Người quản lý doanh nghiệp tham gia ứng cử ĐBQH thành công có phải thôi giữ chức vụ của mình !?

Chủ đề   RSS   
  • #108417 06/06/2011

    boyluat
    Top 50
    Male
    Lớp 12

    Thái Nguyên, Việt Nam
    Tham gia:19/04/2010
    Tổng số bài viết (1808)
    Số điểm: 19520
    Cảm ơn: 358
    Được cảm ơn 810 lần


    Người quản lý doanh nghiệp tham gia ứng cử ĐBQH thành công có phải thôi giữ chức vụ của mình !?

    Chào mọi người, liên quan tới vấn đề bầu cử thì mình có một thắc mắc nhỏ như thế này:

    Điều 13 LDN cấm cán bộ thành lập và quản lý DN. Mà ĐBQH cũng là cán bộ theo luật CBCC. Vì thế, nếu đang là ĐBQH thì không được quản lý DN. Như vậy thì người đang quản lý DN mà tham gia ứng cử ĐBQH mà thành công, thì khi trở thành ĐBQH có phải thôi làm quản lý ở DN hiện tại không nhỉ !? Mình nghĩ là có nếu theo luật.

    Còn ý kiến của mọi người thế nào !? Mong nhận được nhiều sự góp ý !

    Cập nhật bởi boyluat ngày 19/06/2012 08:31:48 SA

    Với luật sư, nói phải có căn cứ, có lý, có tình thì hãng nói. Nói chung chung, nói vu vơ, nói tránh đụng chạm thì tốt nhất là đừng nói.

    Làm thì làm làm dứt khoát, làm cẩn thận. Làm mà sợ đầu sợ đuôi, làm không đến đầu đến đũa thì tốt nhất là đừng làm.

    Còn luật sư mà nghĩ cái này, nói cái kia; nói một đằng, làm một nẻo thì tốt nhất là nên về quê chăn vịt.

    Vinh Quang l Trợ lý Luật sư - CÔNG TY LUẬT VIỆT KIM (www.luatvietkim.com)

    M: 0934.666.282 - E: vinhquang@luatvietkim.com - Ad: P1705 - Đ3, 15 Ngọc Khánh, Ba Đình, Hà Nội.

     
    5960 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #108585   07/06/2011

    DUCDUYCOMPANY123
    DUCDUYCOMPANY123

    Male
    Sơ sinh

    Đăk Nông, Việt Nam
    Tham gia:31/05/2011
    Tổng số bài viết (9)
    Số điểm: 171
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 3 lần


    NHỮNG VIỆC CÁN BỘ, CÔNG CHỨC KHÔNG ĐƯỢC LÀM

    Điều 18. Những việc cán bộ, công chức không được làm liên quan đến đạo đức công vụ

    1. Trốn tránh trách nhiệm, thoái thác nhiệm vụ được giao; gây bè phái, mất đoàn kết; tự ý bỏ việc hoặc tham gia đình công.

    2. Sử dụng tài sản của Nhà nước và của nhân dân trái pháp luật.

    3. Lợi dụng, lạm dụng nhiệm vụ, quyền hạn; sử dụng thông tin liên quan đến công vụ để vụ lợi.

    4. Phân biệt đối xử dân tộc, nam nữ, thành phần xã hội, tín ngưỡng, tôn giáo dưới mọi hình thức.

    Điều 19. Những việc cán bộ, công chức không được làm liên quan đến bí mật nhà nước

    1. Cán bộ, công chức không được tiết lộ thông tin liên quan đến bí mật nhà nước dưới mọi hình thức.

    2. Cán bộ, công chức làm việc ở ngành, nghề có liên quan đến bí mật nhà nước thì trong thời hạn ít nhất là 05 năm, kể từ khi có quyết định nghỉ hưu, thôi việc, không được làm công việc có liên quan đến ngành, nghề mà trước đây mình đã đảm nhiệm cho tổ chức, cá nhân trong nước, tổ chức, cá nhân nước ngoài hoặc liên doanh với nước ngoài.

    3. Chính phủ quy định cụ thể danh mục ngành, nghề, công việc, thời hạn mà cán bộ, công chức không được làm và chính sách đối với những người phải áp dụng quy định tại Điều này.

    Điều 20. Những việc khác cán bộ, công chức không được làm

    Ngoài những việc không được làm quy định tại Điều 18 và Điều 19 của Luật này, cán bộ, công chức còn không được làm những việc liên quan đến sản xuất, kinh doanh, công tác nhân sự quy định tại Luật phòng, chống tham nhũng, Luật thực hành tiết kiệm, chống lãng phí và những việc khác theo quy định của pháp luật và của cơ quan có thẩm quyền.
    Đấy là theo quy định của luật cán bộ công chức đó bạn,

     
    Báo quản trị |  
  • #108673   07/06/2011

    ntdieu
    ntdieu
    Top 10
    Male
    Dân Luật bậc 1

    Đồng Nai, Việt Nam
    Tham gia:11/02/2009
    Tổng số bài viết (14972)
    Số điểm: 100055
    Cảm ơn: 3515
    Được cảm ơn 5369 lần


    @ DUCDUYCOMPANY123 : Bạn trích dẫn luật như vậy để làm gì ?

    @ boyluat : Sau khi đọc kỹ Luật cán bộ công chức, có tham khảo đến Nghị định 06/2010 quy định những người là công chức thì tôi hiểu rằng đại biểu quốc hội, đại biểu HĐND các cấp không tự động được coi là cán bộ công chức. Chỉ khi được bầu giữ các chức vụ nào đó trong quốc hội, hội đồng nhân dân thì khi đó họ mới là cán bộ công chức.

    Do vậy nếu người quản lý doanh nghiệp trúng cử đại biểu quốc hội, đại biểu HĐND thì không phải thôi chức vụ quản lý của mình.
     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn ntdieu vì bài viết hữu ích
    boyluat (07/06/2011)
  • #108707   07/06/2011

    boyluat
    boyluat
    Top 50
    Male
    Lớp 12

    Thái Nguyên, Việt Nam
    Tham gia:19/04/2010
    Tổng số bài viết (1808)
    Số điểm: 19520
    Cảm ơn: 358
    Được cảm ơn 810 lần


    Chào anh Điều !

    Theo NĐ 06 thì chắc chắn không có ĐBQH nào là công chức, và hiện nay thì chưa có một văn bản dưới luật nào quy định cụ thể đối tượng là cán bộ dạng như Nghị định 06/2010/NĐ-CP quy định những người là công chức cả. Vì thế muốn xem ai là cán bộ, thì cứ căn cứ vào khoản 1 điều 4 của Luật CBCC 08 mà thôi;

    Cán bộ là công dân Việt Nam, được bầu cử, phê chuẩn, bổ nhiệm giữ chức vụ, chức danh theo nhiệm kỳ trong cơ quan của Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nước, tổ chức chính trị – xã hội ở trung ương, ở tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (sau đây gọi chung là cấp tỉnh), ở huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh (sau đây gọi chung là cấp huyện), trong biên chế và hưởng lương từ ngân sách nhà nước.


    Xét ĐBQH:

    - ĐBQH được bầu ra theo nhiệm kỳ trong cơ quan NN ở trung ương là QH.
    - ĐBQH chuyên trách thì có hưởng lương, còn không chuyên trách thì chỉ có phụ cấp.
    - ĐBQH em tìm không thấy có văn bản quy định biên chế ĐBQH => không có biên chế ĐBQH ????

    Vậy thì ĐBQH không có đại biểu nào là cán bộ cả ??? Điều này cũng lạ nhỉ, vì em thấy có một số nguồn cho rằng một số ĐBQH chuyên trách là cán bộ, anh cũng nói như vậy (Chỉ khi được bầu giữ các chức vụ nào đó trong quốc hội, hội đồng nhân dân thì khi đó họ mới là cán bộ công chức). !?

    @: cán bộ và công chức là riêng nhé, không phải là 1 thuật ngữ chung đâu.

    Với luật sư, nói phải có căn cứ, có lý, có tình thì hãng nói. Nói chung chung, nói vu vơ, nói tránh đụng chạm thì tốt nhất là đừng nói.

    Làm thì làm làm dứt khoát, làm cẩn thận. Làm mà sợ đầu sợ đuôi, làm không đến đầu đến đũa thì tốt nhất là đừng làm.

    Còn luật sư mà nghĩ cái này, nói cái kia; nói một đằng, làm một nẻo thì tốt nhất là nên về quê chăn vịt.

    Vinh Quang l Trợ lý Luật sư - CÔNG TY LUẬT VIỆT KIM (www.luatvietkim.com)

    M: 0934.666.282 - E: vinhquang@luatvietkim.com - Ad: P1705 - Đ3, 15 Ngọc Khánh, Ba Đình, Hà Nội.

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn boyluat vì bài viết hữu ích
    ntdieu (07/06/2011)
  • #108710   07/06/2011

    ntdieu
    ntdieu
    Top 10
    Male
    Dân Luật bậc 1

    Đồng Nai, Việt Nam
    Tham gia:11/02/2009
    Tổng số bài viết (14972)
    Số điểm: 100055
    Cảm ơn: 3515
    Được cảm ơn 5369 lần


    Chào boyluat, đúng là còn thêm vụ "đại biểu chuyên trách" nữa, lúc trước không nhớ ra. Theo suy luận của tôi thì đại biểu chuyên trách có thể là cán bộ, còn đại biểu thường thì chưa chắc đã là cán bộ (chỉ là suy luận, chưa tìm thấy văn bản hướng dẫn).

    Ngoài ra tôi muốn nói rõ thêm rằng tôi không hoàn toàn đồng ý với  '#92d050;">Vậy thì ĐBQH không có đại biểu nào là cán bộ cả ??". Ý tôi là trong số 500 ĐBQH có khá nhiều người vốn dĩ là cán bộ công chức, sau khi trở thành ĐBQH thì họ vẫn là cán bộ công chức. Còn những đại biểu khác nếu trước đó không là cán bộ hoặc công chức thì sau đó họ vẫn không đương nhiên trở thành cán bộ/công chức.

    Do vậy tôi vẫn bảo lưu ý kiến của mình rằng người quản lý doanh nghiệp không cần phải thôi làm quản lý ở doanh nghiệp của mình sau khi trúng cử ĐBQH, trừ khi được bầu vào 1 chức vụ nào đó, bao gồm cả việc làm đại biểu chuyên trách.
     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn ntdieu vì bài viết hữu ích
    boyluat (07/06/2011)
  • #108715   07/06/2011

    chaulevan
    chaulevan
    Top 100
    Lớp 8

    Bình Định, Việt Nam
    Tham gia:26/02/2009
    Tổng số bài viết (761)
    Số điểm: 11158
    Cảm ơn: 342
    Được cảm ơn 594 lần


    @#ff8c00;">boyluat ,
    Biên chế ở QH thực ra được hiểu là biên chế chuyên trách. Những người không nằm trong biên chế chuyên trách này gọi là đại biểu kiêm nhiệm (nghĩa là họ đang giữ một chức vụ hoặc có một công việc nào đó thôi).
    Về biên chế chuyên trách thì được quy định tại Điều 6 - Luật tổ chức quốc hội:

    Điều 6

    1. Uỷ ban thường vụ Quốc hội là cơ quan thường trực của Quốc hội.

    2. Uỷ ban thường vụ Quốc hội gồm có Chủ tịch Quốc hội, các Phó Chủ tịch Quốc hội và các Uỷ viên do Chủ tịch Quốc hội làm Chủ tịch, các Phó Chủ tịch Quốc hội làm các Phó Chủ tịch.

    Số Phó Chủ tịch Quốc hội và số Uỷ viên Uỷ ban thường vụ Quốc hội do Quốc hội quyết định.

    #c00000;">3. Thành viên Uỷ ban thường vụ Quốc hội không thể đồng thời là thành viên Chính phủ, làm việc theo chế độ chuyên trách.

    4. Uỷ ban thường vụ Quốc hội mỗi khoá thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của mình cho đến khi Quốc hội khoá mới bầu ra Uỷ ban thường vụ Quốc hội mới.

    CV

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn chaulevan vì bài viết hữu ích
    boyluat (07/06/2011)
  • #108718   07/06/2011

    boyluat
    boyluat
    Top 50
    Male
    Lớp 12

    Thái Nguyên, Việt Nam
    Tham gia:19/04/2010
    Tổng số bài viết (1808)
    Số điểm: 19520
    Cảm ơn: 358
    Được cảm ơn 810 lần


    @ Anh Điều, thì em có phản đối quan điểm của anh đâu, em đang tìm câu trả lời thôi . Nếu ĐBQH đang là công chức, thì họ không phải là công chức với tư cách ĐBQH, em không muốn đề cập tới lĩnh vực này, em muốn tìm xem là có ĐBQH nào có tư cách pháp lý là cán bộ hoặc công chức hay không thôi.

    @ Chị Vân. Nếu đúng như chị nói, thì ĐBQH chuyên trách đúng thật là cán bộ, như vậy nếu 36 ông doanh nhân năm nay trúng cử (chắc toàn là các quản lý cao tần của DN cả) thì nếu muốn làm ĐB chuyên trách thì phải từ bỏ chức vụ chính của mình, cũng nản nhỉ !

    Nhưng theo em nghĩ, thì biên chế với làm việc theo chế độ chuyên trách dù có thể cùng ngữ nghĩa, nhưng về mặt thuật ngữ pháp lý là khác nhau, và như vậy thì không thể đánh đồng được => không có ĐBQH nào là cán bộ, công chức cả !!!???

    Với luật sư, nói phải có căn cứ, có lý, có tình thì hãng nói. Nói chung chung, nói vu vơ, nói tránh đụng chạm thì tốt nhất là đừng nói.

    Làm thì làm làm dứt khoát, làm cẩn thận. Làm mà sợ đầu sợ đuôi, làm không đến đầu đến đũa thì tốt nhất là đừng làm.

    Còn luật sư mà nghĩ cái này, nói cái kia; nói một đằng, làm một nẻo thì tốt nhất là nên về quê chăn vịt.

    Vinh Quang l Trợ lý Luật sư - CÔNG TY LUẬT VIỆT KIM (www.luatvietkim.com)

    M: 0934.666.282 - E: vinhquang@luatvietkim.com - Ad: P1705 - Đ3, 15 Ngọc Khánh, Ba Đình, Hà Nội.

     
    Báo quản trị |  
  • #108839   08/06/2011

    nói tóm lại là không thôi giữ chức vụ
     
    Báo quản trị |  
  • #109230   09/06/2011

    baocongdoan
    baocongdoan
    Top 150
    Lớp 4

    Hải Phòng, Việt Nam
    Tham gia:12/07/2008
    Tổng số bài viết (585)
    Số điểm: 5291
    Cảm ơn: 148
    Được cảm ơn 317 lần


     @ Boyluat:  Điều 13 LDN cấm #ff0000;">cán bộ thành lập và quản lý DN.

    - Điều 13 LDN được hiểu rằng đang là #ff0000;">cán bộ thì không được #ff0000;">thành lập và quản lý doanh #ff0000;">nghiệp như: #ff0000;">Cty TNHH, cty cổ phần, cty tư nhân ....hoạt động theo luật doanh nghiệp 2005.

    Chức danh cán bộ được nhắc đến ở điều 13 LDN là cán bộ làm việc trong cơ quan nhà nước được xác định theo quy định của Luật Tổ chức Quốc hội, Luật tổ chức chính phủ, Luật tổ chức tòa án nhân dân, luật tổ chức viện kiểm sát nhân dân, luật tổ chức hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân, luật kiểm toán nhà nước và các quy định khác của pháp luật có liên quan.    

    - Đại biểu quốc hội là 36 doanh nhân ở Quốc hội khóa 13 không chịu sự điều chỉnh của luật CBCC boy ạ. Những đại biểu này khi trúng cử vào quốc hội vẫn điều hành doanh nghiệp bình thường.

    - Đại biểu quốc hội chuyên trách ở các địa phương thường là những đại biểu trong các cơ quan của Tổ chức chính trị-xã hội. 

    After the rain comes the sun!

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn baocongdoan vì bài viết hữu ích
    boyluat (09/06/2011)
  • #175597   01/04/2012

    vinhhdnd
    vinhhdnd

    Male
    Sơ sinh

    Trà Vinh, Việt Nam
    Tham gia:29/03/2012
    Tổng số bài viết (7)
    Số điểm: 35
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 0 lần


    Luật bầu cử QH không có quy định như thế,trong đợt bầu cử vừa qua củng có rất nhiều doanh nhân tham gia ứng cử có sau đâu,ĐBQH phải có đầy đủ cơ cấu thành phần mới đúng theo quy định.
     
    Báo quản trị |