Người tự thú và người đầu thú có gì khác nhau?

Chủ đề   RSS   
  • #600544 26/03/2023

    legiadien

    Sơ sinh

    Vietnam
    Tham gia:26/03/2023
    Tổng số bài viết (47)
    Số điểm: 470
    Cảm ơn: 3
    Được cảm ơn 4 lần


    Người tự thú và người đầu thú có gì khác nhau?

    Căn cứ điểm h, i khoản 1 Điều 4 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015 quy định như sau:

    Giải thích từ ngữ

    1. Trong Bộ luật này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:

    [...]

    h) Tự thú là việc người phạm tội tự nguyện khai báo với cơ quan, tổ chức về hành vi phạm tội của mình trước khi tội phạm hoặc người phạm tội bị phát hiện.

    i) Đầu thú là việc người phạm tội sau khi bị phát hiện đã tự nguyện ra trình diện và khai báo với cơ quan có thẩm quyền về hành vi phạm tội của mình.

    ...

    Như vậy, từ quy định trên có thể thấy rằng, người tự thú và người đầu thú hoàn toàn có sự khác nhau về bản chất. Bời vì người tự thú là việc người phạm tội tự nguyện khai báo với cơ quan, tổ chức về hành vi phạm tội của mình khi hành vi phạm tội của mình chưa bị phát hiện. Còn người đầu thú là việc người phạm tội sau khi bị phát hiện đã tự nguyện ra trình diện và khai báo với cơ quan có thẩm quyền về hành vi phạm tội của mình.

     
    420 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #601406   31/03/2023

    Người tự thú và người đầu thú có gì khác nhau?

    Cảm ơn thông tin hữu ích bạn đã chia sẻ. Hiện nay vẫn còn nhiều người nhầm lẫn về hai khái niệm đầu thú và tự tú. Qua bài viết này đã giúp tôi củng cố thêm hai khái niệm từ đó có thể sử dụng cho phù hợp trong các vấn đề liên quan, việc hiểu được bản chất của "đầu thú " và "tự thú" sẽ giúp tôi tránh những nhầm lẫn không đáng có trong việc dùng thuật ngữ.

     
    Báo quản trị |  
  • #601478   31/03/2023

    nitrum01
    nitrum01
    Top 500
    Lớp 1

    Vietnam
    Tham gia:25/12/2022
    Tổng số bài viết (333)
    Số điểm: 2730
    Cảm ơn: 2
    Được cảm ơn 46 lần


    Người tự thú và người đầu thú có gì khác nhau?

    Cảm ơn những chia sẽ của tác giả, nhờ đó mà tôi có thể phân biệt được hai hành vi này, trước giờ tôi cứ tưởng người tự thú và người đầu thú là một. Có thể thấy rằng người tự thú và người đầu thú hoàn toàn có sự khác nhau về bản chất.

     

     
    Báo quản trị |  
  • #601594   02/04/2023

    phuongnganne
    phuongnganne

    Sơ sinh

    Vietnam
    Tham gia:29/03/2023
    Tổng số bài viết (53)
    Số điểm: 460
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 6 lần


    Người tự thú và người đầu thú có gì khác nhau?

    Cảm ơn bài viết của bạn đã giúp mình có nhiều thêm thông tin. Trước đây, mình hay dùng sai giữa tự thú và đầu thú. Như vậy, tự thú là việc người phạm tội tự nguyện khai báo còn đầu thú là việc người phạm tội sau khi bị phát hiện đã tự nguyện ra trình diện và khai báo

     
    Báo quản trị |  
  • #601609   02/04/2023

    hirono
    hirono
    Top 200
    Lớp 3

    Vietnam
    Tham gia:17/05/2022
    Tổng số bài viết (434)
    Số điểm: 4402
    Cảm ơn: 2
    Được cảm ơn 62 lần


    Người tự thú và người đầu thú có gì khác nhau?

    cảm ơn thông tin hữu ích bạn đã chia sẻ. Bài viết của bạn đã cung cấp thông tin "Người tự thú" và "Người đầu thú" về bản chất là hoàn toàn khác nhau. Khác biệt ở đây là hành vi phạm tội đã được phát hiện hay chưa được phát hiện. Do đó cần năm rõ điểm này để sử dụng thuật ngữ cho phù hợp
     
     
    Báo quản trị |  
  • #603337   16/06/2023

    Lsnguyenvanvien
    Lsnguyenvanvien

    Male
    Luật sư địa phương

    Bắc Ninh, Việt Nam
    Tham gia:13/10/2017
    Tổng số bài viết (32)
    Số điểm: 175
    Cảm ơn: 3
    Được cảm ơn 28 lần


    Người tự thú và người đầu thú có gì khác nhau?

    Người đầu thú là người tự ra trình diện khi cơ quan điều tra chưa phát hiện phạm tội. Tức là cơ quan điều tra chưa phát hiện phạm tội hoặc chưa có quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can

    Tự thù là tình tiết giảm nhẹ khoản 1 điều 51 BLHS 2015

    Đầu thú là tội phạm đã hoàn thành rồi, cơ quan điều tra đã phát hiện ra tội phạm là ai rồi, đã có quyết định khởi tố bị can khởi tố vụ án rồi.  Đầu thú là bị can ra trình diện khi cơ quan điều tra đã phát hiện ra tội phạm và được tính vào tình tiết giảm nhẹ theo khoản 2 điều 51 BLHS 2015.

    Luật sư Nguyễn Văn Viên

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn Lsnguyenvanvien vì bài viết hữu ích
    ThanhLongLS (17/06/2023)