người sự dụng lao động dơn phương chấm dứt hợp đồng lao động

Chủ đề   RSS   
  • #284101 31/08/2013

    caoduc0893

    Sơ sinh

    Nghệ An, Việt Nam
    Tham gia:26/08/2013
    Tổng số bài viết (1)
    Số điểm: 20
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 0 lần


    người sự dụng lao động dơn phương chấm dứt hợp đồng lao động

    Có tinh huống mong các anh chị giúp đỡ
     
    Ngày 10/4/2010 ông A được nhận vào làm Bảo Vệ trong một công ty X, Đến ngày 1/6/2010 thì được kí hợp đồng lao động với mức la 5.000.000 đ/tháng. Ngày 10/5/2013 công ty X đã cho ông A thôi việc với lý do là" bộ phân bảo vệ không hoàn thành nhiệm vụ vì đã để xảy ra 3 lần mất trộm cắp tài sản trong 3 tháng liên tiếp (tháng 1, 2 và 3)ông A ko được đi làm kể từ ngày 11/5/2013
     
    câu hỏi là:
    1, Lý đo cong ty X chấm dứt HĐLĐ với ông A có hợp pháp ko? tại sao?
     
    2,giả sử công ty ra quyết định giải thể tổ bảo vệ và thuê mướn công ty chuyên nghiệp bảo vệ cho cong ty, thì việc công ty ra quyết định chấm dứt HĐLĐ đối với các nhân viên của tổ bảo vệ trong đó có ông A thì lý do chấm dứt đó đúng hay sai? tai sao? Công ty phải tiến hành những thủ tục gi?
     
    3,Hãy giải quyết quyền lợi cho ông A theo quy đinh pháp luật hiện hành.
     
    Em xin chân thành cảm ơn!
     
     
     
    4808 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #293598   26/10/2013

    TRUTH
    TRUTH
    Top 10
    Male
    Cao Đẳng

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:03/05/2013
    Tổng số bài viết (4694)
    Số điểm: 35125
    Cảm ơn: 673
    Được cảm ơn 1184 lần


    Điều kiện để áp dụng hình thức sa thải được quy định tại Điều 126 BLLĐ 2012

    Điều 126. Áp dụng hình thức xử lý kỷ luật sa thải

    Hình thức xử lý kỷ luật sa thải được người sử dụng lao động áp dụng trong những trường hợp sau đây:

    1. Người lao động có hành vi trộm cắp, tham ô, đánh bạc, cố ý gây thương tích, sử dụng ma tuý trong phạm vi nơi làm việc, tiết lộ bí mật kinh doanh, bí mật công nghệ, xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ của người sử dụng lao động, có hành vi gây thiệt hại nghiêm trọng hoặc đe doạ gây thiệt hại đặc biệt nghiêm trọng về tài sản, lợi ích của người sử dụng lao động;

    2. Người lao động bị xử lý kỷ luật kéo dài thời hạn nâng lương mà tái phạm trong thời gian chưa xoá kỷ luật hoặc bị xử lý kỷ luật cách chức mà tái phạm.

    Tái phạm là trường hợp người lao động lặp lại hành vi vi phạm đã bị xử lý kỷ luật mà chưa được xóa kỷ luật theo quy định tại Điều 127 của Bộ luật này;

    3. Người lao động tự ý bỏ việc 05 ngày cộng dồn trong 01 tháng hoặc 20 ngày cộng dồn trong 01 năm mà không có lý do chính đáng.

    Các trường hợp được coi là có lý do chính đáng bao gồm: thiên tai, hoả hoạn, bản thân, thân nhân bị ốm có xác nhận của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền và các trường hợp khác được quy định trong nội quy lao động.

    Còn trình tự thực hiện kỷ luật bạn xem tại Nghị định 33/2003/NĐ-CP sửa đổi Nghị định 41/CP năm 1995 Hướng dẫn Bộ Luật Lao động về kỷ luật lao động và trách nhiệm vật chất

     
    Báo quản trị |