Người sử dụng lao động

Chủ đề   RSS   
  • #133274 22/09/2011

    ChengloongBinhDuongPaper

    Sơ sinh

    Vietnam --> Hồ Chí Minh
    Tham gia:17/05/2011
    Tổng số bài viết (5)
    Số điểm: 250
    Cảm ơn: 6
    Được cảm ơn 0 lần


    Người sử dụng lao động

    Luật sư cho con hỏi: trong hợp đồng lao động nếu người sử dụng lao đông chết thì hợp đồng ấy có đương nhiên chấm dứt không ạ?
     
    14403 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #133475   23/09/2011

    BachThanhDC
    BachThanhDC
    Top 10
    Cao học

    Nghệ An, Việt Nam
    Tham gia:01/12/2009
    Tổng số bài viết (5291)
    Số điểm: 50883
    Cảm ơn: 1843
    Được cảm ơn 3561 lần


    Câu trả lời là có thể chấm dứt hoặc không.

    Bạn tham khảo các điều 374, 384, 385 BLDS.

    Hãy làm tất cả những gì trong phạm vi cho phép và khả năng có thể!

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn BachThanhDC vì bài viết hữu ích
    ChengloongBinhDuongPaper (23/09/2011)
  • #133928   25/09/2011

    ntdieu
    ntdieu
    Top 10
    Male
    Dân Luật bậc 1

    Đồng Nai, Việt Nam
    Tham gia:11/02/2009
    Tổng số bài viết (14972)
    Số điểm: 100055
    Cảm ơn: 3515
    Được cảm ơn 5369 lần


    Theo tôi thì câu trả lời đúng phải là "Hợp đồng lao động không đương nhiên chấm dứt".

    Trường hợp này phải căn cứ vào luật lao động, mà theo luật lao động thì

    Điều 36.

    Hợp đồng lao động chấm dứt trong những trường hợp sau đây:

    1- Hết hạn hợp đồng;

    2- Đã hoàn thành công việc theo hợp đồng;

    3- Hai bên thoả thuận chấm dứt hợp đồng;

    4- Người lao động bị kết án tù giam hoặc bị cấm làm công việc cũ theo quyết định của Toà án;

    5- Người lao động chết; mất tích theo tuyên bố của Toà án.

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn ntdieu vì bài viết hữu ích
    caythongnoel (25/09/2011)
  • #133940   25/09/2011

    TaiNhan288
    TaiNhan288
    Top 500
    Chồi

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:28/08/2011
    Tổng số bài viết (141)
    Số điểm: 1030
    Cảm ơn: 7
    Được cảm ơn 47 lần


    Theo tôi trong trường hợp này thì hợp đồng lao động sẽ đương nhiên chấm dứt.

    Thứ nhất, quan hệ pháp luật lao động thì nó cũng chỉ là một quan hệ dân sự theo nghĩa rộng vì thế hợp đồng lao động nó cũng được xem là hợp đồng dân sự theo nghĩa rộng.

    Thứ hai, trường hợp trong topic này hiện tại trong Bộ luật lao động không có quy phạm để điều chỉnh vì thế ta có thể áp dụng quy phạm pháp luật về hợp đồng dân sự trong BLDS 2005 để điều chỉnh trường hợp này.

    Điều 424. Chấm dứt hợp đồng dân sự  

    Hợp đồng chấm dứt trong các trường hợp sau đây:

    1. Hợp đồng đã được hoàn thành;

    2. Theo thoả thuận của các bên;

    3. Cá nhân giao kết hợp đồng chết, pháp nhân hoặc chủ thể khác chấm dứt mà hợp đồng phải do chính cá nhân, pháp nhân hoặc chủ thể đó thực hiện;

    4. Hợp đồng bị huỷ bỏ, bị đơn phương chấm dứt thực hiện;

    5. Hợp đồng không thể thực hiện được do đối tượng của hợp đồng không còn và các bên có thể thoả thuận thay thế đối tượng khác hoặc bồi thường thiệt hại;

    6. Các trường hợp khác do pháp luật quy định.


    Áp dụng như vậy thì tôi thấy vấn đề sẽ hợp lý hơn vì rõ ràng Điều 36 của BLLD không hề có quy định chấm dứt hợp đồng trong trường hợp người sử dụng lao động chết. Mà như vậy thì trong trường hợp người sử dụng lao động chết thì người lao động phải thực hiện nghĩa vụ với ai? và thực hiện như thế nào? nếu như hợp đồng lao động không chấm dứt.

    không gì là không thể

     
    Báo quản trị |  
    2 thành viên cảm ơn TaiNhan288 vì bài viết hữu ích
    ChengloongBinhDuongPaper (26/09/2011) caythongnoel (25/09/2011)
  • #133944   25/09/2011

    ntdieu
    ntdieu
    Top 10
    Male
    Dân Luật bậc 1

    Đồng Nai, Việt Nam
    Tham gia:11/02/2009
    Tổng số bài viết (14972)
    Số điểm: 100055
    Cảm ơn: 3515
    Được cảm ơn 5369 lần


    Có lẽ TaiNhan288 quên không để ý, đối với trường hợp của hợp đồng lao động thì "người sử dụng lao động" là cơ quan, tổ chức sử dụng lao động, chứ không phải người đứng đầu cơ quan tổ chức đó.

    Như vậy nếu "người sử dụng lao động" chết (được hiểu là người đứng đầu cơ quan, đơn vị chết) thì sẽ có người khác thay thế. Hợp đồng lao động không thể vì lý do này mà đương nhiên chấm dứt được.
     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn ntdieu vì bài viết hữu ích
    caythongnoel (25/09/2011)
  • #133950   25/09/2011

    TaiNhan288
    TaiNhan288
    Top 500
    Chồi

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:28/08/2011
    Tổng số bài viết (141)
    Số điểm: 1030
    Cảm ơn: 7
    Được cảm ơn 47 lần


    Chào anh Ntdieu.

    Thế này anh ạ, theo quy định của Điều 6 của Bộ Luật Lao Động thì:

    Điều 6

    Người lao động là người ít nhất đủ 15 tuổi, có khả năng lao động và có giao kết hợp đồng lao động.

    Người sử dụng lao động là doanh nghiệp, cơ quan, tổ chức hoặc cá nhân, nếu là cá nhân thì ít nhất phải đủ 18 tuổi, có thuê mướn, sử dụng và trả công lao động.


    Trường hợp này chủ topic đặt vấn đề là người sử dụng lao động chết thì nó phải áp dụng cho trường hợp là người sử dụng lao động là cá nhân chứ không phải là doanh nghiệp, cơ quan, tổ chức vì nếu là cơ quan, tổ chức , doanh nghiệp thì ở đây là phải dùng từ phán sản hoặc giải thể. Còn từ chết thì nó áp dụng cho cá nhân anh ạ.

    thân chào!

    không gì là không thể

     
    Báo quản trị |  
  • #133957   25/09/2011

    ntdieu
    ntdieu
    Top 10
    Male
    Dân Luật bậc 1

    Đồng Nai, Việt Nam
    Tham gia:11/02/2009
    Tổng số bài viết (14972)
    Số điểm: 100055
    Cảm ơn: 3515
    Được cảm ơn 5369 lần


    Chào TaiNhan288, trong trường hợp người sử dụng lao động là cá nhân thì tôi đồng ý rằng hợp đồng lao động sẽ đương nhiên chấm dứt. Thế nhưng từ câu hỏi của hththththththt thì không thể suy luận rằng câu hỏi này đang nói tới NSDLĐ là cá nhân, mà khả năng rất lớn đây là một cái "bẫy" của người ra đề.

    Trong thực tế thì tôi dám chắc số lượng hợp đồng lao động được ký với NSDLĐ là cá nhân không nhiều, chắc chắn không quá 0.1% so với số lượng HĐLĐ ký với NSDLĐ là tổ chức.

    Do vậy với câu hỏi này, xét về đa số tuyệt đối thì theo tôi câu trả lời là "HĐLĐ không đương nhiên chấm dứt", nếu muốn nói rõ hơn thì có thể thêm "trừ trường hợp NSDLĐ là cá nhân".

    Nói thêm là tranh luận của tôi với bạn chỉ để làm rõ xem nên hiểu "người sử dụng lao động" ở đây là cá nhân hay tổ chức, chứ còn khi đã làm rõ ý này rồi thì mọi ý kiến trả lời cho câu hỏi ban đầu sẽ giống nhau thôi


     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn ntdieu vì bài viết hữu ích
    caythongnoel (25/09/2011)
  • #133967   25/09/2011

    TaiNhan288
    TaiNhan288
    Top 500
    Chồi

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:28/08/2011
    Tổng số bài viết (141)
    Số điểm: 1030
    Cảm ơn: 7
    Được cảm ơn 47 lần


    ntdieu viết:
    Chào TaiNhan288, trong trường hợp người sử dụng lao động là cá nhân thì tôi đồng ý rằng hợp đồng lao động sẽ đương nhiên chấm dứt. Thế nhưng từ câu hỏi của hththththththt thì không thể suy luận rằng câu hỏi này đang nói tới NSDLĐ là cá nhân, mà khả năng rất lớn đây là một cái "bẫy" của người ra đề.



    Chủ topic đã dùng từ chết thì điều đó có nghĩa là NSDLD ở đây là các nhân rồi anh ạ, câu từ của luật là phải chính xác, chúng ta không thể nào nói là 1 doanh nghiệp hay tổ chức chết được.

    Còn trong trường hợp mà người đứng đầu của cơ quan, doanh nghiệp - người trực tiếp ký kết hợp đồng với NLD chết thì tôi cũng đang băn khoăn chưa khẳng định được.

    Để tôi suy nghỉ thêm rồi hôm sau chún ta bàn tiếp nha anh.

    Cuối tuần vui vẻ!

    không gì là không thể

     
    Báo quản trị |  
  • #133973   25/09/2011

    ChengloongBinhDuongPaper
    ChengloongBinhDuongPaper

    Sơ sinh

    Vietnam --> Hồ Chí Minh
    Tham gia:17/05/2011
    Tổng số bài viết (5)
    Số điểm: 250
    Cảm ơn: 6
    Được cảm ơn 0 lần


    Cho mình hỏi bạn TaiNhan 288 là cơ sở nào để bạn có thể khẳng định:  "quan hệ pháp luật lao động thì nó cũng chỉ là một quan hệ dân sự theo nghĩa rộng vì thế hợp đồng lao động nó cũng được xem là hợp đồng dân sự theo nghĩa rộng" ? Mình cám ơn những câu trả lời của các bạn dối với câu hỏi mà mình đặt ra.
    Chúc các bạn vui vẻ!
     
    Báo quản trị |  
  • #134045   25/09/2011

    TaiNhan288
    TaiNhan288
    Top 500
    Chồi

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:28/08/2011
    Tổng số bài viết (141)
    Số điểm: 1030
    Cảm ơn: 7
    Được cảm ơn 47 lần


    Bạn có thể đọc Điều 1 BLDS 2005.

    Điều 1. Nhiệm vụ và phạm vi điều chỉnh của Bộ luật dân sự 

    Bộ luật dân sự quy định địa vị pháp lý, chuẩn mực pháp lý cho cách ứng xử của cá nhân, pháp nhân, chủ thể khác; quyền, nghĩa vụ của các chủ thể về nhân thân và tài sản trong các quan hệ dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động (sau đây gọi chung là quan hệ dân sự).

    Bộ luật dân sự có nhiệm vụ bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của cá nhân, tổ chức, lợi ích của Nhà nước, lợi ích công cộng; bảo đảm sự bình đẳng và an toàn pháp lý trong quan hệ dân sự, góp phần tạo điều kiện đáp ứng
    thân chào!
    Cập nhật bởi TaiNhan288 ngày 25/09/2011 10:10:19 CH

    không gì là không thể

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn TaiNhan288 vì bài viết hữu ích
    ChengloongBinhDuongPaper (26/09/2011)
  • #134194   26/09/2011

    ChengloongBinhDuongPaper
    ChengloongBinhDuongPaper

    Sơ sinh

    Vietnam --> Hồ Chí Minh
    Tham gia:17/05/2011
    Tổng số bài viết (5)
    Số điểm: 250
    Cảm ơn: 6
    Được cảm ơn 0 lần


    Mình cảm ơn tất cả các bạn nhiều nha!
    Thân chào!
     
    Báo quản trị |  
  • #134124   26/09/2011

    yen_quan2105
    yen_quan2105

    Sơ sinh

    Bến Tre, Việt Nam
    Tham gia:19/09/2011
    Tổng số bài viết (15)
    Số điểm: 405
    Cảm ơn: 1
    Được cảm ơn 5 lần


    hợp đồng lao động

    các ban cho mình hỏi hợp đồng lao động có bị chấm dứt khi người sử dụng lao động chết ko?mình đọc điều 36 và điều 31 của bộ luật lao động nhưng mình vẫn chưa tìm ra câu trả lời được.cám ơn mấy bạn nhiều.

    hom qua la lich su..hien tai la mot mon qua cua cuoc song..hay tran trong nhung mon qua ay du no la 1 mon qua gia tri hay chi la 1 mon qua pe nho,binh thuong ma cuoc song da danh tang chung ta..

     
    Báo quản trị |  
  • #134198   26/09/2011

    ntdieu
    ntdieu
    Top 10
    Male
    Dân Luật bậc 1

    Đồng Nai, Việt Nam
    Tham gia:11/02/2009
    Tổng số bài viết (14972)
    Số điểm: 100055
    Cảm ơn: 3515
    Được cảm ơn 5369 lần


    Bạn yen_quan2105 xem thảo luận bên trên nhé
     
    Báo quản trị |  
  • #134313   26/09/2011

    BachThanhDC
    BachThanhDC
    Top 10
    Cao học

    Nghệ An, Việt Nam
    Tham gia:01/12/2009
    Tổng số bài viết (5291)
    Số điểm: 50883
    Cảm ơn: 1843
    Được cảm ơn 3561 lần


    Xin trao đổi với các bạn thêm về chủ đề này.

    Trước hết là ở ngay bài viết đầu tiên, tôi có đưa ra một số điều luật về nghĩa vụ dân sự theo quy định của BLDS, nhưng thiếu mất điều luật quy định về việc chấm dứt HĐDS (Đ 424).

    Và đúng như ý kiến của #fff8df;">#ca0002;">TaiNhan288, trường hợp topic nêu BLLĐ không điều chỉnh, nên cần căn cứ vào quy định của BLDS để giải quyết.

    Nhưng ý kiến của tôi vẫn là HĐ có thể chấm dứt, hoặc có thể không chấm dứt chứ không phải là "không đương nhiên chấm dứt" như ý kiến của anh Điều; cũng không phải là "đương nhiên chấm dứt" như ý kiến của bạn #fff8df;">#ca0002;">TaiNhan288.

    Vì sao lại như vây?

    Đồng ý với #fff8df;">#ca0002;">TaiNhan288 là NSDLĐ trong trường hợp này là cá nhân. Nhưng là cá nhân hay pháp nhân hoặc chủ thể khác thì cũng thế cả mà thôi. Bởi pháp luật đâu có quy định NSDLĐ là cá nhân chết hoặc NSDLĐ là pháp nhân hoặc chủ thể khác chấm dứt thì HĐ đương nhiên chấm dứt. Mà khoản 3 Điều 424 BLDS quy định:

    #fff8df;">3. Cá nhân giao kết hợp đồng chết, pháp nhân hoặc chủ thể khác chấm dứt mà hợp đồng phải do chính cá nhân, pháp nhân hoặc chủ thể đó thực hiện;

    Như vậy, để một HĐ chấm dứt theo khoản 3 Điều 424 BLDS thì đòi hỏi phải có đủ cả 2 điều kiện. Theo đó thì có 3 trường hợp:

    - Cá nhân giao kết HĐ chết là điều kiện cần, HĐ phải do chính cá nhân đó thực hiện là điều kiện đủ.

    - Pháp nhân giao kết HĐ chấm dứt là điều kiện cần, HĐ phải do chính pháp nhân đó thực hiện là điều kiện đủ.

    - Chủ thể khác giao kết HĐ chấm dứt là điều kiện cần, HĐ phải do chính chủ thể đó thực hiện là điều kiện đủ.

    Topic chỉ mới chỉ nêu là NSDLĐ là cá nhân chết, tức là mới chỉ có điều kiện cần. Chứ topic không nêu rõ HĐ đó có phải do chính cá nhân đó thực hiện hay không, tức là chưa đưa ra điều kiện đủ. Vậy làm sao đã khẳng định nó "đương nhiên chấm dứt" hay "không đương nhiên chấm dứt" được.

    Trân trọng!






    Hãy làm tất cả những gì trong phạm vi cho phép và khả năng có thể!

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn BachThanhDC vì bài viết hữu ích
    ChengloongBinhDuongPaper (27/09/2011)
  • #135662   30/09/2011

    vckham
    vckham

    Male
    Mầm

    Vĩnh Long, Việt Nam
    Tham gia:27/09/2011
    Tổng số bài viết (36)
    Số điểm: 535
    Cảm ơn: 7
    Được cảm ơn 3 lần


    khi người sử dụng lao động chết thì sao?

    cho em xin hỏi các luật sư câu hoi quan trọng:

    khi em nghiên cứu luật lao động không có ghi rõ khi người sử dụng lao động chết thì họp đồng lao động sẽ giải quyết như thế nào? chỉ có nêu khi người lao động chết thì họp đồng lao động coi như chấm dứt. giúp giùm em nha! đây là phần mà em sắp kiểm tra. cám ơn các luật xư rất nhiêu!!!11

     
    Báo quản trị |  
  • #135723   30/09/2011

    ntdieu
    ntdieu
    Top 10
    Male
    Dân Luật bậc 1

    Đồng Nai, Việt Nam
    Tham gia:11/02/2009
    Tổng số bài viết (14972)
    Số điểm: 100055
    Cảm ơn: 3515
    Được cảm ơn 5369 lần


    Bạn vckham tham khảo các bài thảo luận bên trên nhé
     
    Báo quản trị |