Người Việt Nam định cư ở nước ngoài nhận con nuôi đích danh để đưa sang Mỹ

Chủ đề   RSS   
  • #593967 19/11/2022

    Người Việt Nam định cư ở nước ngoài nhận con nuôi đích danh để đưa sang Mỹ

    1. ĐIỀU KIỆN ĐỂ NHẬN CON NUÔI CỦA NGƯỜI VIỆT NAM ĐỊNH CƯ Ở NƯỚC NGOÀI

    Căn cứ khoản 1 Điều 29 Luật nuôi con nuôi 2010 quy định:

    Điều 29. Điều kiện đối với người nhận con nuôi

    1. Người Việt Nam định cư ở nước ngoài, người nước ngoài thường trú ở nước ngoài nhận người Việt Nam làm con nuôi phải có đủ các điều kiện theo quy định của pháp luật nước nơi người đó thường trú và quy định tại Điều 14 của Luật này.

    [...]”

    Như vậy, để người Việt Nam định cư ở nước ngoài nhận nuôi con nuôi tại Việt Nam cần phải đáp ứng điều kiện pháp luật của nước nơi người đó thường trú và quy định tại Điều 14 Luật nuôi con nuôi 2010 như sau.

    Điều kiện đối với người nhận con nuôi:

    1/ Có năng lực hành vi dân sự đầy đủ;

    2/ Hơn con nuôi từ 20 tuổi trở lên;

    3/ Có điều kiện về sức khỏe, kinh tế, chỗ ở bảo đảm việc chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con nuôi;

    4/ Có tư cách đạo đức tốt.

    Lưu ý: Các trường hợp không được phép nhận nuôi con nuôi

    1/ Đang bị hạn chế một số quyền của cha, mẹ đối với con chưa thành niên;

    2/ Đang chấp hành quyết định xử lý hành chính tại cơ sở giáo dục, cơ sở chữa bệnh;

    3/ Đang chấp hành hình phạt tù;

    4/ Chưa được xóa án tích về một trong các tội cố ý xâm phạm tính mạng, sức khỏe, nhân phẩm, danh dự của người khác; ngược đãi hoặc hành hạ ông bà, cha mẹ, vợ chồng, con, cháu, người có công nuôi dưỡng mình; dụ dỗ, ép buộc hoặc chứa chấp người chưa thành niên vi phạm pháp luật; mua bán, đánh tráo, chiếm đoạt trẻ em.

    2. HỒ SƠ, THỦ TỤC NHẬN NUÔI CON NUÔI

    2.1.1 Về hồ sơ

    Căn cứ Điều 31 Luật nuôi con nuôi 2010 quy định về hồ sơ trường hợp này như sau:

    1/ Đơn xin nhận con nuôi;

    2/ Bản sao Hộ chiếu hoặc giấy tờ có giá trị thay thế;

    3/ Văn bản cho phép được nhận con nuôi ở Việt Nam;

    4/ Bản điều tra về tâm lý, gia đình;

    5/ Văn bản xác nhận tình trạng sức khỏe;

    6/ Văn bản xác nhận thu nhập và tài sản;

    7/ Phiếu lý lịch tư pháp;

    8/ Văn bản xác nhận tình trạng hôn nhân;

    Lưu ý: Các hồ sơ từ 2,3,4,5,6,7,8 là do cơ quan có thẩm quyền của nước nơi người nhận con nuôi thường trú lập, cấp hoặc xác nhận. 

    2.1.2 Về thủ tục

    Căn cứ khoản 1 Điều 17 Nghị định 19/2011/NĐ-CP quy định:

    Điều 17. Thủ tục nộp và tiếp nhận hồ sơ của người nhận con nuôi nước ngoài

    Thủ tục nộp và tiếp nhận hồ sơ của người Việt Nam định cư ở nước ngoài, người nước ngoài thường trú ở nước ngoài nhận trẻ em Việt Nam làm con nuôi được thực hiện theo quy định tại khoản 3 Điều 31 của Luật Nuôi con nuôi và quy định cụ thể sau đây:

    1. Trường hợp nhận con nuôi đích danh, thì người nhận con nuôi trực tiếp nộp hồ sơ tại Cục Con nuôi. Trường hợp có lý do chính đáng mà không thể trực tiếp nộp hồ sơ tại Cục Con nuôi, người nhận con nuôi ủy quyền bằng văn bản cho người có quan hệ họ hàng, thân thích thường trú tại Việt Nam nộp hồ sơ tại Cục Con nuôi hoặc gửi hồ sơ cho Cục Con nuôi qua đường bưu điện theo hình thức gửi bảo đảm.

    [...]”

    Như vậy, theo trường hợp người được nhận con nuôi được chỉ đích danh sẽ nộp hồ sơ tại Cục con nuôi, trường hợp không thể nộp trực tiếp sẽ theo quy định trên.

    Lưu ý: Các hồ sơ nêu trên cần phải được hợp pháp hóa lãnh sự (căn cứ theo Điều 30 Luật nuôi con nuôi 2010).

    Ngoài ra, thời hạn 15 ngày, kể từ ngày nhận được hồ sơ do Sở Tư pháp trình, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định cho trẻ em làm con nuôi nước ngoài (căn cứ theo Điều 37 Luật nuôi con nuôi 2010).

     

     
    451 | Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn dtphuonglaw98 vì bài viết hữu ích
    ThanhLongLS (21/11/2022)

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #595107   30/11/2022

    vuthienan134
    vuthienan134
    Top 500
    Lớp 2

    Vietnam --> Hồ Chí Minh
    Tham gia:14/06/2022
    Tổng số bài viết (352)
    Số điểm: 3840
    Cảm ơn: 2
    Được cảm ơn 30 lần


    Người Việt Nam định cư ở nước ngoài nhận con nuôi đích danh để đưa sang Mỹ

    Cảm ơn bài viết của tác giả. Nhiều người Việt Nam định cư tại nước ngoài vẫn chưa rõ về điều kiện, thủ tục để nhận con nuôi đưa sang Mỹ. Bài viết của tác giả đã cung cấp đầy đủ thông tin từ điều kiện để nhận con nuôi, hồ sơ bao gồm những giấy tờ gì và thủ tục nhận con nuôi dành cho người Việt Nam đang định cư tại nước ngoài. Mong bài viết của bạn có thể được nhiều người biết đến.

     
    Báo quản trị |  
  • #597273   24/01/2023

    camnhungtng
    camnhungtng
    Top 500


    Vietnam --> Hồ Chí Minh
    Tham gia:15/12/2022
    Tổng số bài viết (268)
    Số điểm: 2117
    Cảm ơn: 9
    Được cảm ơn 22 lần


    Người Việt Nam định cư ở nước ngoài nhận con nuôi đích danh để đưa sang Mỹ

    Mình cám ơn bạn đã chia sẻ thông tin. Hiện nay, nhiều người Việt Nam ở nước ngoài muốn nhận con nuôi nhưng không biết phải làm thế nào và quy định pháp luật ra sao, bài viết của bạn đã giải đáp được vướng mắc của nhiều người. Và mình xin phép bổ sung thêm thông tin về các trường hợp nhận con nuôi đích danh như sau:

    Theo khoản 2 điều 28 Luật Nuôi con nuôi 2010, người Việt Nam định cư ở nước ngoài, người nước ngoài thường trú ở nước ngoài được nhận con nuôi đích danh trong các trường hợp sau đây:

    a) Là cha dượng, mẹ kế của người được nhận làm con nuôi;

    b) Là cô, cậu, dì, chú, bác ruột của người được nhận làm con nuôi;

    c) Có con nuôi là anh, chị, em ruột của trẻ em được nhận làm con nuôi;

    d) Nhận trẻ em khuyết tật, nhiễm HIV/AIDS hoặc mắc bệnh hiểm nghèo khác làm con nuôi;

    đ) Là người nước ngoài đang làm việc, học tập ở Việt Nam trong thời gian ít nhất là 01 năm.

    Ngoài ra, trường hợp “Nhận trẻ em khuyết tật, nhiễm HIV/AIDS hoặc mắc bệnh hiểm nghèo khác làm con nuôi” còn được hướng dẫn tại điều 3 Nghị định 19/2011/NĐ-CP đã được sửa đổi bởi khoản 2 điều 1 Nghị định 24/2019/NĐ-CP, cụ thể:

    “1. Trẻ em khuyết tật, trẻ em mắc bệnh hiểm nghèo được nhận đích danh làm con nuôi theo quy định tại điểm d khoản 2 Điều 28 của Luật nuôi con nuôi, gồm trẻ em bị sứt môi hở hàm ếch; trẻ em bị mù một hoặc cả hai mắt; trẻ em bị câm, điếc; trẻ em bị khoèo chân, tay; trẻ em không có ngón hoặc bàn chân, tay; trẻ em nhiễm HIV; trẻ em mắc các bệnh về tim; trẻ em không có hậu môn hoặc bộ phận sinh dục; trẻ em mắc các bệnh về máu; trẻ em bị khuyết tật khác hoặc mắc bệnh hiểm nghèo khác cần điều trị khẩn cấp hoặc cả đời.”

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn camnhungtng vì bài viết hữu ích
    ThanhLongLS (27/01/2023)
  • #597282   24/01/2023

    nguyenthikimdung2000
    nguyenthikimdung2000
    Top 500
    Lớp 1

    Vietnam --> Hồ Chí Minh
    Tham gia:16/08/2022
    Tổng số bài viết (241)
    Số điểm: 2480
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 67 lần


    Người Việt Nam định cư ở nước ngoài nhận con nuôi đích danh để đưa sang Mỹ

    Cảm ơn bài viết của tác giả. Căn cứ theo quy định tại Khoản 2 Điều 28 Luật nuôi con nuôi 2010 về các trường hợp nuôi con có yếu tố nước ngoài, cụ thể là người ở nước ngoài nhận con nuôi:

    Người Việt Nam định cư ở nước ngoài, người nước ngoài thường trú ở nước ngoài được nhận con nuôi đích danh trong các trường hợp sau đây:

    Là cha dượng, mẹ kế của người được nhận làm con nuôi;

    Là cô, cậu, dì, chú, bác ruột của người được nhận làm con nuôi;

    Có con nuôi là anh, chị, em ruột của trẻ em được nhận làm con nuôi;

    Nhận trẻ em khuyết tật, nhiễm HIV/AIDS hoặc mắc bệnh hiểm nghèo khác làm con nuôi;

    Là người nước ngoài đang làm việc, học tập ở Việt Nam trong thời gian ít nhất là 01 năm.

     
    Báo quản trị |