Người tố cáo có quyền được biết kết luận nội dung tố cáo của cơ quan giải quyết tố cáo không?

Chủ đề   RSS   
  • #604286 26/07/2023

    danluan123
    Top 50
    Male
    Lớp 7

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:14/07/2020
    Tổng số bài viết (1195)
    Số điểm: 8720
    Cảm ơn: 1
    Được cảm ơn 96 lần


    Người tố cáo có quyền được biết kết luận nội dung tố cáo của cơ quan giải quyết tố cáo không?

    Liên quan đến vấn đề tố cáo, đặc biệt trong các cơ quan, ban ngành vi phạm về các quy định công tác quản lý trong các lĩnh vực, đặc biệt trường hợp người tố cáo thực hiện tố cáo hành vi vi phạm của người nào đó thì người tố cáo này có quyền được biết biết kết luận nội dung tố cáo của cơ quan giải quyết tố cáo không.

    Căn cứ Điểm c Khoản 1 Điều 9 Luật tố cáo 2018 quy định như sau:

    Quyền và nghĩa vụ của người tố cáo

    - Người tố cáo có các quyền sau đây:

    +  Thực hiện quyền tố cáo theo quy định của Luật này;

    +  Được bảo đảm bí mật họ tên, địa chỉ, bút tích và thông tin cá nhân khác;

    +  Được thông báo về việc thụ lý hoặc không thụ lý tố cáo, chuyển tố cáo đến cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền giải quyết, gia hạn giải quyết tố cáo, đình chỉ, tạm đình chỉ việc giải quyết tố cáo, tiếp tục giải quyết tố cáo, kết luận nội dung tố cáo;

    +  Tố cáo tiếp khi có căn cứ cho rằng việc giải quyết tố cáo của cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền không đúng pháp luật hoặc quá thời hạn quy định mà tố cáo chưa được giải quyết;

    +  Rút tố cáo;

    +  Đề nghị cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền áp dụng các biện pháp bảo vệ người tố cáo;

    +  Được khen thưởng, bồi thường thiệt hại theo quy định của pháp luật.

    Khi giải quyết tố cáo thì người giải quyết tố cáo có các nghĩa vụ gì?

    Tại Khoản 2 Điều 11 Luật tố cáo 2018 quy định như sau:

    -  Người giải quyết tố cáo có các nghĩa vụ sau đây:

    + Bảo đảm khách quan, trung thực, đúng pháp luật trong việc giải quyết tố cáo;

    + Áp dụng các biện pháp bảo vệ cần thiết theo thẩm quyền hoặc kiến nghị cơ quan có thẩm quyền áp dụng các biện pháp bảo vệ người tố cáo;

    + Không tiết lộ thông tin về việc giải quyết tố cáo; bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của người bị tố cáo khi chưa có kết luận nội dung tố cáo

    + Thông báo cho người tố cáo về việc thụ lý hoặc không thụ lý tố cáo, việc chuyển vụ việc tố cáo đến cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền giải quyết, gia hạn giải quyết tố cáo, đình chỉ, tạm đình chỉ việc giải quyết tố cáo, tiếp tục giải quyết tố cáo, kết luận nội dung tố cáo;

    + Thông báo cho người bị tố cáo về nội dung tố cáo, gia hạn giải quyết tố cáo, đình chỉ, tạm đình chỉ việc giải quyết tố cáo, tiếp tục giải quyết tố cáo; gửi kết luận nội dung tố cáo cho người bị tố cáo;

    + Chịu trách nhiệm trước pháp luật về việc giải quyết tố cáo;

    + Bồi thường thiệt hại, bồi hoàn do hành vi giải quyết tố cáo trái pháp luật của mình gây ra.

    Quy định về xử lý ban đầu thông tin tố cáo được thực hiện ra sao?

    Căn cứ Điều 24 Luật tố cáo 2018 quy định về xử lý ban đầu thông tin tố cáo như sau:

    - Trong thời hạn 07 ngày làm việc kể từ ngày nhận được tố cáo, cơ quan, tổ chức, cá nhân có trách nhiệm vào sổ, phân loại, xử lý ban đầu thông tin tố cáo, kiểm tra, xác minh thông tin về người tố cáo và điều kiện thụ lý tố cáo; trường hợp phải kiểm tra, xác minh tại nhiều địa điểm hoặc phải ủy quyền cho cơ quan, tổ chức có thẩm quyền kiểm tra, xác minh thì thời hạn này có thể kéo dài hơn nhưng không quá 10 ngày làm việc.

    - Trường hợp đủ điều kiện thụ lý thì ra quyết định thụ lý tố cáo theo quy định tại Điều 29 của Luật này; trường hợp không đủ điều kiện thụ lý thì không thụ lý tố cáo và thông báo ngay cho người tố cáo biết lý do không thụ lý tố cáo.

    - Trường hợp tố cáo không thuộc thẩm quyền giải quyết của mình thì trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được đơn tố cáo, phải chuyển đến cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền giải quyết và thông báo cho người tố cáo. Trường hợp người tố cáo đến tố cáo trực tiếp thì cơ quan, tổ chức, cá nhân tiếp nhận tố cáo hướng dẫn người tố cáo đến tố cáo với cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền giải quyết.

    - Trường hợp tố cáo không thuộc thẩm quyền giải quyết của mình và được gửi đồng thời cho nhiều cơ quan, tổ chức, cá nhân, trong đó có cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền giải quyết hoặc trường hợp đã hướng dẫn nhưng người tố cáo vẫn gửi tố cáo đến cơ quan, tổ chức, cá nhân không có thẩm quyền giải quyết thì cơ quan, tổ chức, cá nhân nhận được tố cáo không xử lý.

    Do đó, đối với người tố cáo khi phát hiện hành vi vi phạm của các cá nhân, tổ chức khác có quyền tố cáo và người có thẩm quyền khi giải quyết nội dung tố cáo thì phải thông báo cho người tố cáo biết việc thụ lý hoặc không thụ lý tố cáo, hay kết luận nội dung tố cáo theo quy định.

     
    934 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận