Người phản bội Tổ quốc có bị tước quốc tịch hay không?

Chủ đề   RSS   
  • #603381 19/06/2023

    xuanuyenle
    Top 25
    Dân Luật bậc 1

    Vietnam
    Tham gia:02/08/2022
    Tổng số bài viết (2349)
    Số điểm: 81119
    Cảm ơn: 84
    Được cảm ơn 1693 lần


    Người phản bội Tổ quốc có bị tước quốc tịch hay không?

    Phản bội Tổ quốc là tội nặng nhất trong theo Hiến pháp. Theo đó, tội phản bội Tổ quốc hiện được quy định tại Điều 108 Bộ luật Hình sự 2015, xếp vị trí đầu tiên trong Chương các tội xâm phạm an ninh Quốc gia. Tuy vậy những phạm tội phản bội Tổ quốc thì có bị tước quốc tịch hay không?

    Căn cứ tước quốc tịch Việt Nam là gì?

    Theo Điều 31 Luật Quốc tịch Việt Nam, các trường hợp công dân bị tước quốc tịch Việt Nam được quy định như sau:

    - Công dân Việt Nam cư trú ở nước ngoài có thể bị tước quốc tịch Việt Nam, nếu có hành vi: Gây phương hại nghiêm trọng đến nền độc lập dân tộc, đến sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam hoặc đến uy tín của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

    - Người đã nhập quốc tịch Việt Nam theo quy định tại Điều 19 Luật Quốc tịch Việt Nam dù cư trú ở trong hoặc ngoài lãnh thổ Việt Nam cũng có thể bị tước quốc tịch Việt Nam, nếu có hành vi quy định thuộc căn cứ tước quốc tịch Việt Nam nêu trên.

    Phạm tội phản bội Tổ quốc có bị tước quốc tịch không?

    Căn cứ quy định Điều 108 Bộ luật Hình sự 2015 quy định về tội phản bội Tổ quốc như sau:

    - Công dân Việt Nam nào câu kết với nước ngoài nhằm gây nguy hại cho độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc, chế độ xã hội chủ nghĩa và Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, tiềm lực quốc phòng, an ninh, thì bị phạt tù từ 12 năm đến 20 năm, tù chung thân hoặc tử hình.

    - Phạm tội trong trường hợp có nhiều tình tiết giảm nhẹ, thì bị phạt tù từ 07 năm đến 15 năm.

    - Người chuẩn bị phạm tội này, thì bị phạt tù từ 01-05 năm.

    Như vậy, nếu người nào là công dân Việt Nam cư trú ở nước ngoài mà phạm tội phản bội Tổ quốc câu kết với nước ngoài nhằm gây nguy hại cho độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc, chế độ xã hội chủ nghĩa và Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, tiềm lực quốc phòng, an ninh có thể bị tước quốc tịch Việt Nam.

    Trình tự, thủ tục tước quốc tịch Việt Nam

    - Trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày phát hiện hoặc nhận được đơn, thư tố cáo về hành vi thuộc căn cứ tước quốc tịch Việt Nam, UBND cấp tỉnh, cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài có trách nhiệm xác minh, nếu có đầy đủ căn cứ thì lập hồ sơ kiến nghị Chủ tịch nước tước quốc tịch Việt Nam của người có hành vi đó.

    Tòa án đã xét xử đối với bị cáo có hành vi thuộc căn cứ bị tước quốc tịch Việt Nam lập hồ sơ kiến nghị Chủ tịch nước tước quốc tịch Việt Nam của người có hành vi đó. 

    - Hồ sơ kiến nghị tước quốc tịch Việt Nam được gửi đến Bộ Tư pháp. 

    Trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày nhận được hồ sơ kiến nghị của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài hoặc của Tòa án, Bộ Tư pháp có trách nhiệm chủ trì phối hợp với Bộ Công an, Bộ Ngoại giao và các bộ, ngành khác có liên quan thẩm tra hồ sơ kiến nghị tước quốc tịch Việt Nam và báo cáo Thủ tướng Chính phủ trình Chủ tịch nước xem xét, quyết định.

    - Trong thời hạn 20 ngày, kể từ ngày nhận được đề nghị của Thủ tướng Chính phủ, Chủ tịch nước xem xét, quyết định.

     
    555 | Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn xuanuyenle vì bài viết hữu ích
    admin (10/07/2023)

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận