Người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan ở trên trời rơi xuống

Chủ đề   RSS   
  • #256077 18/04/2013

    Khongtheyeuemhon
    Top 100
    Male
    Lớp 7

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:19/05/2010
    Tổng số bài viết (772)
    Số điểm: 9636
    Cảm ơn: 691
    Được cảm ơn 816 lần


    Người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan ở trên trời rơi xuống

    Dạo này mình đi tố tụng ở Tòa hay gặp phải trường hợp này, cãi nhau ỏm tỏi rồi cuối cùng vẫn phải chịu lép vế. Không biết có bạn nào cùng hoàn cảnh chưa, chia sẻ với mọi người và cho ký kiến thảo luận giúp nhé. 

    Tình hình là 1 số tòa án quận/huyện trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh hiện nay, trong các vụ kiện dân sự, thương mại với Ngân hàng. Thường khi Ngân hàng nhận thế chấp tài sản là bất động sản, đặc biệt là tài sản của người thứ 3 bảo lãnh (không phải là người đi vay) thì khi Bên vay không trả được nợ cho Ngân hàng, Ngân hàng khởi kiện bên vay ra tòa thì bên thế chấp/bảo lãnh sẽ trở thành người có quyền lợi nghĩa vụ liên quan trong vụ kiện. 

    Trường hợp bên vay cũng đồng thời là bên thế chấp (chủ sở hữu) tài sản thì sẽ không có người liên quan trong vụ án. 

    Thế nhưng dạo gần đây, khi Ngân hàng khởi kiện những vụ án đòi nợ thì phát sinh trường hợp tòa án yêu cầu Ngân hàng đưa thêm vào hoặc tòa án tự mình đưa vào (bằng cách triệu tập họ đến tòa với tư cách người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan) trong quá trình tiến hành hòa giải những người rất chi là.... không liên quan đến vụ án. Ví dụ: Ông A thế chấp tài sản là nhà và đất để vay vốn ngân hàng. Ông A đồng thời là người vay và cũng là người thế chấp. Ông A không trả được nợ => ngân hàng kiện ông A đòi tiền. Tại Tòa, ông A khai là nhà đó hiện nay đang cho gia đình người cháu ở trong đó trông nhà giùm. Thế là tòa làm cho cái giấy triệu tập nguyên cả gia đình người cháu lên với tư cách là người có quyền lợi nghĩa vụ liên quan??? Bó tay. Đương nhiên là thằng cháu và gia đình nó rất sợ khi không biết tự nhiên ở nhờ lại bị kêu lên Tòa làm gì, rồi không biết có hậu quả gì không, với lại nó phải đi làm kiếm tiền chứ đâu có rảnh vác vợ + con lên hầu tòa... Vụ việc vì thế mà kéo dài không biết khi nào dứt. Trong khi đó ông cháu chẳng có quyền gì đối với cái tài sản cả, chỉ là người ở nhờ. Hơn nữa, đây là tranh chấp hợp đồng tín dụng (tòa ghi rõ tên vụ kiện thế mà) chứ đâu phải tranh chấp về tài sản mà mời người cháu lên, liên quan quái gì đâu. Nếu mà cứ kiểu này, thì sau này sẽ có những vụ án liên miên bất tận kiểu như là thế chấp nguyên 1 cái khách sạn hoặc 1 dãy nhà trọ thì sao? xác minh toàn bộ người ở trong đó và mời lên tòa thế nào đây?

    Tớ vừa nhận được 1 bản án của Tòa huyện Tân Uyên, Bình Dương tuyên trong đó người chủ tài sản đứng tên trên đất thì chỉ có 2 vợ chồng. Nhưng người liên quan thì 1 dây hơn 10 người vì gia đình người ta ở 3 thế hệ mà. Trong đó có cả những đứa bé sinh năm 2003, 2008... nản.

    Hỏi tòa thì Tòa bảo đây là hướng dẫn mới của ngành. Xin văn bản thì bảo không cho vì tài liệu nội bộ. Bác nào bên Tòa có văn bản này cho em... xem tí.  

    Có những lúc anh mơ được gặp lại em lúc ban đầu...

     
    9982 | Báo quản trị |  
    5 thành viên cảm ơn Khongtheyeuemhon vì bài viết hữu ích
    Im_lawyerx0 (20/04/2013) hocluat_gB776010 (19/04/2013) admin (18/04/2013) SAdmin (18/04/2013) themiracle (18/04/2013)

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #256398   20/04/2013

    nguyenkhanhchinh
    nguyenkhanhchinh
    Top 10
    Male
    Dân Luật bậc 1

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:12/09/2011
    Tổng số bài viết (6840)
    Số điểm: 79446
    Cảm ơn: 1955
    Được cảm ơn 3776 lần


    Thà triệu tập thừa chứ không để thiếu; quan điểm của Tòa là thế thôi, dù đọc những gì khongtheyeuemhon thì một vài chỗ tòa chưa hợp lý, nhưng về cơ bản tui đồng ý với Tòa.

    Tui suy luận in ri, pác xem sao nhé:

    Trong thời gian thế chấp sổ đỏ/hồng cho ngân hàng để vay, chủ đất đó cho một người dựng một lều trong đất đó để ở tạm và ngân hàng cũng không có ý kiến gì (hoặc không biết). Hết thời hạn vay mà chủ đất không trả được, ngân hàng phát mại tài sản là đất đã thế chấp, còn cái lều kia giải quyết sao, có liên quan đến chủ lều hay không?

    0917 313 339

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn nguyenkhanhchinh vì bài viết hữu ích
    themiracle (20/04/2013)
  • #256403   20/04/2013

    Im_lawyerx0
    Im_lawyerx0
    Top 100
    Male
    Lớp 4

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:27/03/2009
    Tổng số bài viết (729)
    Số điểm: 5940
    Cảm ơn: 110
    Được cảm ơn 374 lần


    Tình huống của bạn khongtheyeuemhon ở đâu cũng vậy thôi, ngoài Hà Nội cũng không khác gì với trong Hồ Chí Minh cả. Tòa cứ làm cho chắc, bởi nghe một Thẩm phán đang giải quyết một vụ mà mình đại diện bên phía Ngân hàng, đã có trường hợp Tòa xét xử phúc thẩm hủy án của Tòa sơ thẩm vì không xác định đủ người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan.

    Có những cái vô lý hơn nếu xét về khía cạnh luật pháp như việc xem xét thẩm định tại chỗ không buộc phải thực hiện nhưng Tòa cứ ép NH - nguyên đơn phải làm đơn yêu cầu, rồi như  việc NH cứ phải xác minh nơi cư trú hiện tại của người bị kiện để Tòa xác định thẩm quyền là phụ mà tống đạt văn bản sau này mới là chính khi mà luật thì cho phép áp dụng quy định về nơi cư trú cuối cùng,...

    Nói chung mình cũng không đồng tình với bản án của Tòa huyện Tân Uyên, Bình Dương trong ví dụ của bạn khi xác định thêm người có quyền lợi nghĩa vụ liên quan, bởi xác định người có quyền lợi nghĩa vụ liên quan của bên bảo đảm thì chỉ xem xét người có quyền lợi liên quan trực tiếp đến quyền sở hữu, quyền sử dụng của tài sản bảo đảm thôi.

    Nếu gặp phải trường hợp liên quan đến bên thế chấp là hộ gia đình (các thành viên trong hộ biến động liên tục, cách hiểu về sở hữu chung của hộ gia đình), rồi bên thế chấp chết lại phát sinh một loại người có quyền lợi nghĩa vụ liên quan là những người thừa kế thì còn mệt hơn.

    Đời người ngắn hay dài há do ý muốn. Đã biết như thế mà còn tham sống, há không phải là u mê. Đã biết như thế, mà còn sợ chết há không phải là tuổi trẻ lưu lạc tha hương đến nỗi quên cả đường về. Đã biết như thế người chết đi có khi lại hối hận là từng tham sống cũng nên - Trang Tử

    Dịch nghĩa:

    Sống chắc gì đã sướng mà chết chắc gì đã khổ. Sống chết thật ra không khác nhau bao nhiêu. Con người ta khi sống chẳng qua là một giấc mộng lớn. Khi chết đi chính là tỉnh mộng. Không chừng sau khi chết, lại thấy rằng trước đó mình cứ ham sống thật là ngu xuẩn. Sao không chết sớm hơn. Hệt như sau khi chúng ta trải qua một cơn ác mộng đáng sợ, tỉnh lại cảm thấy giấc mộng vừa qua thật quá dài.

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn Im_lawyerx0 vì bài viết hữu ích
    themiracle (20/04/2013)
  • #571041   30/04/2021

    danluan123
    danluan123
    Top 50
    Male
    Lớp 7

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:14/07/2020
    Tổng số bài viết (1190)
    Số điểm: 8635
    Cảm ơn: 1
    Được cảm ơn 95 lần


    Người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan ở trên trời rơi xuống

    Tinh hướng của bạn đề cập tớ vừa nhận được 1 bản án của Tòa huyện Tân Uyên, Bình Dương tuyên trong đó người chủ tài sản đứng tên trên đất thì chỉ có 2 vợ chồng. Nhưng người liên quan thì 1 dây hơn 10 người vì gia đình người ta ở 3 thế hệ. Đây là ví dụ đại diện cho rất nhiều tình huống ngoài kia, mà khi xử xong mới phat hiện

     
    Báo quản trị |