thân chào bạn.
thực tế, truất quyền là một chế định không được giải thích cụ thể trong bộ luật dân sự và do đó gây ra rất nhiều tranh cãi. có quan điểm cho rằng truất quyền bao gồm truất quyền trực tiếp và truất quyền gián tiếp, có người thì cho là chỉ có một loại truất quyền mà thôi, do đó đây vẫn chỉ là ý kiến của các chuyên gia, không phải là quy định chính thức.
thực tế,các chuyên gia đã cùng thống nhất rằng: dù phân chia theo kiểu gì đi nữa thì người bị truất quyền vẫn được hưởng một suất thừa kế theo pháp luật, do đó khi xét đến suất thừa kế không theo nội dung di chúc thì dù họ có bị truất quyền hay không vẫn được tính vào để chia thừa kế theo pháp luật, do đó:
trong trường hợp mà bạn nêu thì B vẫn được tính vào một suất thừa kế. như vậy, người thừa kế theo pháp luật ở hàng thứ nhất của A là B,C,D. theo đó, một suất thừa kế không phụ thuộc vào nội dung di chúc sẽ là: 500 : 3 x 2/3, và phần đó sẽ được trích theo % di sản của C và D được hưởng theo di chúc.
thân!
Cập nhật bởi takeshilaw ngày 15/06/2011 10:31:42 CH
Dương Văn Tín
Luật sư - Công ty TNHH Tư vấn Doanh nghiệp và Đầu tư Dương Luật
email: tinduong@duongluat.com
SĐT: 0974 168 279
Tư vấn thành lập doanh nghiệp - Tư vấn đầu tư nước ngoài
"Kiến thức cho đi là kiến thức còn mãi"