Ngụy Công Tử liệt truyện

Chủ đề   RSS   
  • #158572 01/01/2012

    kim_hoang

    Mầm

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:28/06/2010
    Tổng số bài viết (56)
    Số điểm: 800
    Cảm ơn: 61
    Được cảm ơn 36 lần


    Ngụy Công Tử liệt truyện

    Ngụy Công Tử liệt truyện

    1. Công tử nước Ngụy, Vô Kỵ là con út của Ngụy Chiêu Vương, và là em cùng cha khác mẹ với An Ly Vương nước Ngụy. Chiêu Vương chết, An Ly Vương lên ngôi phong công tử làm Tín Lăng Quân. Bấy giờ phạm Thứ bỏ nước Ngụy trốn sang Tần làm thừa tướng, vì thù oán Ngụy Tề(l) nên quân Tần vây thành Đại Lương, phá quân Ngụy ở gần núi Hoa Dương, đánh Mang Mão(2) bỏ chạy. Vua Ngụy và công tử lo sợ.
    Công tử là người nhân hậu, biết khiêm tốn đôi với kẻ sĩ. Kẻ sĩ không kể người hiền hay người dở, công tử đều khiêm tốn, lấy lễ đối đãi, không dám cậy mình giàu sang mà kiêu ngạo đôi với họ. Vì vậy kẻ sĩ trong vòng mấy ngàn dặm đều tranh nhau theo. Khách ăn đến ba nghìn người. Lúc bấy giờ chư hầu cho công tử là người hiền, có nhiều khách, đã hơn mười năm không dám đem binh đánh Ngụy.
    Công tử đang cùng vua Ngụy đánh cờ, bỗng ở biên giới phía Bắc khói đốt lên(3) để báo hiệu, vua nói:
    - Giặc Triệu đến, sắp vào bờ cõi.
    Vua Ngụy thôi đánh cờ, muốn triệu tập các quan đại thần để bàn công việc. Công tử can nhà vua, nói:
    - Không phải có giặc đâu. Đó là vua Triệu đi săn đấy thôi.
    Rồi lại đánh cờ như cũ. Vua lo sợ không còn bụng dạ nào nghĩ đến việc đánh cờ. Lát sau, có người từ phương Bắc đem tin về nói:
    - Đó là vua Triệu đi săn đấy thôi chứ không phải có giặc cướp.
    Vua Ngụy cả kinh, hỏi:
    - Tại sao công tử lại biết điều đó?
    Công tử nói:
    - Khách của thần có người dò biết được những việc bí mật của vua Triệu. Vua Triệu làm gì thì người khách ấy báo ngay với thần, cho nên thần biết.
    Sau đó vua Ngụy sợ công tử hiền và có tài nên không dám giao việc chính sự trong nước cho công tử.
    Nước Ngụy có người ẩn sĩ tên là Hầu Doanh, bảy mươi tuổi nhà nghèo, làm người giữ cửa thành Di Môn ở Đại Lương. Công tử nghe tin đến mời, muốn đem hậu lễ để biếu.
    Hầu Doanh không chiu nhận nói:
    - Thần tu thân, giữ nết trong sạch mấy mươi năm nay, quyết không vì làm chức giữ cửa thành khổ sở mà nhận tiền bạc của công tử.
    Công tử bèn đặt tiệc rượu, hội họp tân khách đông đủ. Khách ngồi xong đâu vào đấy, công tử mang xe ngựa đi theo, để chỗ ngồi bên trái bỏ trống(4), thân hành đi đón người giữ cửa Di Môn là Hầu Sinh. Hầu Sinh sửa qua áo mũ bước thẳng lên xe, ngồi chỗ ngồi phía trên, không từ chối, muốn để dò ý công tử. Công tử lại càng cầm dây cương một cách cung kính. Hầu Sinh lại nói với công tử:
    - Tôi có người khách làm nghề hàng thịt ở ngoài chợ, xin ngài chịu khó cho xe ngựa đến để ghé thăm ông ta.
    Công tử đánh xe vào chợ. Hầu Sinh xuống xe, thăm người khách Chu Hợi, nhìn ngang nhìn ngửa, cố ý dùng dằng, nói chuyện với người khách một hơi lâu, trong khi nói chuyện lại liếc nhìn công tử.
    Vẻ mặt công tử lại càng ôn hòa(5). Lúc bấy giờ tướng quốc, tướng quân, tôn thất, khách khứa nước Ngụy đầy cả nhà, chờ đợi công tử nâng cốc. Người ngoài chợ đều xem công tử cầm dây cương, các quân kỵ đi theo đều chửi thẩm Hầu Sinh. Hầu Sinh thấy sắc mặt công tử trước sau không thay đổi, bèn từ tạ người khách mà lên xe. Khi đến thà, công tử dẫn Hầu Sinh lên ngồi ở ghế trên, giới thiệu và khen ngợi Hầu Sinh với các tân khách. Tân khách đều kính sợ. Uống rượu say, công tử đến trước mặt Hầu Sinh chúc thọ. Hầu Sinh bèn nói với công tử:
    - Hôm nay Doanh này làm cho công tử thực khó nhọc! Doanh là người giữ cửa thành Di Môn mà được công tử thân hành chiu khó đem xe đến đón Doanh ở trước đông đảo mọi người. Đáng lý tôi không nên ghé vào nhà người ta. Nay công tử lại chịu khó đưa tôi đến. Doanh này muốn công tử được tiếng; cố ý giữ xe và quân kỵ của công tử ở giữa chợ, công tử lại càng cung kính, người ngoài chợ đều cho Doanh là đứa tiểu nhân, công tử là bậc trưởng giả, biết nhún mình trước kẻ sĩ.
    Công tử bèn đãi tiệc, Hầu Sinh được làm thượng khách. Hầu Sinh nói với công tử:
    - Người hàng thịt Chu Hợi mà tôi đến nhà là một người hiền trong đời không ai biết đến, cho nên ở ẩn cùng với những người hàng thịt đó thôi.
    Công tử mấy lần đến thăm, Chu Hợi cố ý không đáp lễ. Công tử lấy làm lạ(6).
    2. Năm thứ hai mươi, đời vua An Ly Vương nước Ngụy (năm 237 trước Công nguyên), Tần Chiêu Vương sau khi phá quân Triệu ở Trường Đình, lại tiến binh vây Hàm Đan. Chị của công tử là vợ Bình Nguyên Quân, em trai vua Huệ Văn Vương nước Triệu, đã mấy lẩn đưa thư cho Ngụy Vương và công tử xin nước Ngụy cứu viện. Vua Ngụy sai tướng quân Tấn Bỉ cầm mười vạn quân đi cứu Triệu. Vua Tẩn sai sứ giả nói với vua Ngụy:
    - Ta đánh Triệu, sớm chiều thể náo c��ng phá Triệu, chư hầu ai dám cứu thì sau khi phá Triệu, thế nào ta cũng đem binh đến đánh trước.
    Vua Ngụy sai người ngăn Tấn Bỉ, giữ quân lại đóng dinh ở đất Nghiệp, tiếng là cứu Triệu, nhưng thực ra là đi nước đôi để chờ xem hình thế. Sứ giả của Bình Nguyên Quân liên tiếp kéo sang Ngụy, trách Ngụy công tử:
    - Thắng sở dĩ tự phụ về chỗ kết nghĩa hôn nhân là vì cho rằng công tử là ngườì có nghĩa khí cao, có thể giải cứu người ta lúc nguy khốn. Nay Hàm Đan sớm chiều sẽ phải đầu hàng nước Tần mà cứu binh của Ngụy không đến, thế thì công tử cứu nguy khốn cho người khác ở chỗ nào? Vả chăng, nếu công tử khinh Thắng này, bỏ Thắng phải đầu hàng nước Tần, thế thì công tử không thương hại chị của công tử sao?
    Công tử lo lắng, mấy lần xin Ngụy Vương, và giục các tân khách biện sĩ tìm đủ mọi cách nói với Ngụy Vương. Nhưng Ngụy Vương sợ Tần, rốt cuộc không nghe lời công tử. Công tử tự nghĩ mình không thể nào thuyết phục được nhà vua, thì không nên sống một mình để nước Triều mất, định tụ tập các tân khách, quân kỵ và hơn một trăm cỗ xe, muốn cùng những người khách qua đánh quân Tần, rồi cùng chết với nước Triệu.
    Công tử đi qua cửa Di Môn ghé thăm Hầu Sinh, kể lại đầu đuôi tại sao mình liều chết với quân Tần và từ biệt ra đi. Hầu Sinh nói:
    - Công tử cố gắng đi nhé? Tôi già yếu rồi, không thể đi theo được.
    Công tử đi được mấy dặm, trong lòng không vui nói:
    - Ta đối đãi Hậu Sinh chu tất, thiên hạ không ai không biết. Nay ta sắp chết, thế mà Hầu Sinh không có nửa lời tiễn ta, phải chăng ta có điều gì không phải?
    Bèn quay xe về, hỏi Hầu Sinh. Hầu Sinh cười và nói:
    - Tôi đã biết thế nào công tử cũng quay lại(8).
    Lại nói:
    - Công tử yêu kẻ sĩ nổi tiếng khắp thiên hạ, nay gặp nạn không có phương kế nào khác mà lại muốn lao vào quân Tần, thế cũng như là ném thịt cho hổ đói chứ có ích gì đâu! Như thế thì dùng tân khách làm cái gì? Nhưng công tử đối đãi với tôi rất hậu, công tử ra đi mà tôi không tiễn, vì vậy biết công tử sẽ hỏi hận mà trở lại.
    Công tử lạy hai lạy và hỏi. Hầu Sinh bèn đuổi người ra rồi nói riêng:
    - Doanh này nghe nói “Binh phù”(9) của Tấn Bỉ thường để ở trong phòng ngủ của nhà vua mà nàng Như Cơ được nhà vua rất yêu, ra vào nơi phòng ngủ của nhà vua, có thể ăn trộm được. Doanh nghe nói cha của Như Cơ bị người ta giết. Như Cơ chứa giận ba năm, muốn tìm người báo thù cho cha, nhưng từ nhà vua trở xuống, không được một người nào. Như Cơ khóc với công tử. Công tử sai người khách chém đầu kẻ thù kính dâng lên Như Cơ. Như Cơ muốn báo ơn công tử, chết cũng không từ chối, nhưng vẫn chưa có dịp đấy thôi. Nay nếu công tử mở miệng nói với Như Cơ một lời thì thế nào Như Cơ cũng bằng lòng. Một khi đã có được “hổ phù”, giành lấy quân đội của Tấn Bỉ, đem quân về phía Bắc, cứu nước Triệu, đuổi nước Tần về phía Tây, đó là công lao của Ngũ bá đời xưa.
    Công tử nghe theo kế của Hầu Sinh, nói với Như Cơ. Như Cơ quả nhiên trộm được binh phù của Tấn Bỉ dưa cho công tử.
    Công tử ra đi, Hầu Sinh nói:
    - “Tướng quân đã ở ngoài biên giới thì có những lúc không nghe theo lệnh của nhà vua, để tiện lợi cho việc quốc gia”(10). Công tử đến ghép phù, nếu như Tấn Bỉ không trao quân cho công tử mà lại muốn hỏi lại nhà vua thì công việc thế nào cũng hỏng mất. Người khách của tôi là anh hàng thịt Chu Hợi có thể cùng đi với công tử, anh ta là một lực sĩ. Nếu như Tấn Bỉ nghe theo thì tốt lắm. Nếu không thì sẽ sai đâm chết.
    Công tử liền khóc. Hầu Sinh nói:
    - Công tử sợ chết hay sao? Tại sao lại khóc?
    Công tử nói:
    - Tấn Bỉ là một vị lão tướng oai vệ. Tôi đến sợ ông ta không nghe, phải giết ông ta cho nên khóc đó thôi(11).
    Công tử bèn mời Chu Hợi, Chu Hợi cười mà rằng:
    - Tôi là anh hàng thịt, múa đao ở nơi chợ búa, mà công tử lại thân hành mấy lẩn đến thăm hỏi. Tôi sở dĩ không đáp lễ là vì nghĩ rằng không cần gì cái trò lễ nghi lặt vặt ấy. Nay công tử có việc nguy cấp, đó là lúc tôi hiến tính mạng cho công tử.
    Bèn cùng công tử ra đi.
    Công tử đi qua tạ ơn Hầu Sinh, Hầu Sinh nói:
    - Tôi đáng lý phải đi theo, nhưng đã già đi không được, xin tính ngày công tử đến quân đội Tấn Bỉ, tôi sẽ quay đầu về hướng Bắc, tự đâm vào cổ để tiễn công tử.
    Công tử bèn ra đi.
    Đến đất Nghiệp công tử giả lệnh của vua Ngụy thay Tấn Bỉ, Tấn Bỉ ghép phù lấy làm ngờ, giơ tay, nhìn công tử nói:
    - Nay tôi cầm binh mười vạn, đóng đồn ở nơi biên giới là một công việc nặng nề của nước. Ông đi một chiếc xe đến đây thay tôi, là nghĩa thế nào?
    Tấn Bỉ ý không chịu nghe theo. Chu Hợi giấu ở trong ống áo cái chùy sắt bốn mươi cân, đánh Tấn Bỉ chết, công tử bèn chỉ huy quân của Tấn Bỉ, chỉnh đốn lại đội ngũ, ra lệnh trong quân:
    - Nếu cả cha và con đều ở trong quân, thì cha trở về; nếu cả anh và em ở trong quân thì anh trở về; nếu là con một không có anh em thì trở về mà nuôi cha mẹ(12).
    Chọn được tám vạn quân, tiến đánh quân Tần. Quân Tần giải vây rút lui, công tử bèn cứu được Hàm Đan, bảo tồn nước Triệu.
    Vua Triệu và Bình Nguyên Quân thân hành đón công tử ở biên giới. Bình Nguyên Quân mang cung, túi tên đi trước dẫn đường. Vua Triệu lạy hai lạy nói:
    - Người hiền từ xưa đến nay, chưa có ai bằng công tử.
    Lúc bấy giờ Bình Nguyên Quân không dám so sánh với công tử. Kể từ khi công tử cùng Hầu Sinh từ biệt, đến khi đến quân doanh thì quả nhiên Hẩu Sinh đã quay mặt về phía Bắc mà tự đâm cổ chết(13).
    3. Vua Ngụy giận công tử ăn trộm binh phù của mình, lừa giết Tấn Bỉ, công tử cũng tự biết điều đó. Sau khi đã đuổi quân Tần, cứu được nước Triệu, công tử sai các tướng đem quân trở về nước Ngụy, còn mình cùng với những người khách ở lại nước Triệu.
    Hiếu Thành Vương nước Triệu cho công tử có ơn với mình, đã giả lệnh của nhà vua giành binh của Tẩn Bỉ mà còn cứu được nước Triệu nên bàn với Bình Nguyên Quân phong cho công tử năm thành. Công tử nghe vậy sắc mặt có ý kiêu căng, tỏ vẻ tự khoe công trạng của mình. Có người khách nói với công tử:
    - Có việc không có thể quên, lại có việc không thể không quên. Hễ người ta có ân đức đối với công tử thì công tử chớ quên; hễ công tử có ân đức đối với người ta, xin công tử hãy quên đi. Vả chăng, giả lệnh vua Ngụy, giành lấy quân của Tấn Bỉ để cứu Triệu, đối với Triệu thì có công đấy nhưng đối với Ngụy thì vẫn chưa phải là kẻ trung thần. Công tử lại tự kiêu lấy đó làm công lao của mình, tôi trộm nghĩ công tử làm như thế là không phải.
    Công tử lập tức tự trách mình như là con người không có chỗ dung thân. Vua Triệu tưới nước quét đường đi thân hành đón tiếp, giữ lễ của người chủ, đưa công tử lên cái thềm phía Tây. Công tử khép nép từ tạ, bước đi theo cái thềm phía Đông mà lên, tự nói rằng mình là người có tội, phụ bạc với nước Ngụy, không có công lao gì với nước Triệu. Vua Triệu tiếp rượu mãi đến chiều miệng vẫn không nỡ nói việc biếu năm thành vì biết công tử sẽ từ chối. Công tử vẫn cứ ở Triệu. Vua Triệu cho công tử đất Hoắc để làm ấp tắm gội. Nước Ngụy cũng lại cho công tử hưởng lộc đất Tín Lăng, nhưng công tử vẫn ở lại nước Triệu.
    Công tử nghe nói ở nước Triệu có Mao Công ẩn mình giữa những người đánh bạc, Tiết Công ẩn mình giữa những người bán tương. Công tử muốn gặp hai người ấy. Hai người ấy trốn tránh không chịu ra tiếp công tử. Công tử biết chỗ họ ở bèn đi bộ một mình đến nhà, từ đó hai người kia chơi với công tử rất là tương đắc. Bình Nguyên Quân nghe vậy nói với vợ:
    - Lúc đầu ta nghe nói người em của phu nhân là người có một không hai trong thiên hạ; nay ta xem ra thì ông ta lại chơi bời với bọn đánh bạc và bọn bán tương, công tử chỉ là người gàn thôi.
    Phu nhân nói với công tử. Công tử bèn từ tạ phu nhân ra đi mà rằng:
    - Lúc đầu tôi nghe nói Bình Nguyên Quân là người hiền, cho nên tôi phụ bạc vua Ngụy mà cứu nước Triệu để xứng đáng với Bình Nguyên Quân. Cách giao du của Bình Nguyên Quân chỉ cất tân khách cho nhiều để tự khoe khoang mà thôi, chứ không tìm kẻ hiền sĩ. Vô Kỵ từ khi ở Đại Lương vẫn thường nghe nói hai người này là người hiền, khi đến Triệu, sợ không gặp mặt. Vô Kỵ chơi với họ, còn sợ họ không muốn chơi với mình nữa kia. Nay Bình Nguyên Quân lại thấy thế làm thẹn, như vậy Bình Nguyên Quân không phải là người đáng cùng giao du. Có lẽ không hơi đâu mà giao du với ông ta nữa.
    Bèn chuẩn bị hành lý để đi. Phu nhân đem tất cả nói lại với Binh Nguyên Quân. Bình Nguyên Quân bèn cất mũ để xin lỗi, cố ý giữ công tử lại. Môn hạ của Bình Nguyên quân nghe vậy, một nửa bỏ Bình Nguyên Quân mà theo công tử. Kẻ sĩ trong thiên hạ lại đến theo công tử. Công tử làm cho khách của Bình Nguyên Quân đổ về công tử.
    Công tử ở lại Triệu mười năm không về, nước Tần nghe tin công tử ở Triệu, ngày đêm đem binh về hướng Đông đánh Ngụy. Vua Ngụy lo lắng, sai sứ đến mời công tử về. Công tử sợ vua giận mình nên ngăn cấm các môn hạ:
    - Ai dám làm người truyền đạt cho sứ giả vua Ngụy thì sẽ bị giết.
    Các tân khách đều đã bỏ Ngụy sang Triệu, không ai dám khuyên công tử trở về. Mao Công và Tiết Công đến yết kiến công tử, nói:
    - Sở dĩ công tử được trọng ở Triệu, nổi danh khắp chư hầu, là vì có nước Ngụy. Nay Tần đánh Ngụy, Ngụy nguy cấp mà công tử không lo đến. Nếu nước Tần phá thành Đại Lương, san phẳng tôn miếu của tiên vương thì công tử còn mặt mũi nào mà đứng trong thiên hạ?
    Nói chưa dứt lời, công tử liền thay đổi sắc mặt, giục người đánh xe về để cứu Ngụy.
    Vua Ngụy thấy công tử, hai người cùng khóc, trao cho công tử ấn thượng tướng quân. Công tử bèn làm tướng. Năm ba mươi đời vua An Ly Vương nước Ngụy (năm 247 trước Công nguyên) công tử sai sứ báo khắp các chư hầu, chư hầu nghe công tử làm tướng, đều sai tướng đem quân cứu Ngụy. Công tử cầm quân cả năm nước đánh tan quân Tần ở Hà Ngoại. Mông Ngao bỏ chạy. Công tử bèn thừa thắng đuổi quân Tần đến ải Hàm Cốc, chẹn đường quân Tần, quân Tần không dám ra. Lúc bấy giở uy thế của công tử làm rung động cả thiên hạ. Khách các nước chư hầu dâng binh pháp, công tử đều chiếm lấy làm của mình, cho nên thế tục gọi là Ngụy công tử binh pháp? Vua Tần lo lắng bèn cho người đem một vạn cân vàng sang gụy, tìm người khách của Tấn Bỉ, khiến y gièm công tử với Ngụy Vương rằng: “Công tử trốn ra nước ngoài đã mười năm nay làm tướng nước Ngụy, chư hầu đều theo. Chư hầu chỉ nghe nói Ngụy công tử không nghe nói đến vua Ngụy. Công tử nhân lúc này muốn quay mặt về hướng Nam làm vua. Chư hầu sợ uy công tử cũng muốn cùng nhau lập công tử”.
    Nước Tần mấy lần sai phản gián, giả vờ mừng công tử được lập làm Ngụy Vương. Ngụy Vương ngày nào cũng nghe lời gièm pha không thể không tin, về sau quả nhiên sai người thay công tử làm tướng.
    Công tử tự biết mình lại vì gièm pha mà bị phế truất bèn cáo bệnh không ra chầu, cùng tân khách uống rượu suốt đêm, lại gần đàn bà. Ngày đêm vui chơi, bốn năm sau mắc bệnh vì rượu mà chết. Năm ấy An Ly Vương nước Ngụy cũng
    mất. Tần nghe tin công tử đã chết, bèn sai Mông Ngao đánh Ngụy lấy hai mươi thành, bắt đầu đặt Đông Quận. Sau đó Tần dần dần nuốt Ngụy như tằm ăn lá dâu, được mười tám năm thì bắt Ngụy Vương, làm cỏ dân thành Đại Lương.
    Lúc Hán Cao Tổ còn nhỏ, thường nghe nói công tử là người hiền, đến khi lên ngôi vua, mỗi lần đi qua thành Đại Lương, Cao Tổ thường tế công tử. Năm thứ mười hai đời Cao Tổ (năm 195 trước Công nguyên), sau khi đánh Kình Bố trở về, nhà vua cho đặt năm nhà để giữ mồ mả tế công tử, đời đời hàng năm bốn mùa tế tự công tử(14).
    4. Thái sử công nói:
    - Tôi qua thành Đại Lương cũ, tìm hỏi nơi mà người ta gọi là Di môn. Di Môn là cửa phía Đông thành. Các công tử trong thiên hạ cũng có người yêu kẻ sĩ, nhưng Tín Lăng Quân tiếp người ẩn sĩ ở nơi núi khuất hang cùng, không thẹn trong việc giao thiệp với người dưới, điều đó cũng ít có. Danh tiếng nhất chư hầu, không phải là hư danh vậy. Cao Tổ mỗi lần qua đấy, khiến dân phụng thờ không dứt.

