Người làm chứng được cách ly trong trường hợp nào?

Chủ đề   RSS   
  • #459016 27/06/2017

    trang_u
    Top 25
    Female
    Đại học

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:18/11/2015
    Tổng số bài viết (2972)
    Số điểm: 44888
    Cảm ơn: 1413
    Được cảm ơn 1721 lần


    Người làm chứng được cách ly trong trường hợp nào?

    Trong lịch sử trước giờ, có lẽ chưa có vụ nào mang tính gây cấn, kịch tính hệt như một bộ phim hành động của vụ xét xử hoa hậu Phương Nga bị tố tội lừa đảo chiếm đọa tài sản. Xin nói rõ trong trường hợp này, cần phải nói rằng, hoa hậu Phương Nga bị tố, đúng hơn là phạm tội bởi vì cho đến nay, chưa có một bản án nào của Tòa án tuyên bà Nga phạm tội cả.

    Vụ án ngày càng có tính kịch tính hơn khi người bị buộc tội đều khai rằng mình bị ép cung vào thời điểm bị tạm giam ban đầu và càng kịch tính hơn khi nhân vật làm chứng bí ẩn xuất hiện đó là bà Mai Phương. Theo lời của bà Nga thì Mai Phương chính là người đã gài bẫy bà trong vụ lừa đảo này.

    Điều mà làm dư luận thắc mắc rằng, tại sao bà Mai Phương này lại xuất hiện một cách bí ẩn, ngay cả tìm các thông tin trên truyền thông cũng không có hình ảnh hay thông tin nhiều về bà.

    Hơn nữa, câu hỏi đặt ra rằng: Quyền của người làm chứng tại phiên tòa là gì? Bà Mai Phương có quyền trả lời thẩm vấn tại Tòa khi ở phòng kín hay không? Vấn đề này cần phải được làm sáng tỏ thông qua các quy định pháp luật hiện hành:

    Theo Khoản 3 Điều 55 Bộ luật tố tụng hình sự 2003 thì người làm chứng có quyền:

    - Yêu cầu cơ quan triệu tập họ bảo vệ tính mạng, sức khoẻ, danh dự, nhân phẩm, tài sản và các quyền, lợi ích hợp pháp khác của mình khi tham gia tố tụng;

    - Khiếu nại quyết định, hành vi tố tụng của cơ quan, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng;

    - Được cơ quan triệu tập thanh toán chi phí đi lại và những chi phí khác theo quy định của pháp luật.

    Lưu ý rằng không được lấy làm chứng cứ nếu những tình tiết đó người làm chứng không nói rõ vì sao mình biết.

    Người làm chứng cố ý không đến mà không có lý do chính đáng về việc vắng mặt gây trở ngại cho Hội đồng xét xử thì HĐXX có thể ra quyết định dẫn giải.

    Đồng thời, trước khi xét hỏi, người làm chứng sẽ được giải thích về quyền và nghĩa vụ của mình cùng việc cách ly người làm chứng.

    Đáng chú ý rằng, theo Khoản 2 Điều 204 BLTTHS 2003 có quy định “Trước khi người làm chứng được hỏi về vụ án, chủ tọa phiên tòa có thể quyết định những biện pháp để cho những người làm chứng không nghe được lời khai của nhau hoặc tiếp xúc với những người có liên quan. Trong trường hợp lời khai của bị cáo và người làm chứng có ảnh hưởng lẫn nhau thì chủ tọa phiên tòa có thể quyết định cách ly bị cáo với người làm chứng trước khi hỏi người làm chứng.”

    Thực tế, việc cách ly xuất phát từ lời đề nghị của người làm chứng là bà Mai Phương, chứ không phải xuất phát từ đánh giá của chủ tọa phiên tòa thì có thể thực hiện việc cách ly hay không?

    Đồng thời, như thế nào được xem là lời khai có ảnh hưởng lẫn nhau, hiện nay chưa có văn bản nào giải thích rõ về việc này, có thể dẫn đến tình trạng lạm dụng quyền làm chứng ở tại phòng kín thay vì tham gia trực tiếp không?

    Theo ý kiến cá nhân mình, trong vụ việc này, bà Mai Phương cần phải đối diện trực tiếp để thực hiện việc làm chứng này, bởi trong vụ án còn rất nhiều uẩn khúc, nếu làm chứng tại phòng kín của Tòa thì khác gì việc ở nhà và gọi điện thoại lên phòng xử án để trả lời thẩm vấn của Tòa? Còn các bạn thì sao?

     
    8437 | Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn trang_u vì bài viết hữu ích
    tisungm (28/06/2017)

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #466081   30/08/2017

    pukachi_kw
    pukachi_kw

    Female
    Mầm

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:16/08/2017
    Tổng số bài viết (112)
    Số điểm: 995
    Cảm ơn: 2
    Được cảm ơn 34 lần


    Mình có biết được ở các nước trên thế giới thì đã có những sự việc như vậy và đây những biện pháp bảo vệ người làm chứng ở giai đoạn xét xử mà các nước thông thường hay áp dụng:

    - Người làm chứng có quyền yêu cầu giữ bí mật về cá nhân khi họ ra làm chứng tại phiên tòa và tòa án có thể cấm báo chí không được phát hình ảnh hay đăng báo ảnh chụp về họ, không được ghi âm lời khai người làm chứng.

    - Thẩm vấn kín người làm chứng hoặc tiến hành phiên xử kín.

    - Tòa án có thể chỉ tuyên đọc phần quyết định, không đọc toàn bộ bản án.

    - Tòa án có thể thẩm vấn người làm chứng thông qua các phương tiện nghe nhìn trong điều kiện người làm chứng không cần trình diện, không cần có mặt ở phiên tòa.

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn pukachi_kw vì bài viết hữu ích
    hoangvancach (06/06/2018)