Người nước ngoài lừa đảo chiếm đoạt tài sản tại Việt Nam bị xử lý thế nào?

Chủ đề   RSS   
  • #609688 19/03/2024

    btrannguyen
    Top 75
    Lớp 12

    Vietnam --> Hồ Chí Minh
    Tham gia:13/03/2024
    Tổng số bài viết (1181)
    Số điểm: 23218
    Cảm ơn: 1
    Được cảm ơn 583 lần


    Người nước ngoài lừa đảo chiếm đoạt tài sản tại Việt Nam bị xử lý thế nào?

    Vừa qua ngày 18/3/2924, Công an quận Hoàn Kiếm (Hà Nội) cho biết đã khởi tố vụ án lừa đảo giả dạng cảnh sát quốc tế của 2 đối tượng là Abdul Aziz (sinh năm 1969; quốc tịch Pakistan) và Jahanbakhsh Ghiasi (sinh năm 1974; quốc tịch Iran). Như vậy, khi người nước ngoài lừa đảo chiếm đoạt tài sản ở Việt Nam thì sẽ bị xử lý như thế nào?

    Người nước ngoài lừa đảo chiếm đoạt tài sản ở Việt Nam bị truy cứu TNHS

    Điều 174 Bộ luật Hình sự Việt Nam 2015 quy định về tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản như sau:

    1) Phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm đối với:

    - Người nào bằng thủ đoạn gian dối chiếm đoạt tài sản của người khác trị giá từ 2.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng.

    - Dưới 2.000.000 đồng nhưng thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:

    + Đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi chiếm đoạt tài sản mà còn vi phạm;

    + Đã bị kết án về tội này hoặc về một trong các tội quy định tại các điều 168, 169, 170, 171, 172, 173, 175 và 290 của Bộ luật Hình sự, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm;

    + Gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội;

    + Tài sản là phương tiện kiếm sống chính của người bị hại và gia đình họ

    2) Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm:

    - Có tổ chức;

    - Có tính chất chuyên nghiệp;

    - Chiếm đoạt tài sản trị giá từ 50.000.000 đồng đến dưới 200.000.000 đồng;

    - Tái phạm nguy hiểm;

    - Lợi dụng chức vụ, quyền hạn hoặc lợi dụng danh nghĩa cơ quan, tổ chức;

    - Dùng thủ đoạn xảo quyệt;

    3) Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 07 năm đến 15 năm:

    - Chiếm đoạt tài sản trị giá từ 200.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng;

    - Lợi dụng thiên tai, dịch bệnh.

    4) Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 12 năm đến 20 năm hoặc tù chung thân:

    - Chiếm đoạt tài sản trị giá 500.000.000 đồng trở lên

    - Lợi dụng hoàn cảnh chiến tranh, tình trạng khẩn cấp.

    5) Hình phạt bổ sung: 

    Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm hoặc tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản.

    Tuy nhiên, theo Điều 5 Bộ luật Hình sự 2015:

    - Đối với người nước ngoài phạm tội trên lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam thuộc đối tượng được hưởng quyền miễn trừ ngoại giao hoặc lãnh sự theo pháp luật Việt Nam, theo điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên hoặc theo tập quán quốc tế, thì vấn đề trách nhiệm hình sự của họ được giải quyết theo quy định của điều ước quốc tế hoặc theo tập quán quốc tế đó.

    - Trường hợp điều ước quốc tế đó không quy định hoặc không có tập quán quốc tế thì trách nhiệm hình sự của họ được giải quyết bằng con đường ngoại giao.

    Tổng hợp lại, đầu tiên phải xem xét người nước ngoài phạm tội có thuộc đối tượng được hưởng quyền miễn trừ ngoại giao theo điều ước quốc tế giữa Việt Nam quốc gia mà họ mang quốc tịch không, không được hưởng quyền miễn trừ thì xử lý theo pháp luật Việt Nam. Nếu giữa các nước không ký kết điều ước quốc tế thì giải quyết theo con đường ngoại giao.

    Người nước ngoài lùa đảo chiếm đoạt tài sản nhưng chưa đến mức truy cứu TNHS thì xử lý thế nào?

    Theo điểm c Điều 5 Luật Xử lý vi phạm hành chính 2012 quy định như sau:

    Cá nhân, tổ chức nước ngoài vi phạm hành chính trong phạm vi lãnh thổ, vùng tiếp giáp lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam; trên tàu bay mang quốc tịch Việt Nam, tàu biển mang cờ quốc tịch Việt Nam thì bị xử phạt vi phạm hành chính theo quy định của pháp luật Việt Nam, trừ trường hợp điều ước quốc tế mà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên có quy định khác.

    Theo quy định này, người nước ngoài vi phạm hành chính tại Việt Nam thì bị xử lý hành chính theo quy định của pháp luật Việt Nam trừ trường hợp điều ước quốc tế mà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên có quy định khác.

    Theo Điều 15  Nghị định 144/2021/NĐ-CP các hình phạt khi người nước ngoài lừa đảo chiếm đoạt tài sản tại Việt Nam phải chịu như sau:

    - Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây: 

    + Công nhiên chiếm đoạt tài sản;

    + Dùng thủ đoạn gian dối hoặc bỏ trốn để chiếm đoạt tài sản hoặc đến thời điểm trả lại tài sản do vay, mượn, thuê tài sản của người khác hoặc nhận được tài sản của người khác bằng hình thức hợp đồng, mặc dù có điều kiện, khả năng nhưng cố tình không trả;

    -  Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:

    + Dùng thủ đoạn hoặc tạo ra hoàn cảnh để buộc người khác đưa tiền, tài sản;

    + Gian lận hoặc lừa đảo trong việc môi giới, hướng dẫn giới thiệu dịch vụ mua, bán nhà, đất hoặc các tài sản khác.

    Đồng thời, tại Khoản 3 và Khoản 4 điều này cũng quy định hình thức xử phạt bổ sung:

    - Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm

    - Trục xuất người nước ngoài có hành vi vi phạm.

    Như vậy, đối với người nước ngoài có hành vi lừa đảo nhằm chiếm đoạt tài sản nếu chưa tới mức bị xử lý hình sự thì sẽ bị phạt tiền, đồng thời bị trục xuất khỏi Việt Nam.

     
    1589 | Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn btrannguyen vì bài viết hữu ích
    admin (03/05/2024)

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận