>>> Bạn nhầm lẫn giữa "Ủy quyền" và "Chuyển quyền"?
>>> Những trường hợp không được ủy quyền
>>> Trường hợp nào ủy quyền phải công chứng?
>>> Giấy ủy quyền và hợp đồng ủy quyền
Đọc bài viết của MOD Ls. TranTrongQui về chia sẻ những vấn đề khi ký hợp đồng tại văn phòng công chứng, mình mới bất giác thắc mắc câu hỏi “Người ủy quyền có được thực hiện công việc đã ủy quyền không?”
Bộ luật dân sự 2015 không quy định rõ vấn đề này, do vậy mà hiện tại có 2 luồng quan điểm:
Quan điểm thứ nhất: Khi một cá nhân (bên ủy quyền) ủy quyền cho cá nhân khác (bên nhận ủy quyền) xác lập, thực hiện giao dịch dân sự hoặc giao dịch khác (không trái pháp luật và đạo đức xã hội) thay bên ủy quyền thì sẽ không làm mất đi quyền của bên ủy quyền khi thực hiện giao dịch dân sự hoặc giao dịch khác.
Quan điểm này cho rằng, ủy quyền khác với chuyển quyền, bởi chuyển quyền thì bên chuyển quyền đã chuyển giao quyền của mình cho người khác, quyền của bên chuyển quyền không còn, còn ủy quyền tức là chỉ giao cho bên nhận ủy quyền thực hiện một công việc nhất định trong thời gian tạm thời mà không làm mất đi quyền của bên ủy quyền.
Lấy ví dụ dễ hiểu cho quan điểm này, đó là A là Giám đốc Công ty X, trong thời gian A đi công tác ở Mỹ 1 tháng, A ủy quyền cho B là Phó Giám đốc Công ty X ký các hợp đồng với đối tác tại Việt Nam. Do có trục trặc giấy tờ, nên A không đi công tác ở Mỹ nữa, vậy A có được ký hợp đồng mà mình đã ủy quyền cho B không?
Theo quan điểm thứ nhất này, A vẫn toàn quyền ký hợp đồng mà mình đã ủy quyền cho B thực hiện.
Quan điểm thứ hai: Khi một cá nhân (bên ủy quyền) ủy quyền cho cá nhân khác (bên nhận ủy quyền) xác lập, thực hiện giao dịch dân sự hoặc giao dịch khác (không trái pháp luật và đạo đức xã hội) thay bên ủy quyền thì trong thời gian ủy quyền đó, bên ủy quyền không có quyền thực hiện công việc đã ủy quyền.
Cũng ví dụ nêu trên, nhưng để A ký hợp đồng với đối tác thì A buộc phải hủy bỏ văn bản ủy quyền với B.
Vậy nếu là bạn, bạn sẽ chọn quan điểm nào?