Nguồn nguy hiểm cao độ

Chủ đề   RSS   
  • #98077 23/04/2011

    Im_lawyerx0
    Top 100
    Male
    Lớp 4

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:27/03/2009
    Tổng số bài viết (729)
    Số điểm: 5940
    Cảm ơn: 110
    Được cảm ơn 374 lần


    Nguồn nguy hiểm cao độ

    -Hôm nay, tôi được tiếp xúc với nhiều vấn đề mà các bạn đưa ra có liên quan tới nguồn nguy hiểm cao độ. Vì thế, tôi tạo chủ đề này để mọi người cùng thảo luận về quy định này bởi cũng không có hướng dẫn nhiều về nó. Thông thường, mọi người có hai cách tiếp cận với một quy định của pháp luật: đi từ lý luận đến luật thực định nghiên cứu thẳng luật thực định. Về mặt cá nhân, tôi nghiên cứu theo cách thứ nhất (cách mà tôi được học), bởi khi nắm được nội dung cốt lõi của nó, dù luật thực định có thay đổi như thế nào cũng sẽ không bị thụt lùi so với nó. Tôi đã gặp một trường hợp như thế, một thầy giáo dạy thay  tốt nghiệp trường Đại học X (không phải trường tôi học). Giảng viên này nắm rất rõ quy định của BLDS, rõ đến mức tôi cảm giác khi hỏi điều nào thì thầy có thể đọc rành mạch nội dung của nó. Vấn đề ở đây là thời điểm tiếp xúc với thầy, BLDS 2005 đã có hiệu lực từ lâu, trong khi những nội dung thầy trích dẫn là của BLDS 1995. Như vậy, mọi người có thể thấy giữa việc nghiên cứu bản chất của vấn đề sẽ có lợi hơn rất nhiều so với nghiên cứu cách nó được thể hiện, bởi dù cách thể hiện của nó có thay đổi ra sao đi nữa thì bản chất của nó sẽ dễ dàng thay đổi. Cũng vì lý do đó, chúng tôi không được dạy cách học thuộc lòng luật mà được dạy cách nghiên cứu bản chất những quy định của luật. Có lẽ hơi lan man, vì thế tôi sẽ đi thẳng vào vấn đề.
    Giáo trình Luật dân sự - Học viện tư pháp viết:
    "Nguồn nguy hiểm cao độ là những vật do đặc tính của nó nên trong quá trình chiếm hữu, khai thác, quản lý,vận chuyển chúng luôn chứa đựng tiềm ẩn những nguy hiểm khách quan, dễ xảy ra thiệt hại ở mức độ lớn cho những người xung quanh"

    -Như vậy, có thể hiểu, tính chất nguy hiểm cao độ chủ yếu quyết định bởi bản chất hoặc đặc tính cấu tạo nên tài sản khiến chúng có thể gây nên những thiệt hại to lớn. Và theo quy định của BLDS 2005 cũng đã quy định về nó trong môt điều luật:
    BLDS 2005 viết:
    Điều 623. Bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra
    1. Nguồn nguy hiểm cao độ bao gồm phương tiện giao thông vận tải cơ giới, hệ thống tải điện, nhà máy công nghiệp đang hoạt động, vũ khí, chất nổ, chất cháy, chất độc, chất phóng xạ, thú dữ và các nguồn nguy hiểm cao độ khác do pháp luật quy định.
    Chủ sở hữu nguồn nguy hiểm cao độ phải tuân thủ các quy định bảo quản, trông giữ, vận chuyển, sử dụng nguồn nguy hiểm cao độ theo đúng các quy định của pháp luật.

    -Có thể thấy luật quy định một cách khá chung chung và khi không liệt kê hết được thì "các nguồn nguy hiểm cao độ khác do pháp luật quy định" rải rác và cũng không đuợc hướng dẫn rõ ràng trong một văn bản nào.
    -Lấy ví dụ, trong một vụ tai nạn giao thông, một chiếc xe ô tô cán chết người sẽ áp dụng quy định bồi thường thiệt hại theo quy định bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng thông thường (người gây thiệt hại có lỗi trực tiếp) hay bồi thường do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra (không có lỗi cũng phải bồi thường)? Trong trường hợp, nếu như người điều khiển nguồn nguy hiểm cao độ hoàn toàn tuân thủ quy tắc an toàn giao thông nhưng do trong quá trình vận hành, một bộ phận của xe gặp trục trặc như một chiếc bánh long ra, phanh bị đứt,...(lỗi trong việc không kiểm tra xe trước khi vận hành)  và phía người bị chết cũng có lỗi một phần do không tuân thủ quy tắc an toàn giao thông thì người điểu khiển đó vẫn phải bồi thường nhưng sẽ không bị truy cứu TNHS (bởi hậu quả xảy ra do nguồn nguy hiểm cao độ). Ngược lại, nếu như người điều khiển nguồn nguy hiểm cao độ vi phạm quy tắc an toàn giao thông (lỗi cố ý) thì dù người chết có vi phạm luật giao thông hay không thì lái xe vẫn bị truy cứu TNHS và phải bồi thường ( hậu quả xảy ra do lỗi cố ý của người lái xe).

    Tiếp theo, chúng ta sẽ xem xét chi tiết vấn đề này tại quy định tại khoản 2, 3,4 ĐIều 623:
    BLDS 2005 viết:
    2. Chủ sở hữu nguồn nguy hiểm cao độ phải bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra; nếu chủ sở hữu đã giao cho người khác chiếm hữu, sử dụng thì những người này phải bồi thường, trừ trường hợp có thoả thuận khác.
    3. Chủ sở hữu, người được chủ sở hữu giao chiếm hữu, sử dụng nguồn nguy hiểm cao độ phải bồi thường thiệt hại cả khi không có lỗi, trừ các trường hợp sau đây:
    a) Thiệt hại xảy ra hoàn toàn do lỗi cố ý của người bị thiệt hại;
    b) Thiệt hại xảy ra trong trường hợp bất khả kháng hoặc tình thế cấp thiết, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.
    4. Trong trường hợp nguồn nguy hiểm cao độ bị chiếm hữu, sử dụng trái pháp luật thì người đang chiếm hữu, sử dụng nguồn nguy hiểm cao độ trái pháp luật phải bồi thường thiệt hại.
    Khi chủ sở hữu, người được chủ sở hữu giao chiếm hữu, sử dụng nguồn nguy hiểm cao độ cũng có lỗi trong việc để nguồn nguy hiểm cao độ bị chiếm hữu, sử dụng trái pháp luật thì phải liên đới bồi thường thiệt hại

    THeo tôi luật nên quy định  dù không có lỗi vẫn phải bồi thường, nhưng người bồi thường phải là người đang chiếm giữ nguồn nguy hiểm cao độ chứ không phải cứ là chủ sở hữu thì phải bồi thường và vấn đề lỗi đặt ra ở đây là lỗi của người đang chiếm giữ (chủ sở hữu hoặc người được chủ sở hữu giao cho chiếm hữu sử dụng) tài sản đó mới chính xác. Nói một cách ngắn gọn lại, người đang chiếm giữ sử dụng nguồn nguy hiểm cao độ gây ra thiệt hại dù không có lỗi thì phải bồi thường trừ trường hợp lỗi hoàn toàn thuộc về người bị thiệt hại, trường hợp bất khả kháng hoặc tình thế cấp thiết hay pháp luật có quy định khác. Nhưng có thể thấy thực tế áp dụng pháp luật hiện nay, theo khoản 3 ở trên thì cứ nguồn nguy hiểm cao độ gây ra thì chủ sở hữu phải bồi thường mà không xem xét ai đang chiếm giữ sử dụng khi hậu quả xảy ra là không chính xác (như trong các vụ tai nạn giao thông, chủ xe phải bồi thường - không bảo vệ quyền và lợi ích của chủ sở hữu).Do đó, theo tôi, nên sửa đổi khoản này thành:
    Đề nghị sửa đổi viết:
    3. Người đang  chiếm hữu, sử dụng nguồn nguy hiểm cao độ phải bồi thường thiệt hại cả khi không có lỗi, trừ các trường hợp sau đây:
    a) Thiệt hại xảy ra hoàn toàn do lỗi cố ý của người bị thiệt hại;
    b) Thiệt hại xảy ra trong trường hợp bất khả kháng hoặc tình thế cấp thiết, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.
    c)Khi chủ sở hữu, người được chủ sở hữu giao chiếm hữu, sử dụng nguồn nguy hiểm cao độ cũng có lỗi trong việc để nguồn nguy hiểm cao độ bị chiếm hữu, sử dụng trái pháp luật thì phải liên đới bồi thường thiệt hại.

    Bởi có thể thấy rằng, ở khoản 2 đã quy định rõ ràng ai đang chiếm giữ, sử dụng phải bồi thường nhưng đến khoản 3 lai quy định Chủ sở hữu, người được chủ sở hữu giao chiếm hữu, sử dụng phải bồi thường, dẫn đến việc áp dụng trong thực tế cứ chủ sở hữu thì phải bồi thường. Có thể thấy, giữa hai quy định đã có sự không thống nhất.Do vậy, theo tôi nên sửa đồi điều 623 thành
    Điều 623 đề nghị sửa đổi viết:
    Điều 623. Bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra
    1. Nguồn nguy hiểm cao độ bao gồm phương tiện giao thông vận tải cơ giới, hệ thống tải điện, nhà máy công nghiệp đang hoạt động, vũ khí, chất nổ, chất cháy, chất độc, chất phóng xạ, thú dữ và các nguồn nguy hiểm cao độ khác do pháp luật quy định.
    Chủ sở hữu nguồn nguy hiểm cao độ phải tuân thủ các quy định bảo quản, trông giữ, vận chuyển, sử dụng nguồn nguy hiểm cao độ theo đúng các quy định của pháp luật.
    2. Chủ sở hữu nguồn nguy hiểm cao độ phải bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra; nếu chủ sở hữu đã giao cho người khác chiếm hữu, sử dụng thì những người này phải bồi thường, trừ trường hợp có thoả thuận khác.
    3. Người đang  chiếm hữu, sử dụng nguồn nguy hiểm cao độ phải bồi thường thiệt hại cả khi không có lỗi, trừ các trường hợp sau đây:
    a) Thiệt hại xảy ra hoàn toàn do lỗi cố ý của người bị thiệt hại;
    b) Thiệt hại xảy ra trong trường hợp bất khả kháng hoặc tình thế cấp thiết, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.
    c)Khi chủ sở hữu, người được chủ sở hữu giao chiếm hữu, sử dụng nguồn nguy hiểm cao độ cũng có lỗi trong việc để nguồn nguy hiểm cao độ bị chiếm hữu, sử dụng trái pháp luật thì phải liên đới bồi thường thiệt hại.

    Đây chỉ là ý kiến của tôi và mang tính chất tham khảo !
    Cập nhật bởi Im_lawyerx0 ngày 23/04/2011 09:25:59 CH

    Đời người ngắn hay dài há do ý muốn. Đã biết như thế mà còn tham sống, há không phải là u mê. Đã biết như thế, mà còn sợ chết há không phải là tuổi trẻ lưu lạc tha hương đến nỗi quên cả đường về. Đã biết như thế người chết đi có khi lại hối hận là từng tham sống cũng nên - Trang Tử

    Dịch nghĩa:

    Sống chắc gì đã sướng mà chết chắc gì đã khổ. Sống chết thật ra không khác nhau bao nhiêu. Con người ta khi sống chẳng qua là một giấc mộng lớn. Khi chết đi chính là tỉnh mộng. Không chừng sau khi chết, lại thấy rằng trước đó mình cứ ham sống thật là ngu xuẩn. Sao không chết sớm hơn. Hệt như sau khi chúng ta trải qua một cơn ác mộng đáng sợ, tỉnh lại cảm thấy giấc mộng vừa qua thật quá dài.

     
    24165 | Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn Im_lawyerx0 vì bài viết hữu ích
    TBinh1508 (24/04/2011)

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #98202   24/04/2011

    TBinh1508
    TBinh1508

    Mầm

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:23/04/2011
    Tổng số bài viết (50)
    Số điểm: 580
    Cảm ơn: 9
    Được cảm ơn 15 lần


    Im_lawyerx0 viết:
    .Do vậy, theo tôi nên sửa đồi điều 623 thành
    Điều 623 đề nghị sửa đổi viết:
    Điều 623. Bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra
    1. Nguồn nguy hiểm cao độ bao gồm phương tiện giao thông vận tải cơ giới, hệ thống tải điện, nhà máy công nghiệp đang hoạt động, vũ khí, chất nổ, chất cháy, chất độc, chất phóng xạ, thú dữ và các nguồn nguy hiểm cao độ khác do pháp luật quy định.
    Chủ sở hữu nguồn nguy hiểm cao độ phải tuân thủ các quy định bảo quản, trông giữ, vận chuyển, sử dụng nguồn nguy hiểm cao độ theo đúng các quy định của pháp luật.
    2. Chủ sở hữu nguồn nguy hiểm cao độ phải bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra; nếu chủ sở hữu đã giao cho người khác chiếm hữu, sử dụng thì những người này phải bồi thường, trừ trường hợp có thoả thuận khác.
    3. Người đang  chiếm hữu, sử dụng nguồn nguy hiểm cao độ phải bồi thường thiệt hại cả khi không có lỗi, trừ các trường hợp sau đây:
    a) Thiệt hại xảy ra hoàn toàn do lỗi cố ý của người bị thiệt hại;
    b) Thiệt hại xảy ra trong trường hợp bất khả kháng hoặc tình thế cấp thiết, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.
    c)Khi chủ sở hữu, người được chủ sở hữu giao chiếm hữu, sử dụng nguồn nguy hiểm cao độ cũng có lỗi trong việc để nguồn nguy hiểm cao độ bị chiếm hữu, sử dụng trái pháp luật thì phải liên đới bồi thường thiệt hại.

    Đây chỉ là ý kiến của tôi và mang tính chất tham khảo !


    Chào bạn theo tôi thì tôi không đồng tình với khoản 2 điều 623 của bạn sửa (dòng mà tôi đã in đậm và gạch chân)

    Ví dụ thế này nhé:

    A có một chiếc xe máy. B (19 tuổi chưa có bằng lái xe máy và mới tập đi xe, có bệnh tim bẩm sinh) hàng xóm của A mượn xe của A để đi chơi.
    A biết tình trạng của B như đã nói trên nhưng vẫn cho mượn xe. bán anh em xa mua láng giềng gần mà :D

    Vì vậy một hậu quả không mong muốn xảy ra đó là B (do chưa biết đi xe và trong lúc đang đi bệnh tim tái phát ) => gây tai nạn và làm chết người B xuýt chết, thương tích 67%. chiếc xe của A thì hư hỏng nặng.

    Vậy theo bạn trong trường hợp này A có phải chịu trách nhiệm không trong khi A biết B không đủ sức khỏe và chưa có bằng lái xe mà vẫn giao tài sản cho người khác chiếm hữu sử dụng?

    Rất mong được trao đổi cùng bạn!

    Thân!
     
    Báo quản trị |  
  • #98206   24/04/2011

    boyluat
    boyluat
    Top 50
    Male
    Lớp 12

    Thái Nguyên, Việt Nam
    Tham gia:19/04/2010
    Tổng số bài viết (1808)
    Số điểm: 19520
    Cảm ơn: 358
    Được cảm ơn 810 lần


    TBinh1508 viết:
    Im_lawyerx0 viết:
    .Do vậy, theo tôi nên sửa đồi điều 623 thành
    Điều 623 đề nghị sửa đổi viết:
    Điều 623. Bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra
    1. Nguồn nguy hiểm cao độ bao gồm phương tiện giao thông vận tải cơ giới, hệ thống tải điện, nhà máy công nghiệp đang hoạt động, vũ khí, chất nổ, chất cháy, chất độc, chất phóng xạ, thú dữ và các nguồn nguy hiểm cao độ khác do pháp luật quy định.
    Chủ sở hữu nguồn nguy hiểm cao độ phải tuân thủ các quy định bảo quản, trông giữ, vận chuyển, sử dụng nguồn nguy hiểm cao độ theo đúng các quy định của pháp luật.
    2. Chủ sở hữu nguồn nguy hiểm cao độ phải bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra; nếu chủ sở hữu đã giao cho người khác chiếm hữu, sử dụng thì những người này phải bồi thường, trừ trường hợp có thoả thuận khác.
    3. Người đang  chiếm hữu, sử dụng nguồn nguy hiểm cao độ phải bồi thường thiệt hại cả khi không có lỗi, trừ các trường hợp sau đây:
    a) Thiệt hại xảy ra hoàn toàn do lỗi cố ý của người bị thiệt hại;
    b) Thiệt hại xảy ra trong trường hợp bất khả kháng hoặc tình thế cấp thiết, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.
    c)Khi chủ sở hữu, người được chủ sở hữu giao chiếm hữu, sử dụng nguồn nguy hiểm cao độ cũng có lỗi trong việc để nguồn nguy hiểm cao độ bị chiếm hữu, sử dụng trái pháp luật thì phải liên đới bồi thường thiệt hại.

    Đây chỉ là ý kiến của tôi và mang tính chất tham khảo !


    Chào bạn theo tôi thì tôi không đồng tình với khoản 2 điều 623 của bạn sửa (dòng mà tôi đã in đậm và gạch chân)

    Ví dụ thế này nhé:

    A có một chiếc xe máy. B (19 tuổi chưa có bằng lái xe máy và mới tập đi xe, có bệnh tim bẩm sinh) hàng xóm của A mượn xe của A để đi chơi.
    A biết tình trạng của B như đã nói trên nhưng vẫn cho mượn xe. bán anh em xa mua láng giềng gần mà :D

    Vì vậy một hậu quả không mong muốn xảy ra đó là B (do chưa biết đi xe và trong lúc đang đi bệnh tim tái phát ) => gây tai nạn và làm chết người B xuýt chết, thương tích 67%. chiếc xe của A thì hư hỏng nặng.

    Vậy theo bạn trong trường hợp này A có phải chịu trách nhiệm không trong khi A biết B không đủ sức khỏe và chưa có bằng lái xe mà vẫn giao tài sản cho người khác chiếm hữu sử dụng?

    Rất mong được trao đổi cùng bạn!

    Thân!


    Nói như vậy là bạn không hiểu điều luật gì cả. Điều bạn gạch chân vẫn được quy định tại khoản 2 điều 623 BLDS. Nguyên văn của nó như thế này:

    Điều 623. Bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra 

    1. Nguồn nguy hiểm cao độ bao gồm phương tiện giao thông vận tải cơ giới, hệ thống tải điện, nhà máy công nghiệp đang hoạt động, vũ khí, chất nổ, chất cháy, chất độc, chất phóng xạ, thú dữ và các nguồn nguy hiểm cao độ khác do pháp luật quy định. 

    Chủ sở hữu nguồn nguy hiểm cao độ phải tuân thủ các quy định bảo quản, trông giữ, vận chuyển, sử dụng nguồn nguy hiểm cao độ theo đúng các quy định của pháp luật. 

    2. Chủ sở hữu nguồn nguy hiểm cao độ phải bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra; nếu chủ sở hữu đã giao cho người khác chiếm hữu, sử dụng thì những người này phải bồi thường, trừ trường hợp có thoả thuận khác.

    3. Chủ sở hữu, người được chủ sở hữu giao chiếm hữu, sử dụng nguồn nguy hiểm cao độ phải bồi thường thiệt hại cả khi không có lỗi, trừ các trường hợp sau đây: 

    a) Thiệt hại xảy ra hoàn toàn do lỗi cố ý của người bị thiệt hại; 
    b) Thiệt hại xảy ra trong trường hợp bất khả kháng hoặc tình thế cấp thiết, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác. 

    4. Trong trường hợp nguồn nguy hiểm cao độ bị chiếm hữu, sử dụng trái pháp luật thì người đang chiếm hữu, sử dụng nguồn nguy hiểm cao độ trái pháp luật phải bồi thường thiệt hại.

    Khi chủ sở hữu, người được chủ sở hữu giao chiếm hữu, sử dụng nguồn nguy hiểm cao độ cũng có lỗi trong việc để nguồn nguy hiểm cao độ bị chiếm hữu, sử dụng trái pháp luật thì phải liên đới bồi thường thiệt hại.


    Tình huống của bạn đưa ra đã được các nhà làm luật dự liệu qua việc quy định tại đoạn 2 của các khoản 1 và 4:

    Chủ sở hữu nguồn nguy hiểm cao độ phải tuân thủ các quy định bảo quản, trông giữ, vận chuyển, sử dụng nguồn nguy hiểm cao độ theo đúng các quy định của pháp luật. 

    Khi chủ sở hữu, người được chủ sở hữu giao chiếm hữu, sử dụng nguồn nguy hiểm cao độ cũng có lỗi trong việc để nguồn nguy hiểm cao độ bị chiếm hữu, sử dụng trái pháp luật thì phải liên đới bồi thường thiệt hại.

    Ở đây A biết B không đủ điều kiện để sử dụng xe, mà vẫn giao xe cho B sử dụng là vi phạm khoản 1. Theo khoản 4 A có lỗi trong việc này, nên kéo theo việc A phải liên đới bồi thường thiệt hại.

    Với luật sư, nói phải có căn cứ, có lý, có tình thì hãng nói. Nói chung chung, nói vu vơ, nói tránh đụng chạm thì tốt nhất là đừng nói.

    Làm thì làm làm dứt khoát, làm cẩn thận. Làm mà sợ đầu sợ đuôi, làm không đến đầu đến đũa thì tốt nhất là đừng làm.

    Còn luật sư mà nghĩ cái này, nói cái kia; nói một đằng, làm một nẻo thì tốt nhất là nên về quê chăn vịt.

    Vinh Quang l Trợ lý Luật sư - CÔNG TY LUẬT VIỆT KIM (www.luatvietkim.com)

    M: 0934.666.282 - E: vinhquang@luatvietkim.com - Ad: P1705 - Đ3, 15 Ngọc Khánh, Ba Đình, Hà Nội.

     
    Báo quản trị |  
  • #98211   24/04/2011

    TBinh1508
    TBinh1508

    Mầm

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:23/04/2011
    Tổng số bài viết (50)
    Số điểm: 580
    Cảm ơn: 9
    Được cảm ơn 15 lần


    Oh thank bạn. Nhưng mình lại hiểu khác ở chỗ:
    - Mình hiểu thì khoản 2 là chủ sở hữu tự nguyện trao tài sản cho người khác chiếm hữu, sử dụng.
    Còn khoản 4 là chủ sở hữu có lỗi trong việc bị người khác chiếm hữu tài sản của mình một cách trái pháp luật. tức là nếu chủ sở hữu không có lỗi trong việc bị người khác chiếm hữu tài sản của mình trái pháp luật thì không phải bồi  thường còn nếu có lỗi thì chủ sở hữu cũng phải liên đới bồi thường.
    Bạn hiểu ý mình chứ? 
     
    Báo quản trị |  
  • #98216   24/04/2011

    boyluat
    boyluat
    Top 50
    Male
    Lớp 12

    Thái Nguyên, Việt Nam
    Tham gia:19/04/2010
    Tổng số bài viết (1808)
    Số điểm: 19520
    Cảm ơn: 358
    Được cảm ơn 810 lần


    TBinh1508 viết:
    Oh thank bạn. Nhưng mình lại hiểu khác ở chỗ:
    - Mình hiểu thì khoản 2 là chủ sở hữu tự nguyện trao tài sản cho người khác chiếm hữu, sử dụng.
    Còn khoản 4 là chủ sở hữu có lỗi trong việc bị người khác chiếm hữu tài sản của mình một cách trái pháp luật. tức là nếu chủ sở hữu không có lỗi trong việc bị người khác chiếm hữu tài sản của mình trái pháp luật thì không phải bồi  thường còn nếu có lỗi thì chủ sở hữu cũng phải liên đới bồi thường.
    Bạn hiểu ý mình chứ? 


    Vậy theo bạn thì trong ví dụ của bạn A không có lỗi !?

    Việc chủ sở hữu tự nguyện hay không tự nguyện trao nguồn nguy hiểm cao độ của mình cho người khác sử dụng hay không không phải là căn cứ để xác định ai phải bồi thường, và có liên đới bồi thường hay không. Chỉ có vấn đề lỗi mới là căn cứ để xác định ai phải bồi thường và liên đới bồi thường trong việc sử dụng nguồn nguy hiểm cao độ.

    Với luật sư, nói phải có căn cứ, có lý, có tình thì hãng nói. Nói chung chung, nói vu vơ, nói tránh đụng chạm thì tốt nhất là đừng nói.

    Làm thì làm làm dứt khoát, làm cẩn thận. Làm mà sợ đầu sợ đuôi, làm không đến đầu đến đũa thì tốt nhất là đừng làm.

    Còn luật sư mà nghĩ cái này, nói cái kia; nói một đằng, làm một nẻo thì tốt nhất là nên về quê chăn vịt.

    Vinh Quang l Trợ lý Luật sư - CÔNG TY LUẬT VIỆT KIM (www.luatvietkim.com)

    M: 0934.666.282 - E: vinhquang@luatvietkim.com - Ad: P1705 - Đ3, 15 Ngọc Khánh, Ba Đình, Hà Nội.

     
    Báo quản trị |  
  • #98220   24/04/2011

    TBinh1508
    TBinh1508

    Mầm

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:23/04/2011
    Tổng số bài viết (50)
    Số điểm: 580
    Cảm ơn: 9
    Được cảm ơn 15 lần


    boyluat viết:

    Vậy theo bạn thì trong ví dụ của bạn A không có lỗi !?

    Việc chủ sở hữu tự nguyện hay không tự nguyện trao nguồn nguy hiểm cao độ của mình cho người khác sử dụng hay không không phải là căn cứ để xác định ai phải bồi thường, và có liên đới bồi thường hay không. Chỉ có vấn đề lỗi mới là căn cứ để xác định ai phải bồi thường và liên đới bồi thường trong việc sử dụng nguồn nguy hiểm cao độ.


    Mình không hiểu ý bạn 

    Còn trong ví dụ đầu tiên mình cho rằng là A cũng có lỗi rồi mà. tức là ý của mình là chủ sở hữu tự nguyện trao tài sản cho người khác trong khi chủ sở hữu biết rằng việc sử dụng tài sản này có thể gây ra nguy hiểm nhưng vẫn cứ trao cho người khác như vậy chủ sở hữu cũng phải có trách nhiệm trong việc để người khác chiếm hữu sử dụng tài sản của mình một cách hợp pháp mà hậu quả của việc sử dụng tài sản này chủ sở hữu có thể lường trước được.

    Diễn đạt dài dòng quá khó hiểu, bạn cố gắng đọc nhé!
     
    Báo quản trị |  
  • #98221   24/04/2011

    Im_lawyerx0
    Im_lawyerx0
    Top 100
    Male
    Lớp 4

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:27/03/2009
    Tổng số bài viết (729)
    Số điểm: 5940
    Cảm ơn: 110
    Được cảm ơn 374 lần


    Tôi thấy các bạn thực ra vẫn thống nhất với nhau trong việc xác định yếu tố lỗi chú đâu có khác biệt gì nhau đâu. Như ví dụ cuat TBinh1508 đưa ra thì chính là lỗi thiếu cẩn trọng trong việc quản lý nguồn nguy hiểm cao độ mà boyluat nói tới.)

    +Theo tôi, về yếu tố tự nguyện khi chủ sở hữu giao nguồn nguy hiểm cao độ an toàn cho người khác cũng có một phần trong việc xác định yếu tố lỗi của chủ sở hữu. Bởi cách thức vận hành, sử dụng, quản lý đối với nguồn nguy hiểm cao độ yêu cầu những điều kiện nhất định khá nghiêm ngặt và chủ sở hữu phải là người hiểu rõ điều này nhất. Việc giao cho một người không đủ điều kiện yêu cầu với việc sử dụng nguồn nguy hiểm cao độ đã thể hiện một phần lỗi của họ(phù hợp với đoạn 2, khoản 4, ĐIều 623, BLDS 2005).

    +CÒn ngược lại, nếu người được giao nguồn nguy hiểm cao độ gây ra thiệt hại nghiêm trọng mà không phải do không khả năng sử dụng nguồn nguy hiểm cao độ đó mà do cố tình vi phạm những quy tắc được pháp luật đặt ra (biết mà cố tình vi phạm) thì khi đó, chủ sở hữu không thể bị coi là có lỗi và chịu trách nhiệm liên đới với người được giao mà gây ra hậu quả đó (phù hợp với câu thứ 2 của khoản 2, Điều 623, BLDS 2005).

    Đời người ngắn hay dài há do ý muốn. Đã biết như thế mà còn tham sống, há không phải là u mê. Đã biết như thế, mà còn sợ chết há không phải là tuổi trẻ lưu lạc tha hương đến nỗi quên cả đường về. Đã biết như thế người chết đi có khi lại hối hận là từng tham sống cũng nên - Trang Tử

    Dịch nghĩa:

    Sống chắc gì đã sướng mà chết chắc gì đã khổ. Sống chết thật ra không khác nhau bao nhiêu. Con người ta khi sống chẳng qua là một giấc mộng lớn. Khi chết đi chính là tỉnh mộng. Không chừng sau khi chết, lại thấy rằng trước đó mình cứ ham sống thật là ngu xuẩn. Sao không chết sớm hơn. Hệt như sau khi chúng ta trải qua một cơn ác mộng đáng sợ, tỉnh lại cảm thấy giấc mộng vừa qua thật quá dài.

     
    Báo quản trị |  
  • #214006   16/09/2012

    tramnguyen531991
    tramnguyen531991

    Sơ sinh

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:12/08/2012
    Tổng số bài viết (8)
    Số điểm: 100
    Cảm ơn: 6
    Được cảm ơn 0 lần


    cái này có nghị quyết hướng dẫn là nghị quyết 03/2006 mà, mấy bạn thử tham khảo xem sao

     

     
    Báo quản trị |