Khái niệm về giám hộ và đại diện theo pháp luật là những khái niệm pháp lý hoàn toàn khác biệt nhưng trên thực tế mọi người lại hay nhầm lẫn, hiểu không đúng hay hiểu không hết về ý nghĩa và trường hợp áp dụng của hai từ ngữ này, vậy chúng ta nên hiểu thế nào cho đúng về giám hộ và đại diện theo pháp luật cho người chưa thành niên:
Về căn cứ phát sinh việc giám hộ, đại diện cho người chưa thành niên:
-
Việc giám hộ cho người chưa thành niên không phải công việc mặc nhiên mà có, việc giám hộ phải thuộc một trong các trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 46 Bộ luật Dân sự 2015 “được luật quy định, được Ủy ban nhân dân cấp xã cử, được Tòa án chỉ định hoặc được quy định tại khoản 2 Điều 48 của Bộ luật này (sau đây gọi chung là người giám hộ)”
Như vậy đối với người chưa thành niên nhưng không thuộc trường hợp cần giám hộ thì không cần phải có người giám hộ. Ví dụ điển hình như người chưa thành niên có cha mẹ và được chăm sóc, giáo dục đầy đủ thì lúc này cha mẹ người chưa thành niên không thể gọi là người giám hộ.
-
Đối với người chưa thành niên (người chưa đủ mười tám tuổi) thì cha mẹ mặc nhiên là người đại diện theo pháp luật. Tuy nhiên trong trường hợp cha mẹ gặp hạn chế, mất hoặc có khó khăn trong nhận thức làm chủ hành vi dân sự.... thì có thể yêu cầu người giám hộ và người giám hộ cho người chưa thành niên lúc này đồng thời là người đại diện theo pháp luật theo khoản 2 Điều 136 Bộ luật Dân sự 2015.
Như vậy người giám hộ của người chưa thành niên sẽ đồng thời là người đại diện theo pháp luật của người chưa thành niên nhưng người đại diện theo pháp luật của người chưa thành niên lại không phải là người giám hộ.