Người gửi tiền không phải lo ngân hàng phá sản nếu đọc bài này

Chủ đề   RSS   
  • #475566 22/11/2017

    trang_u
    Top 25
    Female
    Đại học

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:18/11/2015
    Tổng số bài viết (2972)
    Số điểm: 44888
    Cảm ơn: 1413
    Được cảm ơn 1721 lần


    Người gửi tiền không phải lo ngân hàng phá sản nếu đọc bài này

    Mới hôm kia, Luật sửa đổi Luật các tổ chức tín dụng năm 2017 chính thức được thông qua, đề cập 5 phương án cơ cấu lại tổ chức tín dụng được đặt trong tình trạng kiểm soát đặc biệt, trong đó có phương án cho phá sản ngân hàng.

    Người gửi tiền tại ngân hàng không khỏi lo lắng khi Luật này đựơc thông qua, song, không phải chỉ đơn thuần phá sản thì ngân hàng không còn nghĩa vụ trả các khoản gửi của khác hàng, mà họ cần phải thực hiện việc vay đặc biệt từ Ngân hàng Nhà nước để chi trả tiền gửi của người gửi tiền là cá nhân.

    Để hiểu rõ, mời các bạn, cùng mình khám phá Dự thảo Thông tư quy định về cho vay đặc biệt đối với tổ chức tín dụng được kiểm soát đặc biệt.

    Theo đó, chỉ cho phép vay đối với đồng tiền Việt Nam.

    Đồng thời chỉ được vay để thực hiện:

    - Đối với TCTD để hỗ trợ thanh khoản khi tổ chức tín dụng có nguy cơ mất khả năng chi trả hoặc lâm vào tình trạng mất khả năng chi trả, đe dọa sự ổn định của hệ thống trong thời gian TCTD được kiểm soát đặc biệt, bao gồm cả trường hợp TCTD đang thực hiện phương án cơ cấu lại đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt;

    - Đối với ngân hàng thương mại, ngân hàng hợp tác xã, công ty tài chính, tổ chức tài chính vi mô với lãi suất ưu đãi đến mức 0% để hỗ trợ phục hồi theo phương án phục hồi đã được phê duyệt;

    - Đối với ngân hàng thương mại với lãi suất ưu đãi đến mức 0% để hỗ trợ phục hồi theo phương án chuyển giao bắt buộc đã được phê duyệt;

    - Đối với ngân hàng thương mại đã được mua bắt buộc trước ngày Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật các tổ chức tín dụng có hiệu lực theo phương án cơ cấu lại ngân hàng thương mại đã được phê duyệt.

    Tại bản thuyết minh Dự thảo Thông tư này cũng đề cập mục đích của việc cho vay đặc biệt này là để hỗ trợ thanh khoản vào mục đích chi trả tiền gửi của người gửi tiền là cá nhân.

    TCTD không được sử dụng khoản vay đặc biệt tại NHNN để chi trả cho người có liên quan của TCTD; người điều hành, cổ đông sáng lập của TCTD; người có liên quan của người quản lý, người điều hành, cổ đông lớn, cổ đông sáng lập của TCTD.

    TCTD vay đặc biệt theo phương án cơ cấu lại sử dụng khoản vay đặc biệt theo mục đích trong phương án cơ cấu lại TCTD đã được phê duyệt.

    Lãi suất cho vay

    Bằng lãi suất tái cấp vốn do NHNN công bố trong từng thời kỳ (để hỗ trợ thanh khoản cho TCTD).

    Trường hợp đến hạn, TCTD chưa trả hết nợ gốc, lãi vay đặc biệt và không được NHNN gia hạn thì lãi suất đối với nợ gốc quá hạn bằng 150% lãi suất cho vay ghi trên hợp đồng cho vay đặc biệt, lãi suất đối với nợ lãi chậm trả bằng 50% lãi suất cho vay ghi trên hợp đồng cho vay đặc biệt.

    Mời các bạn xem chi tiết Dự thảo Thông tư quy định về cho vay đặc biệt đối với tổ chức tín dụng được kiểm soát đặc biệt cùng bản thuyết minh của Dự thảo này.

    Cập nhật bởi trang_u ngày 22/11/2017 03:46:21 CH Cập nhật bởi trang_u ngày 22/11/2017 03:25:27 CH
     
    36682 | Báo quản trị |  
    2 thành viên cảm ơn trang_u vì bài viết hữu ích
    quocquiamkg@gmail.com (14/01/2018) GHLAW (23/11/2017)

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #476027   26/11/2017

    ttmlinh284
    ttmlinh284
    Top 500
    Female
    Chồi

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:16/11/2014
    Tổng số bài viết (122)
    Số điểm: 1597
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 20 lần


    Có chút bối rối.... Vì khi ngân hàng/tổ chức tín dụng phá sản tức là họ đã thua lỗ và không còn khả năng chi trả cho các khoản tiền gửi của khách hàng, vậy, ngân hàng nhà nước cho ngân hàng/tổ chức tín dụng vay thì... ai sẽ là người trả nợ cho ngân hàng nhà nước @.@ Mà nếu không ai trả cho ngân hàng nhà nước thì số tiền mất đi (một phần hoặc toàn phần) là tiền thuế của người dân @.@ 

    Vậy có phải vòng vòng 1 lúc, cũng là người dân mất tiền, âu chỉ là mất tiền ở túi trái hay túi phải?

     
    Báo quản trị |  
    3 thành viên cảm ơn ttmlinh284 vì bài viết hữu ích
    TranTamDuc.1973 (27/11/2017) cuongmyK9414AHD (11/01/2018) giangmoom (12/01/2018)
  • #481840   12/01/2018

    giangmoom
    giangmoom
    Top 500
    Female
    Lớp 5

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:10/05/2017
    Tổng số bài viết (345)
    Số điểm: 6481
    Cảm ơn: 212
    Được cảm ơn 136 lần


    ttmlinh284 viết:

    Có chút bối rối.... Vì khi ngân hàng/tổ chức tín dụng phá sản tức là họ đã thua lỗ và không còn khả năng chi trả cho các khoản tiền gửi của khách hàng, vậy, ngân hàng nhà nước cho ngân hàng/tổ chức tín dụng vay thì... ai sẽ là người trả nợ cho ngân hàng nhà nước @.@ Mà nếu không ai trả cho ngân hàng nhà nước thì số tiền mất đi (một phần hoặc toàn phần) là tiền thuế của người dân @.

    Vậy có phải vòng vòng 1 lúc, cũng là người dân mất tiền, âu chỉ là mất tiền ở túi trái hay túi phải?

    Mình cũng đồng ý với bạn, việc quy định như vậy nhiều người nghĩ mừng thầm trong lòng nhưng suy nghĩa kỹ hơn thì lắm vấn đề đấy. Mà theo tiêu đề "Người gửi tiền không phải lo ngân hàng phá sản" Mình thấy dường như là đang làm phép đánh tráo sự chú ý của người dân trong việc bảo đảm tiền gửi của mình. Nhìn cuối cùng thì dường như "tự gửi, tự bảo đảm" vậy nhỉ.

     
    Báo quản trị |  
  • #482136   15/01/2018

    ttmlinh284 viết:

    Có chút bối rối.... Vì khi ngân hàng/tổ chức tín dụng phá sản tức là họ đã thua lỗ và không còn khả năng chi trả cho các khoản tiền gửi của khách hàng, vậy, ngân hàng nhà nước cho ngân hàng/tổ chức tín dụng vay thì... ai sẽ là người trả nợ cho ngân hàng nhà nước @.@ Mà nếu không ai trả cho ngân hàng nhà nước thì số tiền mất đi (một phần hoặc toàn phần) là tiền thuế của người dân @.

    Vậy có phải vòng vòng 1 lúc, cũng là người dân mất tiền, âu chỉ là mất tiền ở túi trái hay túi phải?

    Mình cũng thắc mắc giống ý kiến của bạn. Quanh đi quẩn lại mỗi lần nhà nước làm sai chuyện gì cũng đều do dân chịu cả. Nhưng những người gửi tiền ngân hàng, khi ngân hàng làm ăn thua lỗ không có tiền để trả mà NHNN can thiệp vào để trả lại tiền cho họ thì chả còn ai nghĩ tới tiền đó ở đâu ra, chỉ cần trả lại cho họ là may lắm rồi. 

     
    Báo quản trị |  
  • #481292   06/01/2018

    thambui94
    thambui94
    Top 500
    Lớp 2

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:05/12/2017
    Tổng số bài viết (252)
    Số điểm: 3162
    Cảm ơn: 8
    Được cảm ơn 36 lần


    Việc cho vay như vậy thì có khác quy định cũ không? Thì cũng là Ngân hàng nhà nước đứng ra cho vay, Ngân hàng nhà nước vẫn chịu gánh nặng cho các tổ chức tín dụng này. Thay vì trước kia không cho phép phá sản Ngân hàng nhà nước đứng ra mua lại tổ chức tín dụng với giá 0 đồng để cơ cấu lại các ngân hàng đó, bây giờ cho phép phá sản nhưng Ngân hàng nhà nước lại cho vay, mà đã gần phá sản thì vạy rồi lấy gì để trả? Suy cho cùng, lòng vòng một hồi vẫn không có gì khác nhau giữa hai quy định cả. Người gửi tiền chắc bớt lo hơn.

     
    Báo quản trị |  
  • #481716   10/01/2018

    ductho20995
    ductho20995

    Male
    Lớp 1

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:02/01/2018
    Tổng số bài viết (113)
    Số điểm: 2920
    Cảm ơn: 5
    Được cảm ơn 53 lần


    Tại sao lại không lo lắng nhỉ, không lo lắng nhiều thì cũng lo lắng ít.

    Thay vì lo mất tiền thì bây giờ lo lắng là biết khi nào mới lấy lại được tiền. Đó là vấn đề mà khi dự thảo này được thông qua.

    Hơn nữa, thì việc này được thông qua cũng phải giải quyết hàng loạt vấn đề phát sinh như: vay tiền trả khách hàng cá nhân thì ai sẽ trả khi ngân hàng phá sản? giới hạn số tiền mà cá nhân được gửi...

     
    Báo quản trị |  
  • #481747   11/01/2018

    Tôi thấy có quy định này cũng không bớt lo lắng được. Bởi vay là quyền của tổ chức tín dụng, nếu họ không vay thì cũng rủi ro cho người gửi tiền.

    Hỗ trợ các bạn những vấn đề pháp lý qua email.

    Email: luatsutrantrongqui@gmail.com

     
    Báo quản trị |  
  • #482213   15/01/2018

    sunshine19
    sunshine19
    Top 150
    Lớp 3

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:02/12/2017
    Tổng số bài viết (613)
    Số điểm: 4350
    Cảm ơn: 210
    Được cảm ơn 136 lần


    Với định hướng của Quốc hội và Chính phủ là tinh giảm số lượng ngân hàng, chỉ cho tồn tại những ngần hàng đủ lớn, trong sạch về tài chính và dòng tiền tốt. Vịêc này nhằm kiểm soát kinh tế vĩ mô tốt hơn khi chính sách từ Nhà nước về tài chính nhanh chóng được triển khai. Với một nền kinh tế như Vịêt Nam và phương châm trên Chính phủ sẽ không thể để một ngân hàng nào phá sản bởi tồn tại một sự ràng buộc. 1 ngân hàng phá sản sẽ ảnh hưởng đến toàn nền kinh tế, kéo các ngân hàng khác phá sản....hậu quả ai cũng biết. Vì thế chính phủ sẽ kiểm soát ngân hàng cũng như để ổn định Tài chính đất nước

     
    Báo quản trị |  
  • #537713   27/01/2020

    Việc một ngân hàng phá sản không chỉ ảnh hưởng đối với ngân hàng đó mà thực tế liên lụy đến cả hệ thống kinh tế. Do đó, việc ngân hàng nhà nước bảo đảm chi trả khoản tiền mà người gửi gửi vào ngân hàng là một biện pháp bảo đảm uy tín và lòng tin của người dân, nhằm giữ cho hệ thống không bị khủng hoảng nếu có trường hợp ngân hàng phá sản.

     
    Báo quản trị |  
  • #540175   29/02/2020

    jellannm
    jellannm
    Top 50
    Female
    Lớp 8

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:04/03/2019
    Tổng số bài viết (1358)
    Số điểm: 11337
    Cảm ơn: 17
    Được cảm ơn 200 lần


    Quy định trên nhằm hạn chế sự vỡ nợ của ngân hàng thương mại. Vì một khi ngân hàng thương mại phá sản có thể kéo theo sự khủng hoảng của tiền tệ, tác động đến không ít các doanh nghiệp thậm chí có thể tác động đến nền kinh tế của Việt Nam. Mặc dù biết việc đảm bảo cho vay của Ngân hàng nhà nước đối với các ngân hàng thương mại đang trên đà phá sản cũng là tiền thu từ thuế hoặc các hoặc động vay mượn khác nhưng theo tôi quy định trên có ý nghĩa tích cực.

     
    Báo quản trị |  
  • #540232   29/02/2020

    bichngoc020318
    bichngoc020318

    Female
    Mầm

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:17/02/2020
    Tổng số bài viết (96)
    Số điểm: 675
    Cảm ơn: 6
    Được cảm ơn 9 lần


    Một ngân hàng nào đó mà phá sản sẽ dẫn đến huệ tụy rất nhiều. Đầu tiên là người dân sẽ đổ sô đi rút tiền của các ngân hàng khác gây ra sự khủng hoảng kinh tế. Vì là rút tiền đi quá nhiều sẽ làm các ngân hàng khác dẫn đến phá sản. Quy định trên cũng là cách mà nhà nước đảm bảo kinh tế ổn định.

     
    Báo quản trị |  
  • #556179   30/08/2020

    danluan123
    danluan123
    Top 50
    Male
    Lớp 7

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:14/07/2020
    Tổng số bài viết (1195)
    Số điểm: 8720
    Cảm ơn: 1
    Được cảm ơn 96 lần


    Làm việc trong lĩnh từ ngân hàng là rất ít và dẫn đến vực tài chính đem lại lợi nhuận cao bên cạnh đó không ít những rủi ro trong nghiệp vụ của ngành này. Việc không có doanh thu từ ngân hàng là rất ít và việc phá sản lại càng ít hơn. Tuy nhiên loại hình ngân hàng mà việc đền bù phá sản khác nhau.

     
    Báo quản trị |