Người tham gia môn lặn có bình dưỡng khí với mục đích giải trí cần đáp ứng những điều kiện gì?

Chủ đề   RSS   
  • #613022 20/06/2024

    phucpham2205
    Top 50
    Lớp 12

    Vietnam --> Hồ Chí Minh
    Tham gia:31/01/2024
    Tổng số bài viết (1211)
    Số điểm: 21811
    Cảm ơn: 2
    Được cảm ơn 425 lần


    Người tham gia môn lặn có bình dưỡng khí với mục đích giải trí cần đáp ứng những điều kiện gì?

    TCVN 13551:2022 Dịch vụ lặn giải trí - Yêu cầu đối với các chương trình nhập môn về lặn có bình dưỡng khí.

    Cụ thể, TCVN 13551:2022 quy định về các yêu cầu về nội dung chương trình tối thiểu dành cho các cơ sở đào tạo đối với những trải nghiệm ban đầu trong lĩnh vực lặn có bình dưỡng khí với mục đích giải trí. 

    Theo đó, trong mọi điều kiện những yêu cầu này vẫn được coi là tiêu chuẩn về huấn luyện và trình độ chuyên môn của thợ lặn có bình dưỡng khí.

    Bên cạnh đó, TCVN 13551:2022 còn áp dụng cho các chương trình đưa người tham gia tới môi trường nước mở. Tuy nhiên, không áp dụng đối với những chương trình chỉ thực hiện ở môi trường vùng nước giới hạn như bể bơi.

    (1) Thiết bị lặn bao gồm những bộ phận gì? 

    Theo TCVN 13551:2022, thiết bị lặn hay tiếng Anh là diving equipment bao gồm những bộ phận như sau:

    - Chân vịt.

    - Mặt nạ lặn.

    - Ống thở.

    - Bộ điều chỉnh lặn.

    - Hệ thống khí thở luân phiên.

    - Xy lanh, hệ thống hỗ trợ xy lanh, bộ bù nổi, hệ thống thả nhanh trọng lượng (nếu phù hợp).

    - Đồng hồ đo áp suất lặn (bộ giám sát áp suất khí thở).

    - Phương tiện đo độ sâu, phương tiện đo thời gian và phương tiện giới hạn phơi nhiễm an toàn với khí trơ và bộ đồ lặn (nếu phù hợp).

    Theo đó, thiết bị lặn sẽ bao gồm những bộ phận như đã kể trên.

    Bên cạnh đó, TCVN 13551:2022 còn nêu rõ bộ điều chỉnh lặn còn được gọi là bộ chỉnh áp. Hệ thống Khi thở luân phiên có thể là hệ thống khí dạng “bạch tuộc” đơn giản cho tới hệ thống thở nhân đôi với bộ cấp khí thở riêng biệt. Đồng hồ đo áp suất lặn có thể là bộ giám sát áp suất khí thở.

    Ngoài ra, đối với những môi trường hoặc hoạt động cụ thể thì có thể cần thiết bị phụ trợ như dụng cụ hỗ trợ điều hướng dưới nước, dao/dụng cụ cắt.

    (2) Điều kiện tiên quyết đối với người tham gia môn lặn có bình dưỡng khí với mục đích giải trí

    Theo TCVN 13551:2022, người tham gia môn lặn có bình dưỡng khí với mục đích giải trí cần phải đáp ứng được những điều kiện tiên quyết như sau:

    - Người vị thành niên: Phải có sự đồng ý bằng văn bản của cha mẹ hoặc người giám hộ hợp pháp nếu người tham gia là người vị thành niên.

    Về sức khỏe: 

    Phải có bằng chứng bằng văn bản chứng minh người tham gia đã được sàng lọc y tế phù hợp để tham gia lặn giải trí thông qua bảng câu hỏi hoặc kiểm tra y tế phù hợp. 

    Về tờ khai sàng lọc y tế có thể tham khảo theo Mẫu tại Phụ lục A được ban hành kèm theo TCVN 13551:2022

    Trường hợp còn nghi ngờ hoặc tùy theo quyết định của người hướng dẫn lặn, người tham gia phải được giới thiệu đến các cơ sở y tế thích hợp. 

    Nếu không được bác sĩ khám, người tham gia bắt buộc phải ký cam kết đã hiểu thông tin dạng văn bản do người hướng dẫn lặn cung cấp về các loại bệnh tật và tình trạng thể lực có thể gây ra rủi ro liên quan đến hoạt động lặn.

    Theo đó, người tham gia lặn có bình dưỡng khí với mục đích giải trí cần phải đáp ứng được những điều kiện như đã nêu trên.

    (3) Chương trình đào tạo người nhập môn lặn có bình dưỡng khí với mục đích giải trí cần có những gì?

    Theo TCVN 13551:2022, Chương trình đào tạo cần phải bảo đảm người tham gia có kiến thức cơ bản phù hợp như sau:

    Về thiết bị, dụng cụ: Trong đó bao gồm:

    - Mặt nạ lặn.

    - Chân vịt.

    - Bộ bù nổi.

    - Hệ thống thả nhanh trọng lượng (khi cần có trọng lượng).

    - Bộ điều chỉnh lặn.

    - Đồng hồ đo áp suất lặn (máy đo áp suất khí thở).

    - Hệ thống khí thở luân phiên.

    Về hướng dẫn lặn: 

    - Các lý do đối với không nín thở, thở liên tục trong suốt quá trình lặn, từ từ nổi lên.

    - Kỹ thuật cân bằng;

    - Mối nguy tiềm ẩn tại chỗ (ví dụ: loài thủy sinh có hại);

    - các tín hiệu bằng tay.

    - Sự cần thiết của việc đăng ký một khoá đào tạo chuyên sâu hơn và địa điểm đào tạo.

    Về kỹ năng lặn: Bao gồm:

    - Thở dưới nước.

    - Làm sạch mặt nạ lặn.

    - Kỹ thuật làm thông tai/cân bằng.

    - Làm sạch miếng ngậm của ống thở và lặn tìm kiếm.

    Bên cạnh đó, đối với mỗi vùng nước nông, nước mở thì còn có những yêu cầu khác nhau.

    Xem thêm về Dịch vụ lặn giải trí - Yêu cầu đối với các chương trình nhập môn về lặn có bình dưỡng khí tại TCVN 13551:2022.

     
    51 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận