Người cao tuổi với người già có giống nhau không?

Chủ đề   RSS   
  • #453087 06/05/2017

    shin_butchi
    Top 50
    Dân Luật bậc 1


    Tham gia:18/04/2015
    Tổng số bài viết (1913)
    Số điểm: 87629
    Cảm ơn: 836
    Được cảm ơn 1905 lần


    Người cao tuổi với người già có giống nhau không?

    Hồi giờ mình cứ tưởng người già với người cao tuổi là một, nhưng mà hôm nay nghiên cứu các văn bản pháp luật thì quả thật không phải vậy các bạn ạ.

    Vì thế mà hôm nay mình muốn chia sẻ cho các bạn để không còn bị nhầm lẫn như mình trước giờ:

    Trong Bộ luật hình sự 1999 (mình nói đến Bộ luật hình sự 1999 vì hiện nay vẫn còn áp dụng) có nhắc đến các vấn đề như “người phạm tội là người già được giảm nhẹ trách nhiệm hình sự” hay “phạm tội với người già là tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự”…

    Nhưng đi tìm hiểu thì người già được nhắc đến trong Bộ luật hình sự 1999 được hiểu là người từ 70 tuổi trở lên (theo hướng dẫn tại Nghị quyết 01/2006/NQ-HĐTP)

    Đến khi Bộ luật hình sự 2015 được ban hành thì đã nới độ tuổi của người già là người từ đủ 75 tuổi trở lên.

    Trong khi đó, người cao tuổi là người từ đủ 60 tuổi trở lên theo Luật người cao tuổi 2009.

    Do vậy, nếu có ai đó nói với bạn người già là người cao tuổi thì không hoàn toàn đúng đâu nhé bạn:

     
    78313 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

3 Trang 123>
Thảo luận
  • #453089   06/05/2017

    shin_butchi
    shin_butchi
    Top 50
    Dân Luật bậc 1


    Tham gia:18/04/2015
    Tổng số bài viết (1913)
    Số điểm: 87629
    Cảm ơn: 836
    Được cảm ơn 1905 lần


    Còn một cặp khái niệm nữa không quên chia sẻ với các bạn, đó là "Người già yếu" "người quá già yếu":

    - Người già yếu:  là người từ 70 tuổi trở lên nhưng thường xuyên đau ốm. 

    - Người quá già yếu: là người từ 70 tuổi trở lên hoặc người từ 60 tuổi trở lên nhưng thường xuyên đau ốm. (Theo Nghị quyết 01/2007/NQ-HĐTP)

     

     
    Báo quản trị |  
    4 thành viên cảm ơn shin_butchi vì bài viết hữu ích
    thuongkp2708 (06/05/2017) richphan234 (20/07/2017) lehungliet (29/09/2017) HocVienTuPhap (25/10/2017)
  • #453108   07/05/2017

    taka280
    taka280

    Sơ sinh

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:07/05/2016
    Tổng số bài viết (7)
    Số điểm: 65
    Cảm ơn: 2
    Được cảm ơn 3 lần


     

    shin_butchi viết:

     

    Còn một cặp khái niệm nữa không quên chia sẻ với các bạn, đó là "Người già yếu" "người quá già yếu":

    - Người già yếu:  là người từ 70 tuổi trở lên nhưng thường xuyên đau ốm. 

    - Người quá già yếu: là người từ 70 tuổi trở lên hoặc người từ 60 tuổi trở lên nhưng thường xuyên đau ốm. (Theo Nghị quyết 01/2007/NQ-HĐTP)

     

     

     

    Hai cái khái niệm này đọc nghe trúc trắc nhỉ. Như vậy, người từ 70 tuổi trở lên và thường xuyên đau ốm thì nằm trong cả hai nhóm: vừa già yếu, vừa quá già yếu à? Nhóm 2 bao hàm cả nhóm 1 rồi.

