Chính sách hỗ trợ khó khăn do Covid-19 - Minh họa
Thời gian gần đây, Hội đồng Nhân dân TP. HCM và Chính phủ đều ban hành những Nghị quyết liên quan đến việc hỗ trợ người gặp khó khăn do ảnh hưởng của đại dịch Covid. Tình huống này làm nảy sinh thắc mắc: Một chính sách hỗ trợ có cả trong Nghị quyết của HĐND và Nghị quyết của Chính phủ thì người dân có được nhận đồng thời cả hai mức hưởng hay không?
Lấy một ví dụ, tại Mục 4, Phần II của Nghị quyết 68/NQ-CP ngày 1/7/2021 về một số chính sách hỗ trợ NLĐ và NSDLĐ gặp khó khăn do đại dịch Covid-19 và Khoản 2 Điều 2 Nghị quyết 09/2021/NQ-HĐND về chế độ, chính sách đặc thù phục vụ công tác phòng, chống dịch Covid-19, hỗ trợ người dân bị tác động bởi dịch Covid-19 trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh đều có quy định về việc hỗ trợ “Người lao động làm việc tại doanh nghiệp” phải “nghỉ việc không hưởng lương” trong thời gian từ 1/5 đến hết 31/12 năm 2021.
Ngoài yêu cầu về thời gian nghỉ việc không hưởng lương, NLĐ chỉ cần đóng BHXH cho đến thời điểm bị nghỉ việc là có thể đủ điều kiện nhận trợ cấp theo quy đinh của cả hai Nghị quyết nêu trên.
Về vấn đề này, có hai luồng ý kiến như sau:
- Theo quy định của cả hai Nghị quyết, nguồn kinh phí trợ cấp đều được trích từ ngân sách địa phương (tức ngân sách của TP. HCM). Như vậy UBND thành phố và các cơ quan chức năng có liên quan sẽ cân đối lại ngân sách để ban hành thêm văn bản triển khai thực hiện và chỉ áp dụng mức hỗ trợ cao nhất trong 2 Nghị quyết.
- Cả HĐND và Chính phủ đều giao nhiệm vụ cho UBND Thành phố, vì vậy họ phải ban hành văn bản triển khai thực hiện riêng cho cả hai Nghị quyết.
Để giải trả lời vấn đề này, theo quan điểm của DanLuat, luồng ý kiến thứ nhất sẽ có khả năng xảy ra cao hơn, bởi lẽ những lẽ sau:
(1) Điều 21 Luật Tổ chức chính quyền địa phương 2015 (sửa đổi, bổ sung 2019) có quy định nhiệm vụ, quyền hạn của UBND cấp tỉnh là “Tổ chức thực hiện ngân sách tỉnh” trong phạm vi được phân quyền.
(2) Trong tình hình hiện nay, nhất là khi TP. HCM đang là điểm nóng dịch bệnh, ngân sách thành phố sẽ phải chi cho nhiều mục đích khác nhau, chính vì vậy viển triển khai 1 lúc cả 2 Nghị quyết là rất khó xảy ra.
(3) Nghị quyết của HĐND Thành phố có nêu: “Trong quá trình thực hiện nếu có vướng mắc phát sinh và những nội dung quy định chưa phù hợp, Ủy ban nhân dân Thành phố báo cáo, trình Hội đồng nhân dân Thành phố xem xét, sửa đổi, bổ sung.” => Như vậy sau khi có chỉ đạo của Chính phủ tại Nghị quyết 68, UBND TP. HCM hoàn toàn có thể đề nghị xem xét sửa đổi Nghị quyết!
Mời bạn đọc đóng góp ý kiến!