Người chửa cửa mả là gì? Người mẹ chết sau khi sinh con thì giải quyết chế độ thai sản thế nào?

Chủ đề   RSS   
  • #612909 18/06/2024

    lamtuyet9366
    Top 500
    Lớp 2

    Vietnam --> Hồ Chí Minh
    Tham gia:04/05/2024
    Tổng số bài viết (265)
    Số điểm: 3374
    Cảm ơn: 1
    Được cảm ơn 142 lần


    Người chửa cửa mả là gì? Người mẹ chết sau khi sinh con thì giải quyết chế độ thai sản thế nào?

    Trong nhân gian có câu “người chửa cửa mã” để nói về sự nguy hiểm của người phụ nữ khi sinh con. Vậy trong trường hợp không may người mẹ mất sau khi sinh con thì giải quyết chế độ thai sản như thế nào?

    Người chửa cửa mả là một thuật ngữ dân gian Việt Nam, xuất phát từ những quan niệm xưa về quá trình sinh nở và những nguy cơ mà người mẹ phải đối mặt. 

    Đây là một tình trạng đặc biệt và nghiêm trọng, đôi khi dẫn đến các tình huống pháp lý phức tạp như mẹ chết sau khi sinh con. Trong pháp luật Việt Nam, chế độ thai sản là một phần của bảo hiểm xã hội, được quy định tại Luật Bảo hiểm xã hội năm  2014. 

    (1) Người chửa cửa mả nghĩa là gì?

    "Người chửa cửa mả" là một cụm từ mang tính hình tượng, gắn liền với quan niệm dân gian về sự mong manh của cuộc sống và cái chết trong quá trình mang thai và sinh nở. 

    "Cửa mã" nghĩa là cửa mộ, ngụ ý rằng người phụ nữ đang đứng trước bờ vực sinh tử. Trong lịch sử, tỷ lệ tử vong mẹ và trẻ sơ sinh rất cao do thiếu kiến thức y khoa và điều kiện chăm sóc y tế hạn chế. 

    Thuật ngữ này được sử dụng để nhấn mạnh mức độ nghiêm trọng và nguy hiểm của quá trình sinh nở khi mà y học chưa phát triển như ngày nay.

    Bên cạnh đó, còn thể hiện sự đồng cảm sâu sắc với người phụ nữ, những người phải đối mặt với rủi ro lớn khi mang trong mình một sinh mạng mới.

     

    (2) Trường hợp mẹ chết sau khi sinh con thì giải quyết chế độ thai sản như thế nào?

    Căn cứ theo khoản 4,5 và khoản 6 Điều 34 Luật Bảo hiểm xã hội năm 2014 được hướng dẫn bởi Điều 10 Thông tư 59/2015/TT-BLĐTBXH quy định như sau:

    - Trường hợp chỉ có mẹ tham gia bảo hiểm xã hội mà mẹ chết sau khi sinh con thì cha hoặc người trực tiếp nuôi dưỡng được hưởng chế độ thai sản đối với thời gian còn lại của người mẹ.

    Mức hưởng chế độ thai sản được tính trên cơ sở mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội của 06 tháng trước khi nghỉ việc hưởng chế độ thai sản của người mẹ.

    - Trường hợp cả cha và mẹ đều tham gia bảo hiểm xã hội mà mẹ chết sau khi sinh con thì cha được nghỉ việc hưởng chế độ thai sản đối với thời gian còn lại của người mẹ. 

    Mức hưởng chế độ thai sản được tính trên cơ sở mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội của 06 tháng trước khi nghỉ việc hưởng chế độ thai sản của người cha.

    - Trường hợp chỉ có mẹ tham gia bảo hiểm xã hội nhưng không đủ điều kiện quy định tại khoản 2 hoặc khoản 3 Điều 31 của Luật bảo hiểm xã hội mà chết thì cha hoặc người trực tiếp nuôi dưỡng được hưởng chế độ thai sản cho đến khi con đủ 06 tháng tuổi. 

    Mức hưởng chế độ thai sản được tính trên cơ sở mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội của các tháng đã đóng bảo hiểm xã hội của người mẹ.

    - Trường hợp cả cha và mẹ đều tham gia bảo hiểm xã hội nhưng người mẹ không đủ điều kiện quy định tại khoản 2 hoặc khoản 3 Điều 31 của Luật bảo hiểm xã hội mà chết thì cha được nghỉ việc hưởng chế độ thai sản cho đến khi con đủ 06 tháng tuổi. 

    Mức hưởng chế độ thai sản được tính trên cơ sở mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội của 06 tháng trước khi nghỉ việc hưởng chế độ thai sản của người cha.

    - Trường hợp cha hoặc người trực tiếp nuôi dưỡng quy định tại điểm b và điểm d khoản 2 mà không nghỉ việc thì ngoài tiền lương vẫn được hưởng chế độ thai sản. 

    Mức hưởng chế độ thai sản được tính trên cơ sở mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội của 06 tháng trước khi nghỉ việc hưởng chế độ thai sản của người mẹ.

    - Trường hợp chỉ có cha tham gia bảo hiểm xã hội mà mẹ chết sau khi sinh con hoặc gặp rủi ro sau khi sinh mà không còn đủ sức khỏe để chăm sóc con theo xác nhận của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền thì cha được nghỉ việc hưởng chế độ thai sản cho đến khi con đủ 06 tháng tuổi. 

    Mức hưởng chế độ thai sản được tính trên cơ sở mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội của 06 tháng trước khi nghỉ việc hưởng chế độ thai sản của người cha.

    - Đối với trường hợp quy định tại các điểm b, d và e khoản 2 mà người cha đóng bảo hiểm xã hội chưa đủ 06 tháng thì mức hưởng chế độ thai sản được tính trên cơ sở mức bình quân tiền lương tháng của các tháng đã đóng bảo hiểm xã hội.

    Bên cạnh đó, theo quy định tại khoản 7 Điều 34 quy định như sau:

    Thời gian hưởng chế độ thai sản quy định tại các khoản 1, 3, 4, 5 và 6 Điều 34 tính cả ngày nghỉ lễ, nghỉ Tết, ngày nghỉ hằng tuần.

    Tóm lại, trong trường hợp không may người mẹ chết sau khi sinh con thì tùy theo tình trạng cha, mẹ đóng hoặc không đóng bảo hiểm xã hội như thế nào mà sẽ được hưởng chế độ thai sản khác nhau.

    Xem thêm bài viết: Con chết sau khi sinh thì người mẹ có được hưởng chế độ thai sản không?

     
    584 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận