NGƯỜI TIÊU DÙNG, TỪ NẠN NHÂN TRỞ THÀNH BỊ CÁO: VÌ THIẾU HIỂU BIẾT PHÁP LUẬT

Chủ đề   RSS   
  • #469376 30/09/2017

    lskhacdo

    Male
    Luật sư địa phương

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:17/01/2016
    Tổng số bài viết (76)
    Số điểm: 1154
    Cảm ơn: 6
    Được cảm ơn 89 lần


    NGƯỜI TIÊU DÙNG, TỪ NẠN NHÂN TRỞ THÀNH BỊ CÁO: VÌ THIẾU HIỂU BIẾT PHÁP LUẬT

    Luật sự Đoàn Khắc Độ

    Không ít trường hợp, người tiêu dùng từ chỗ là nạn nhân đã trở thành bị cáo trong một vụ án hình sự, hoặc bị bắt tạm giữ hình sự, chỉ vì thiếu hiểu biết pháp luật, đã có những hành vi vi phạm pháp luật. Đơn cử là “vụ án con ruồi”, anh Võ Văn Minh từ chỗ nạn nhân của chai nước ngọt có con ruồi lại trở thành bị án; mới đây là vụ anh Nguyễn Cảnh Cường, ở TP.Vinh, do nóng ruột vì con uống sữa bị đau bụng đã xông vào siêu thị đập hư hỏng 07 lon sữa và bị công an bắt tạm giữ hình sự.... và còn nhiều vụ khác nữa... Anh Minh và anh Cường từ chỗ là nạn nhân của thực phẩm kém chất lượng đã trở thành bị can, bị cáo, bị tạm giữ hình sự.

    Qua những sự  việc nêu trên, tôi muốn nói đến việc thực hiện cái quyền của người tiêu dùng trong việc bảo vệ quyền lợi của mình khi phải sử dụng sản phẩm, hàng hóa kém chất lượng.

    Trong quan hệ mua bán sản phẩm, hàng hóa giữa người bán và người tiêu dùng thì thường người tiêu dùng nằm ở bên yếu thế. Nhà nước cũng đã có các quy định để bảo vệ bên yếu thế này, thể hiện trong Luật Bảo Vệ quyền lợi người tiêu dùng (Luật BVQLNTD) và Luật An toàn thực phẩm (Luật ATTP) và các văn bản pháp luật có liên quan. Nhưng cần lưu ý là pháp luật chỉ bảo vệ cho hành vi đúng pháp luật.

    KHI SỬ DỤNG THỰC PHẨM KHÔNG AN TOÀN, NGƯỜI TIÊU DÙNG NÊN HÀNH XỬ ĐÚNG PHÁP LUẬT

    Quyền của người tiêu dùng thực phẩm được quy định khá rõ tại Điều 9 Luật ATTP. Trong đó có quyền “Được bồi thường thiệt hại theo quy định của pháp luật do sử dụng thực phẩm không an toàn gây ra.”.

    Người tiêu dùng thực hiện quyền này thông qua một trong các cơ chế: Thương lượng; Hòa giải; Trọng tài; Tòa án (Điều 30 Luật BVQLNTD).

    Như vậy, khi dùng một đồ ăn, thức uống không an toàn gây ảnh hưởng đến tính mạng, sức khỏe thì người tiêu dùng có quyền yêu cầu nơi kinh doanh thực phẩm đó bồi thường thiệt hại. Nếu hai bên không thương lượng được thì có thể nhờ một tổ chức có thẩm quyền để hòa giải, hoặc khởi kiện ra Tòa hay Trọng tài.

    Tóm lại: Khi người tiêu dùng bị thiệt hại do sử dụng các thực phẩm hoặc hàng hóa khác gây ra thì cần có cách thức phù hợp trong việc yêu cầu bồi thường thiệt hại, có thể tham khảo ý kiến của luật sư, các chuyên gia pháp luật, nhằm tránh những trường hợp đáng tiếc vì hành động bộc phát, mà từ tư cách là bị hại lại trở thành người vi phạm pháp luật, thậm chí là bị can, bị cáo trong vụ án hình sự. 

    Cập nhật bởi lskhacdo ngày 30/09/2017 06:21:02 CH

    Luật sư Đoàn Khắc Độ, Giám đốc Công ty Luật TNHH Đại Đức

    Điện thoại: 0903 168 986

    Email: do@luatdaiduc.vn

    Website: www.luatdaiduc.vn

     
    11219 | Báo quản trị |  
    2 thành viên cảm ơn lskhacdo vì bài viết hữu ích
    cuongdrc (17/10/2017) chinamnhi (02/10/2017)

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #470069   08/10/2017

    vyvy2409
    vyvy2409
    Top 75
    Female
    Lớp 7

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:11/09/2017
    Tổng số bài viết (925)
    Số điểm: 8647
    Cảm ơn: 47
    Được cảm ơn 177 lần


    Những trường hợp này xảy ra chủ yếu vì người bị hại không thể kiểm soát được tâm lý của mình cùng với sự thiếu hiểu biết về pháp luật vì vậy vô tình từ nạn nhân trở thành bị cáo. Do đó, việc tuyên truyền pháp luật đến với người dân là điều rất quan trọng. Biết và hiểu về pháp luât sẽ giúp họ tránh được những rủi ro pháp lý không đáng xảy ra.

