ý mà A đã quân không rút chìa khóa xe dẫn đến bị mất trộm

     
    Báo quản trị |  
  • #442189   21/11/2016

    nie_b
    nie_b

    Female
    Sơ sinh

    Quảng Bình, Việt Nam
    Tham gia:19/11/2016
    Tổng số bài viết (7)
    Số điểm: 140
    Cảm ơn: 1
    Được cảm ơn 0 lần


    cái này nghe có vẻ như nguyên tắc "khi bên bị thiệt hại có lỗi trong việc gây thiệt hại thì không được bồi thường thiệt hại do lỗi của mình gây ra" nhỉ. Lỗi ở đây như kiểu là lỗi vô ý ấy nhỉ

     

     
    Báo quản trị |  
  • #442190   21/11/2016

    hungmaiusa
    hungmaiusa
    Top 10
    Cao Đẳng

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:22/06/2013
    Tổng số bài viết (4119)
    Số điểm: 30115
    Cảm ơn: 963
    Được cảm ơn 1985 lần


    nie_b viết:

    Mọi người có thể lấy cho mình ví dụ trong khoản 5 điều 585 nguyên tắc bồi thường thiệt hại theo BLDS 2015 được ko ?? "Bên có quyền, lợi ích bị xâm phạm không được bồi thường nếu thiệt hại xảy ra do không áp dụng các biện pháp cần thiết, hợp lý để ngăn chặn, hạn chế thiệt hại cho chính mình" 

    Chào bạn.

    Tôi xin lấy ý của một bản án trong sách về "thiệt hại ngoài hợp đồng" của PGS - TS Đỗ Văn Đại  để trao đổi cùng bạn.

    Giả sử xe khách A gây tai nạn với xe khách B, lỗi của xe A, nên A phải bồi thường cho B.

    Trước đó, B có ký HĐ vận chuyển hàng cho C và B có đặt cọc số tiền là 5 triệu đồng để đảm bảo thực hiện đúng HĐ vận chuyển với C.

    B yêu cầu A bồi thường thiệt hại về số tiền đặt cọc bị mất, do xe của B bị tai nạn nên hư hỏng không thể thực hiện HĐ mà mất cọc.

    TA sẽ xem xét, trong thời gian đó B có "áp dụng các biện pháp cần thiết, hợp lý để ngăn chặn, hạn chế thiệt hại cho chính mình" như :

    - Nhờ, thuê xe khác để thực hiện HĐ vận chuyển cho C.

    - Cố gắng liên hệ với cơ quan công an để sớm lãnh xe ra để sửa và tiếp tục thực hiện HĐ với C.

    Nếu B bỏ mặt không làm gì cả thì yêu cầu bồi thường số tiền đặt cọc bị mất sẽ không được chấp nhận hoặc chỉ được chấp nhận ít hơn yêu cầu khởi kiện.

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn hungmaiusa vì bài viết hữu ích
    khoaluatTDTU (11/07/2018)