    Cập nhật bởi taka280 ngày 07/05/2017 09:08:20 SA abc
     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn taka280 vì bài viết hữu ích
    lehungliet (29/09/2017)
  • #534142   30/11/2019

    ngphunganh
    ngphunganh
    Top 500


    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:30/08/2019
    Tổng số bài viết (284)
    Số điểm: 1853
    Cảm ơn: 2
    Được cảm ơn 36 lần


    shin_butchi viết:

    Còn một cặp khái niệm nữa không quên chia sẻ với các bạn, đó là "Người già yếu" "người quá già yếu":

    - Người già yếu:  là người từ 70 tuổi trở lên nhưng thường xuyên đau ốm. 

    - Người quá già yếu: là người từ 70 tuổi trở lên hoặc người từ 60 tuổi trở lên nhưng thường xuyên đau ốm. (Theo Nghị quyết 01/2007/NQ-HĐTP)

     

    nghe rối rắm nhỉ! nhưng rất hay vì có cả những khái niệm cụ thể như thế này. nhưng người từ 70 tuổi trở lên hoặc người từ 60 tuổi trở lên nhưng thường xuyên đau ốm thì mình gọi là "Người già quá yếu" được không =)) vì so ra người 70 quy định ở khoản trên cũng là người già thôi, còn bệnh là do quá yếu mà nhỉ

     
    Báo quản trị |  
  • #453096   06/05/2017

    Cảm ơn chia sẻ của bạn nhé. Nói thật chứ bạn ko nói thì mình vẫn nghĩ người cao tuổi và người già là 1 nà

    Cập nhật bởi thuongkp2708 ngày 06/05/2017 05:21:40 CH
     
    Báo quản trị |  
  • #453111   07/05/2017

    Câu khẳng định cuối cùng của shin là không ổn nhé. Người già chính là người cao tuổi. Còn người cao tuổi chưa chắc là người già.

    Hỗ trợ các bạn những vấn đề pháp lý qua email.

    Email: luatsutrantrongqui@gmail.com

     
    Báo quản trị |  
    3 thành viên cảm ơn LSTranTrongQui vì bài viết hữu ích
    klkh138 (23/05/2017) shin_butchi (08/05/2017) lixilvietnam2017 (05/12/2017)
  • #453157   08/05/2017

    shin_butchi
    shin_butchi
    Top 50
    Dân Luật bậc 1


    Tham gia:18/04/2015
    Tổng số bài viết (1913)
    Số điểm: 87629
    Cảm ơn: 836
    Được cảm ơn 1905 lần


    LSTranTrongQui viết:

    Câu khẳng định cuối cùng của shin là không ổn nhé. Người già chính là người cao tuổi. Còn người cao tuổi chưa chắc là người già.

    Cám ơn bạn LSTranTrongQui đã góp ý giúp Shin :'(

     
    Báo quản trị |  
  • #453438   13/05/2017

    luatviettin
    luatviettin

    Female
    Sơ sinh

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:09/03/2017
    Tổng số bài viết (5)
    Số điểm: 25
    Cảm ơn: 1
    Được cảm ơn 2 lần


    Rất nhiều người đều sẽ hiểu nhầm người cao tuổi và người già là một. Thế nhưng người già là người cao tuổi, người cao tuổi chưa chắc là người già

     
    Báo quản trị |  
  • #453743   18/05/2017

    Sensen93
    Sensen93
    Top 500
    Female
    Lớp 1

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:10/05/2017
    Tổng số bài viết (291)
    Số điểm: 3005
    Cảm ơn: 265
    Được cảm ơn 155 lần


    Cảm ơn những chia sẻ thú vị từ bạn! Quả thật, bình thường mình cũng quy hai khái niệm trên là một, chẳng mấy khi để ý đến những dấu hiệu khác nhau của chúng. Tuy nhiên, nếu như sự phân biệt trên đây thì người già chắc chắn đã là người cao tuổi, còn người cao tuổi chưa chắc đã là người già. Nhỉ?

    Everything happens for a reason...

     
    Báo quản trị |  
  • #453948   19/05/2017

    anthuylaw
    anthuylaw
    Top 50
    Female
    Lớp 9

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:29/04/2017
    Tổng số bài viết (1322)
    Số điểm: 11747
    Cảm ơn: 252
    Được cảm ơn 273 lần


    Cảm ơn bài viết của bạn. Mình chắc chắn rằng nếu như không đọc bài viết này thì không chỉ mình mà còn nhiều bạn khác nữa sẽ nghĩa là người già và người cao tuổi là một. Căn cứ quy định nêu trên và phản hồi của một số người thì có thể hiểu là người già là người cao tuổi nhưng người cao tuổi thì chưa chắc đã là người già. Theo mình nên có quy định thống nhất cách hiểu hai từ này là một để tránh nhầm lẫn trong việc áp dụng pháp luật.

    Không có gì là không thể.

     
    Báo quản trị |  
  • #456537   08/06/2017

    nguyentrongtan188
    nguyentrongtan188
    Top 500
    Male
    Lớp 1

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:26/05/2017
    Tổng số bài viết (180)
    Số điểm: 2319
    Cảm ơn: 47
    Được cảm ơn 65 lần


    cảm ơn bạn nhé, giờ mới biết là có sự khác nhau về mặt pháp lý giữa người già và người cao tuổi, hồi trước cứ nghĩ 2 cái này là một

     
    Báo quản trị |  
  • #456540   08/06/2017

    thuytrang95
    thuytrang95
    Top 500
    Female


    Đăk Lăk, Việt Nam
    Tham gia:15/05/2017
    Tổng số bài viết (233)
    Số điểm: 2190
    Cảm ơn: 25
    Được cảm ơn 91 lần


    Bộ luật lao động 2012 có quy định về người lao động cao tuổi. Vậy người già có được tiếp tục lao động không nhỉ?

     
    Báo quản trị |  
  • #457429   14/06/2017

    nguyenduy303
    nguyenduy303
    Top 500
    Male
    Lớp 1

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:19/10/2016
    Tổng số bài viết (348)
    Số điểm: 2977
    Cảm ơn: 37
    Được cảm ơn 61 lần


    Trước giờ cứ nghĩ người già và người cao tuổi là như nhau. Qua bài viết của bạn thì mình mới hiểu rõ hơn về hai khái niệm này. Nhưng hiện nay thì đa phần mọi người đều không biết được sự khác nhau đó. Chẳng những thế, cả những người hiểu biết pháp luật cũng chưa hiểu rõ về hai khái niệm trên.

    Điển hình là đã có một vụ án tại TAND quận Phú Nhuận, TPHCM xét xử một bị cáo sinh năm 1955. Viện kiểm sát và Luật sư tranh cãi với nhau về khái niệm người già và người cao tuổi khi vị Luật sư căn cứ vào đó để đưa ra tình tiết giảm nhẹ cho thân chủ của mình.

     
    Báo quản trị |  
  • #460792   12/07/2017

    Thanh241994
    Thanh241994
    Top 500
    Lớp 1

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:02/06/2017
    Tổng số bài viết (202)
    Số điểm: 2768
    Cảm ơn: 28
    Được cảm ơn 76 lần


    Cảm ơn thông tin chia sẻ thú vị từ bạn nhé, từ trước đến này vẫn luôn đồng nhất hai khái niệm này với nhau, nhiều khi cũng có tự hỏi là có thể gọi Hội người cao tuổi thành hội người già luôn cho rồi vì giống nhau mà. Nhờ đọc được thông tin này mới có sự phân biệt rạch ròi giữa hai khái niệm này. 

     
    Báo quản trị |  
  • #460821   13/07/2017

    LSHoangPhuong
    LSHoangPhuong

    Sơ sinh

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:20/06/2017
    Tổng số bài viết (47)
    Số điểm: 480
    Cảm ơn: 12
    Được cảm ơn 13 lần


    Thế mà trước giờ em cứ lên xe bus là lại nhường chỗ cho các cô, chú khoảng trên 60t 1 chút. Giờ phải hỏi cụ bảo nhiêu tuổi, đủ 70t, năm sau là 75t thì cháu nhường chỗ. :|

     
    Báo quản trị |  
  • #460846   13/07/2017

    maithanhloivn
    maithanhloivn
    Top 500
    Male


    Bình Định, Việt Nam
    Tham gia:14/07/2014
    Tổng số bài viết (267)
    Số điểm: 1833
    Cảm ơn: 35
    Được cảm ơn 43 lần


    Cảm ơn chia sẻ vô cùng bổ ích của bạn. Nhờ bạn mà từ nay tôi sẽ không cong nghĩ người già với người cao tuổi là một nữa. Chứ từ trước tới giờ cứ đinh ninh trong suy nghĩ là như vậy mà thật sự không phải vậy. Biết để sau này còn áp dụng/

     
    Báo quản trị |  
  • #461957   20/07/2017

    Trước tiên rất cảm ơn chủ thớt đã đề cặp đến vấn đề này. Tưởng chừng là vấn đề nhỏ thôi nhưng không phải ai cũng phân biệt giữa hai khái niệm này, thật sự rất hữu ích. Nhưng câu kết có hai tí vấn đề nhỉ?

    Người cao tuổi là người từ 60 tuổi trở lên. Còn người già là người từ 70 tuổi trở lên theo BLHS 1999 và 75 tuổi trở lên theo BLHS 2015. Vậy thì nó người già là người cao tuổi là là luôn đúng chứ nhỉ? 

     
    Báo quản trị |  
  • #462491   26/07/2017

    thaonguyen27
    thaonguyen27
    Top 500
    Lớp 1

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:03/07/2017
    Tổng số bài viết (356)
    Số điểm: 2676
    Cảm ơn: 6
    Được cảm ơn 69 lần


    Đúng là đọc luật thấy nhiều mà cũng không để ý khái niệm "người già" và "người cao tuổi" khác nhau, trước giờ cứ đánh đồng là một. Vậy mới thấy pháp luật có nhiều cái hay thật, tưởng đơn giản mà hoá ra không phải, chịu khó tìm hiểu phân tích ra thì nội hàm các vấn đề khác nhau, loạng quạng là áp dụng sai ngay. 

     
    Báo quản trị |  
  • #465954   29/08/2017

    tuyet38
    tuyet38
    Top 500
    Female
    Mầm

    Gia Lai, Việt Nam
    Tham gia:27/09/2016
    Tổng số bài viết (126)
    Số điểm: 735
    Cảm ơn: 8
    Được cảm ơn 20 lần


    thaonguyen27 viết:

    Đúng là đọc luật thấy nhiều mà cũng không để ý khái niệm "người già" và "người cao tuổi" khác nhau, trước giờ cứ đánh đồng là một. Vậy mới thấy pháp luật có nhiều cái hay thật, tưởng đơn giản mà hoá ra không phải, chịu khó tìm hiểu phân tích ra thì nội hàm các vấn đề khác nhau, loạng quạng là áp dụng sai ngay. 

    Những khái niệm này thực ra do từ khi mình sinh ra và lớn lên đều hiểu theo nghĩa cả hai đều giống nhau, từ cách dùng cho tới ý nghĩa khi nói nên lúc đọc luật dễ bị nhầm lẫn. Trong luật quy định cụ thể rõ ràng định nghĩa của 2 cụm từ "người cao tuổi" "người già" nên chúng ta dễ áp dụng sai chúng 

    Cố gắng lên nhé

     
    Báo quản trị |  
  • #468098   19/09/2017

    Giaphat.lawF
    Giaphat.lawF
    Top 500


    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:19/08/2016
    Tổng số bài viết (302)
    Số điểm: 1654
    Cảm ơn: 1
    Được cảm ơn 58 lần


    Tôi xin tổng hợp các ý kiến, quy định và đưa ra bản tóm tắt sau: 

    PHÂN BIỆT NGƯỜI GIÀ VÀ NGƯỜI CAO TUỔI
     
          NGƯỜI CAO TUỔI

          NGƯỜI GIÀ    

    Căn cứ pháp lý

    + Bộ luật lao động 2013;

    +Luật người cao tuổi 2009;

    + Nghị định 06/2011/NĐ-CP;

    + Nghị định 136/2013/NĐ-CP;

     

    + Bộ luật hình sự 1999 sửa đổi bổ sung 2009

    + Nghị Quyết 01/2007/NQ-HĐTP;

    +  Nghị quyết số 01/2006/NQ-HĐTP;

    Đối tượng

    Người cao tuổi  là công dân Việt Nam từ đủ 60 tuổi trở lên.

    Người già được xác định là người tử 70 tuổi trở lên
     

    + Được bảo đảm các nhu cầu cơ bản về ăn, mặc, ở, đi lại, chăm sóc sức khoẻ;

    + Quyết định sống chung với con, cháu hoặc sống riêng theo ý muốn;

    + Được ưu tiên khi sử dụng các dịch vụ theo quy định của  Luật người cao tuổi và các quy định khác của pháp luật có liên quan;

    + Được tạo điều kiện tham gia hoạt động văn hoá, giáo dục, thể dục, thể thao, giải trí, du lịch và nghỉ ngơi;

    + Được tạo điều kiện làm việc phù hợp với sức khoẻ, nghề nghiệp và các điều kiện khác để phát huy vai trò người cao tuổi;

    + Được miễn các khoản đóng góp cho các hoạt động xã hội, trừ trường hợp tự nguyện đóng góp;

    + Được ưu tiên nhận tiền, hiện vật cứu trợ, chăm sóc sức khỏe và chỗ ở nhằm khắc phục khó khăn ban đầu khi gặp khó khăn do hậu quả thiên tai hoặc rủi ro bất khả kháng khác;

    + Được tham gia Hội người cao tuổi Việt Nam theo quy định của Điều lệ Hội;

    + Các quyền khác theo quy định của pháp luật.

    + Bộ luật hình sự 1999 có quy định “người phạm tội là người già” là tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự và “phạm tội với người già” là tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự. Và “người già quá yếu” là điều kiện để xét giảm thời hạn chấp hành hình phạt trong các trường hợp đặc biệt.

    Các khái niệm liên quan + Người lao động cao tuổi là người tiếp tục lao động sau độ tuổi theo quy định tại Điều 187 của Bộ luật lao động (nam đủ 60 tuổi, nữ đủ 55 tuổi).

    + Người quá già yếu là người từ 70 tuổi trở lên hoặc người từ 60 tuổi trở lên nhưng thường xuyên đau ốm.

     

     

    Cập nhật bởi Giaphat.lawF ngày 19/09/2017 09:36:59 SA
     
    Báo quản trị |  
    2 thành viên cảm ơn Giaphat.lawF vì bài viết hữu ích
    lehungliet (29/09/2017) myduyen1312 (21/10/2017)
  • #471662   21/10/2017

    myduyen1312
    myduyen1312
    Top 500
    Female
    Chồi

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:19/11/2014
    Tổng số bài viết (177)
    Số điểm: 1315
    Cảm ơn: 184
    Được cảm ơn 38 lần


    Hai khái niệm này nghe qua thì dễ nghĩ rằng nó có ý nghĩa gần nhau. Tuy nhiên đặt dưới hệ quy chiếu luật pháp, tìm hiểu quy định pháp luật có liên quan mới thấy nó khác biệt rõ ràng. Người già và người cao tuổi không giống nhau về độ tuổi và quyền lợi hợp pháp. Đôi khi những người có kiến thức pháp luật còn dễ nhầm lẫn giữa hai khái niệm này.

    be positive always

     
    Báo quản trị |