    Lời bàn:

    Người quyền quý và người học quyền quý đều thích hư danh. Trong thời " Xuân thu - Chiến quốc" không ít "Mạnh thường quân" và "Bình nguyên Quân nước Triệu, Tín lăng quân nước Ngụy" cũng là một trong số đó. Cùng chiêu hiền đãi sĩ nhưng cách nhìn nhận của Bình nguyên quân và Tín lăng quân khác nhau cho nên Tín lăng quân có thể nhún mình giao du với Hầu sinh, Chu Hợi, Mao công (kẻ cờ bạc), Tiết công (người bán tương) còn Bình Nguyên quân thì không.
    "Kẻ sỹ chết vì tri kỷ, ơn tri ngộ" Hầu sinh hiến kế và khi Tín lăng quân thành công thì tuẫn tiết, Chu Hợi sau bị vua Tần bắt giam mặc dù được chiêu hàng nhưng cũng đã chọn cái chết để đền ơn tri ngộ. Khí tiết của họ thật nể phục lắm thay.
    Trong trăm vạn tân khách Tín lăng quân nuôi nhưng nếu không có quan giữ thành Hầu sinh, kẻ bán thịt Chu Hợi thì Tín lăng quân có giải vây được cho nước Triệu? Không có kẻ cờ bạc Mao công, kẻ bán tương Tiết công dám liều chết khuyên can Tín lăng quân trở về cứu Ngụy thì có lẽ đã không có một Tín lăng quân lưu truyền tiếng thơm ngàn thu.
    Thời thế tạo anh hùng. Anh hùng, kẻ sỹ không gặp thời thì cũng chỉ như Mao công lẩn mình trong đám cờ bạc, Tiết công ẩn mình trong hội bán tương mà thôi.

    (Sưu tầm) tại http://hocongtoc.com/sktmt/pn_24.htm
    Cập nhật bởi kim_hoang ngày 01/01/2012 01:03:36 CH

    TÂM

    TỊNH

    VIÊN

    THÀNH

     
    12889 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận