Người giám hộ đương nhiên theo pháp luật dân sự

Chủ đề   RSS   
  • #498339 31/07/2018

    thuylinh2311
    Top 75
    Lớp 7

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:01/12/2017
    Tổng số bài viết (920)
    Số điểm: 9451
    Cảm ơn: 7
    Được cảm ơn 142 lần


    Người giám hộ đương nhiên theo pháp luật dân sự

    Trẻ em sinh năm 2011 là đối tượng được lãnh tiền trợ cấp xã hội - bé đang sống chung với bà ngoại  (bé chỉ còn mẹ và đang đi làm ăn ở xa ko có ở địa phương) - vậy hỏi tiền trợ cấp này giao cho bé hay giao cho bà ngoại được không, có làm ủy quyền nhận thay như thế nào không?

     

     
    3299 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #498340   31/07/2018

    thuylinh2311
    thuylinh2311
    Top 75
    Lớp 7

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:01/12/2017
    Tổng số bài viết (920)
    Số điểm: 9451
    Cảm ơn: 7
    Được cảm ơn 142 lần


    Căn cứ Bộ luật dân sự 2015

    Điều 47. Người được giám hộ

    1. Người được giám hộ bao gồm:

    a) Người chưa thành niên không còn cha, mẹ hoặc không xác định được cha, mẹ;

    b) Người chưa thành niên có cha, mẹ nhưng cha, mẹ đều mất năng lực hành vi dân sự; cha, mẹ đều có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi; cha, mẹ đều bị hạn chế năng lực hành vi dân sự; cha, mẹ đều bị Tòa án tuyên bố hạn chế quyền đối với con; cha, mẹ đều không có điều kiện chăm sóc, giáo dục con và có yêu cầu người giám hộ;

    ...

    Điều 52. Người giám hộ đương nhiên của người chưa thành niên

    Người giám hộ đương nhiên của người chưa thành niên quy định tại điểm a và điểm b khoản 1 Điều 47 của Bộ luật này được xác định theo thứ tự sau đây:

    1. Anh ruột là anh cả hoặc chị ruột là chị cả là người giám hộ; nếu anh cả hoặc chị cả không có đủ điều kiện làm người giám hộ thì anh ruột hoặc chị ruột tiếp theo là người giám hộ, trừ trường hợp có thỏa thuận anh ruột hoặc chị ruột khác làm người giám hộ.

    2. Trường hợp không có người giám hộ quy định tại khoản 1 Điều này thì ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại là người giám hộ hoặc những người này thỏa thuận cử một hoặc một số người trong số họ làm người giám hộ.

    Như vậy, về nguyên tắc Bà ngoại vẫn có thể là người giám hộ đương nhiên đối với người dưới 15 tuôi (thủ tục đăng ký xem tại Điều 21 Luật hộ tịch). Người giám hộ này có nghĩa vụ Đại diện cho người được giám hộ trong các giao dịch dân sự, trừ trường hợp pháp luật quy định người chưa đủ mười lăm tuổi có thể tự mình xác lập, thực hiện giao dịch dân sự. (khoản 2 Điều 55 Bộ luật dân sự).

    Do đó, trường hợp này có thể giao tiền trợ cấp cho bà ngoai của bé này để chăm sóc, chi dùng cho những nhu cầu thiết yếu của người được giám hộ; (khoản 1 Điều 58 Bộ luật dân sự)

     
    Báo quản trị |