Ngụy quân tử đi giải quyết vấn đề tranh chấp Biển Đông.

Chủ đề   RSS   
  • #258829 03/05/2013

    nguyenkhanhchinh
    Top 10
    Male
    Dân Luật bậc 1

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:12/09/2011
    Tổng số bài viết (6840)
    Số điểm: 79446
    Cảm ơn: 1955
    Được cảm ơn 3776 lần


    Ngụy quân tử đi giải quyết vấn đề tranh chấp Biển Đông.

    Trong cuộc hội đàm mới đây của Ngoại trưởng hai nước Trung quốc và Indonesia, ngoại trưởng Trung quốc - ông Vương Nghị - cho biết Trung Quốc luôn sẵn sàng thảo luận COC, chúng tôi đã nhất trí với ASEAN rằng hai bên sẽ xây dựng một COC trên cơ sở đồng thuận. Trung Quốc mong muốn hòa bình và ổn định, đồng thời cam kết giải quyết hòa bình các tranh chấp lãnh thổ thông qua sự đồng thuận với các bên liên quan.

    Điệp khúc “muốn hòa bình và ổn định” của Trung Quốc được cả thế giới “chán ngấy” từ lâu, không riêng gì người dân Việt Nam. Nói một đường, làm một nẻo dường như là tố chất quan trọng của đội ngũ lãnh đạo Trung Quốc. Kiểu hành động “chiếc bánh bao và bàn tay sắt” để thiết lập cái gọi là “giải quyết hòa bình các tranh chấp lãnh thổ” đã không khơi lại niềm tin của các quốc gia khác.

    Sức mạnh kinh tế, quân sự, cùng với tham vọng và tính hiếu chiến; khó để Trung quốc đặt hai từ “đàm phán” lên bàn cân công lý. Một kẻ cướp tài sản của người khác rồi quay lại xoa dịu nổi đau của chủ tài sản bằng phương luận phù phiếm và bằng vũ lực, thì thiện chí nội tại trong “đàm phán” của người đó không có ý nghĩa. Xét về đạo đức, tư cách chủ quyền, Trung Quốc chẳng có gì để “đề xuất đàm phán”; quyền phán xét thuộc các quốc gia bị xâm phạm chủ quyền toàn vẹn lãnh thổ.

    Luật Biển Việt Nam, căn cứ pháp lý quan trọng, là minh chứng rõ nét về chủ quyền biển đảo đối với người dân Việt Nam. Nhưng “tính răn đe, phương thức đáp trả, giải quyết các vụ xâm phạm chủ quyền biển đảo” lại chưa đề cập một cách mạnh mẽ ngay từ đầu. Điều này dẫn đến một hệ lụy nguy hiểm khi Trung Quốc phớt lờ mọi thứ; biến những nỗ lực ngoại giao của Việt Nam cũng như các quốc gia khác thành tiếng kêu trong dĩ vãng.

    Cụm từ “đàm phán” đối với Trung Quốc chỉ đơn thuần là giải pháp “ngụy tâm”; một kiểu tâm xà khẩu phật mà thôi chứ chẳng có bất kỳ một thiện ý nào hướng về công lý. Vì vậy, đàm phán với một ngụy quân tử  về COC chỉ hao tổn tâm lực, hao tiền tốn của và mất thời gian chứ kết quả chẳng được gì.

    0917 313 339

     
    6940 | Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn nguyenkhanhchinh vì bài viết hữu ích
    spiderbean (27/05/2013)

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #259114   04/05/2013

    themiracle
    themiracle
    Top 500
    Male
    Lớp 3

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:22/03/2013
    Tổng số bài viết (261)
    Số điểm: 4057
    Cảm ơn: 287
    Được cảm ơn 268 lần


    Các nước Asean trên ván cờ biển Đông

    Hội nghị cấp cao Asean tại Brunei vừa qua đã được làm nóng bởi những tranh luận về chiến lược trên biển Đông. Tình hình căng thẳng trên biển đông không chỉ thách thức sự đồng thuận của khối Asean, mà còn làm nổi cộm cuộc chạy đua giữa Mỹ và Trung để dành thế tay trên ở khu vực.

    Nếu Cách lãnh đạo thực dụng lâu nay là chất keo gắn kết Asean và dẫn dắt khối này vượt qua được các vấn đề nan giải trong quá khứ., thì thất bại tại hội nghị Phrom Phenh năm ngoái đã cho thấy sự khác biệt và bất đồng đang gia tăng trong chính sách của các nước. Đây cũng là lần đầu tiên khối Asean không tìm được tiếng nói chung.

     

    Lợi ích khác biệt và bất đồng

     

    +Lập trường của Campuchia về biển Đông trong hội nghị Phrom Phenh năm ngoái được xem như một sự đồng thuận ngầm với Trung Quốc, Việt Nam bị Cambodia "đá" một vố khá đau.

     

    +Nhận thức rõ tình thế bên trong và ngoài khu vực, Philippines đã quyết định kiện Trung Quốc lên toàn án Liên Hiệp Quốc thay vì phụ thuộc vào khối Asean để đi đến bộ quy tắc ứng xử chung(COC) với Trung Quốc.

     

    +Quyết định của Philippines cho thấy Asean đang yếu đi trên bình diện là một khối thống nhất. Mâu thuẫn gia tăng khi tổng thống Benigno Aquino công khai chỉ trích Campuchia “phá hoại” lợi ích Asean khi nhượng bộ Trung Quốc. Indonesia đứng ra làm cầu nối cho bất đồng nhưng mâu thuẫn này đã ảnh hưởng sâu sắc đến sự gắn kết của khu vực.

     

    +Ba nước Indonesia, Malaysia, Singapore từng tạo nên thế kiềng 3 chân (MALSIDO) để tuần tra kiểm soát eo biển chiến lược Malacca. Tuy nhiên, không nước nào đề xuất những cuộc tuần tra chung tương tự trên biển Đông.

     

    +Các quốc gia có tranh chấp trực tiếp với Trung Quốc như Việt Nam, Phillipines rõ ràng muốn Asean thể hiện vai trò quyết định hơn nữa trong tranh chấp.

     

    +Quốc vương Brunei, ông Haji Hassanal Bolkiah cho biết Asian thống nhất giải quyết vấn đề biển đông trong không khí ôn hòa và khẩn trương hoàn thành COC.

       Brunei, chủ tịch hiện tại của Asean phụ thuộc khá lớn vào vai trò của Indonesia. Các nhà phân tích cho rằng chính sách ngoại giao của Brunei sẽ ưu tiên lợi ích của khu vực Asean, mặc dù nước này có giao thương khá lớn với Trung Quốc( ước tính khoảng 1,3 tỉ USD năm 2012).

     

    Chiêu bài của Trung Quốc và tính toán của các nước

     

    Trung Quốc đang áp dụng chiêu bài "chia để trị" với các nước Asean.

    Hai nước Cambodia và Malaysia được xem như 2 sân sau của Trung trong ván cờ biển Đông.

    Tất nhiên, Trung Quốc thừa biết Mỹ và các thế lực khác trong khu vực đang quan sát tình hình để có những nước đi chiến lược và không dại gì đẩy Asean vào tay những ông lớn này.

    Các nước khác biết rằng họ không được bỏ qua một yếu tố nào trong bài toán địa-chính trị phức tạp này, kể cả Trung Quốc. Nếu không có những nước đi khôn ngoan, leo thang trên biển Đông có thể làm phương hại đến hòa bình và phát triển kinh tế.

    Để thắng thế trên ván cờ biển Đông, các "ông lớn" trong khu vực như Indonesia phải lôi kéo các nước nhỏ như Brunei và cho các nước này thấy được lợi ích trong thế đối đầu (face-to-face) với Trung Quốc.

    Tuy nhiên, để Asean thành một khối gắn kết vẫn còn không ít cản trở.

    Myamar, một trong 2 đồng minh của Trung Quốc ở Đông Nam Á sẽ giữ chức chủ tịch Asean năm 2014.

    Phillipines lo ngại rằng nếu hội nghị Brunei không đi đến bước ngoặc với bộ quy tắc ứng xử COC, Asean sẽ bị bất lực trong tranh chấp biển Đông ít nhất đến năm 2015 và phải nhờ cậy vào Mỹ để bảo vệ quyền lợi.Mặc dù đã kiện lên tòa án Liên Hiệp Quốc, trong hội nghị vừa qua, Phillipines một lần nữa xác nhận cam kết ủng hộ các nỗ lực mang đến sự đồng thuận trong tình hình tranh chấp hiện nay.

    Trung Quốc vốn thiên về đối thoại song phương để "đối phó" riêng với từng nước (không bẻ đủa cả bó) nhưng cuối năm nay TQ sẽ tổ chức hội nghị với các bộ trưởng ngoại giao Asean 

    Thái Lan đã đề xuất cuộc họp trù bị giữa các bộ trưởng Asean để thống nhất nội bộ trước khi đàm phán với Trung Quốc và tình hình trên biển Đông trong thời gian tới sẽ phụ thuộc vào lãnh đạo của các nước.

    Hội nghị vừa qua tại Brunei chỉ mới có những bước khởi động để Asean xích lại gần nhau, nhưng là chưa đủ để mang lại MỘT NỀN HÒA BÌNH CÓ NGHĨA với Trung Quốc.

     

     

    Dịch lại bài "Asean reboots on South China Sea" trên AsiaTimes

     

    Câu hỏi đặt ra Việt Nam phải đi những nước nào trong ván cờ này?

     

    Cập nhật bởi themiracle ngày 04/05/2013 08:03:10 CH tt tt tt

    the uncertainty

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn themiracle vì bài viết hữu ích
    mydungpham91 (04/05/2013)
  • #261817   16/05/2013

    nguyenkhanhchinh
    nguyenkhanhchinh
    Top 10
    Male
    Dân Luật bậc 1

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:12/09/2011
    Tổng số bài viết (6840)
    Số điểm: 79446
    Cảm ơn: 1955
    Được cảm ơn 3776 lần


    Hắn lại lên tiếng nữa rồi, tên ngụy quân tử hôm trước đã ban hành một lệnh cấm đánh cá trong một số vùng biển thuộc chủ quyền biển của người khác. Hắn nói rằng từ 12h ngày 16/5 đến 12h ngày 01/8/2013, những ai ngoài hắn ra mon men đến vùng hắn cấm sẽ bị xử nặng.

    Hắn là tên ngụy quân tử chính cống, hắn chơi theo bài lấn dần, lấy thời hạn đó rồi sau đó cứ làm càn. Dần dần rồi tất cả cũng là của hắn.

    Hắn láo toét trước sự khiêm nhường, nhẫn nhịn, cam chịu của những người khác. Hắn đang quá mạnh mẽ, quá to lớn; hắn coi hắn như một con cá mập trong khi những người khác như những chú cá trích, cá chuồn vậy.

    Hắn là con cá mập, hắn to, hắn nhanh, hắn mạnh

    Cái mồm hắn leo lẽo nụ cười, khi nào cũng toát ra những từ mĩ miều, bay bướm, nào là sẵn sàng đàm phán, nào là hòa bình, nào là đủ thứ hay ho. Nhưng xem hành động của hắn kìa, sao giữa lời nói và hành động lại có một khoảng xa vời vợi như thế.

    Trong khi tất cả đang cố gắng thu xếp một giải pháp để đưa hắn trở lại làm người lương thiện; thì hắn lại cứ nghĩ người khác đang quỳ gối dưới chân mình. Hắn vô tình không biết hay cố tình không biết, nhưng với những sự phản ứng có phần quá mềm mỏng khiến cho hắn càng được nước cạnh khóe.

    Đối với tên Ngụy quân tử, tàu này quá nhỏ bé nên hắn cạnh khóe

    Dù đã có người gửi thông điệp rằng lệnh cấm của hắn là vô giá trị, nhưng trong thâm tâm ai cũng biết, đó chỉ là thông điệp mang tính "cho có" mà thôi. Thực tế thì hắn đã và sẽ áp đặt, và không ít người lại thiếu cá để ăn.

    Hắn là một tên ngụy quân tử!

    0917 313 339

     
    Báo quản trị |  
  • #264534   27/05/2013

    nguyenkhanhchinh
    nguyenkhanhchinh
    Top 10
    Male
    Dân Luật bậc 1

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:12/09/2011
    Tổng số bài viết (6840)
    Số điểm: 79446
    Cảm ơn: 1955
    Được cảm ơn 3776 lần


    Mang tàu ngầm đi đánh cá với Trung Quốc

    Cư dân mạng lại xôn xao vụ tàu Trung Quốc xâm phạm chủ quyền biển đảo Việt Nam, không những thế, chúng còn cả gan biến khách thành chủ, đâm vỡ sườn tàu cá ngư dân Việt Nam.

    Một hành động ngang nhiên và đầy tính khiêu khích; một biểu hiện của những kẻ hiếu chiến.

    Biển Đông dậy sóng trùng trùng, mong manh tàu cá Việt bé nhỏ; vậy mà chúng lại chơi trò ác ôn, chẳng may tàu hư, thông tin liên lạc mất hoặc sóng to gió lớn thì tính mạng của ngư dân Việt Nam ...đúng là ngàn cân treo sợi tóc.

    Viêt Nam cần phản ứng mạnh mẽ hơn

    264 đâm vỡ sườn QNg 90917 TS, thiệt hại đủ đường, ngư dân Việt Nam vốn đã khốn khổ, lại gặp phải khó khăn chẳng đâu vào đâu. Ấm ức mà không biết phải làm gì!!!

    Thương thay, cũng may còn có sự bảo vệ của nhà nước đang dùng công hàm để đâm trả tàu cá Trung Quốc; biết là "cho có" vậy thôi, cũng là trách nhiệm bảo hộ công dân Việt trên ... đất Việt. Nhưng còn hơn là không phản ứng gì!

    Đúng là tên ngụy quân tử; cái lưỡi trời ơi; đối xử với bọn này phải mang tàu ngầm về đưa ra Trường Sa và Hoàng Sa đánh cá chúng mới bớt hống hách.

    0917 313 339

     
    Báo quản trị |