     
    Báo quản trị |  
  • #470529   12/10/2017

    trantomy
    trantomy
    Top 150
    Lớp 4

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:04/06/2016
    Tổng số bài viết (558)
    Số điểm: 5400
    Cảm ơn: 184
    Được cảm ơn 180 lần


    Người tiêu dùng thời nay đúng là rất vất vả, vừa phải trở thành nguời tiêu dùng thông thái, mà lỡ may không thể thông thái được mà chọn phải hàng kém chất lượng hay có vấn đề gì đó thì cũng phải cực kì thông thái để giải quyết tình huống chứ không thể hành xử theo cảm tính được sẽ rất dễ mang họa vào thân. Như một vụ việc cách đây không lâu về con của một giáo viên đăng ảnh bánh trung thu có dòi và cuối cũng giao viên đó bị công khai xin lỗi và bồi thường hơn 12 triệu đồng. 

     
    Báo quản trị |  
  • #471150   16/10/2017

    Xã hội ngày càng phát triển thì người tiêu dùng cũng phải là 1 người tiêu dùng khôn ngoan thì mới tránh được rủi ro, vì chỉ 1 hành vi nhỏ, 1 sơ suất nhỏ hay lòng tham trổi dậy cũng đưa người tiêu dùng vào con đường lao lý như thường, tương tự vụ án con ruồi của tân hiệp phát.

     
    Báo quản trị |  
  • #472176   25/10/2017

    maithanhloivn
    maithanhloivn
    Top 500
    Male


    Bình Định, Việt Nam
    Tham gia:14/07/2014
    Tổng số bài viết (267)
    Số điểm: 1833
    Cảm ơn: 35
    Được cảm ơn 43 lần


    Cái này trước đây thì rất ít xảy ra, nhưng tầm 5 năm trở lại đây thì nó xảy ra liên tục và trên các trang báo lơn luôn nhan nhản các trường hợp người tiêu dùng phải vướng vòng lao lý do không am hiểu pháp luật, do lòng tham như vụ con ruồi trong chai nước chẳng hạn. Do đó, phải không hơn để không phải là người tiếp theo.

     
    Báo quản trị |  
  • #472494   27/10/2017

    TruongMinhToan
    TruongMinhToan
    Top 150
    Male
    Lớp 7

    Bình Dương, Việt Nam
    Tham gia:05/01/2016
    Tổng số bài viết (565)
    Số điểm: 9874
    Cảm ơn: 170
    Được cảm ơn 190 lần


    Thực tiễn thì ý thức và kiến thức pháp luật của người dân Việt Nam không cao, không chỉ ở nhóm lao động chân tay mà cả những người lao động trí óc, thậm chí một số chủ doanh nghiệp vẫn không có đủ kiến thức căn bản về pháp lý.

    Do đó những trường hợp trên tuy là đáng tiếc, nhưng lại có tác dụng hiệu quả trong việc cảnh báo và nhắc nhở người dân về tầm quan trọng của việc hiểu biết và áp dụng pháp luật.

     
    Báo quản trị |  
  • #485642   26/02/2018

    thuylinh2311
    thuylinh2311
    Top 75
    Lớp 7

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:01/12/2017
    Tổng số bài viết (920)
    Số điểm: 9451
    Cảm ơn: 7
    Được cảm ơn 142 lần


    Trong thời gian vừa qua, xuất hiện rất nhiều phản ánh của người tiêu dùng về chất lượng sản phẩm từ hàng hóa họ mua có vấn đề. Rõ ràng, trong các trường hợp này, quyền lợi, sức khỏe của người tiêu dùng ít nhiều bị ảnh hưởng. Tuy nhiên, một thực tế tồn tại hiện nay, đó là không phải người tiêu dùng nào cũng biết cách ứng xử phù hợp và bảo vệ mình khi bị xâm hại.

    Khi phát hiện ra sản phẩm lỗi, sản phẩm kém chất lượng... người tiêu dùng hoàn toàn có thể lên tiếng để bảo vệ quyền lợi của mình, báo cho doanh nghiệp biết đến sai sót của mình để điều chỉnh. Tuy nhiên điểm chung của 2 vụ việc trên đó là hành động "lên tiếng" của 2 người trên đều bộc phát, theo ý đồ riêng của bản thân mà không căn cứ theo quy định của pháp luật. Thông thường khi phát hiện sản phẩm “lỗi”, người tiêu dùng cần lưu lại chứng cứ, có thể bằng những cách như chụp ảnh, quay video có người làm chứng hoặc lập biên bản sự việc có chữ lý xác nhận của những người làm chứng… Sau đó có thể báo ngay cho Hội Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng để góp phần bảo vệ quyền lợi chính đáng của khách hàng nói chung (khoản 2 Điều 9 Luật bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng 2010). Người tiêu dùng có quyền yêu cầu trực tiếp hoặc bằng văn bản đến cơ quan quản lý nhà nước về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng cấp huyện nơi thực hiện giao dịch giải quyết. Đồng thời người tiêu dùng, tổ chức xã hội có nghĩa vụ cung cấp thông tin, bằng chứng có liên quan đến hành vi vi phạm của tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa, dịch vụ. (Điều 25 Luật bảo vệ người tiêu dùng).

     
    Báo quản trị |