Có thể nói khi cá nhân vi phạm hành chính chết, mất tích, tổ chức vi phạm hành chính đã giải thể, phá sản trong thời gian xem xét ra quyết định xử phạt thì sẽ không ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính và có thể nói đây là một hành vi mang tính nhân đạo của nhà nước khi một cá nhân hay tổ chức không còn tồn tại nữ, hết khả năng chi trả về vấn đề hoạt động của doanh nghiệp hay là trách nhiệm của một cá nhân.
Tuy nhiên, trong trường hợp trước khi ra hoặc tại thời điểm cơ quan thẩm quyền ra quyết định hành chính thì người đó vẫn còn sống tư cách chủ thể năng lực hành vi dân sự đầy đủ và trong quá trình áp dụng chế tài xử lý về hành vi hành chính người này không may bị chết thì pháp luật sẽ giải quyết vấn đề này ra sao?
Cụ thể tại Khoản 1 Điều 9 Nghị định 81/2013/NĐ-CP có quy định về nội dung trên như sau:
Điều 9. Thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính trong trường hợp người bị xử phạt chết, mất tích, tổ chức bị xử phạt giải thể, phá sản
1. Trường hợp người bị xử phạt chết, mất tích, tổ chức bị xử phạt giải thể, phá sản theo quy định tại Điều 75 Luật xử lý vi phạm hành chính, mà quyết định xử phạt vẫn còn thời hiệu thi hành, thì người đã ra quyết định xử phạt phải ra quyết định thi hành một phần quyết định xử phạt vi phạm hành chính trong thời hạn 60 ngày, kể từ ngày người bị xử phạt chết được ghi trong giấy chứng tử; người bị mất tích được ghi trong quyết định tuyên bố mất tích; tổ chức bị xử phạt giải thể, phá sản được ghi trong quyết định giải thể, phá sản. Quyết định thi hành gồm các nội dung sau:
a) Đình chỉ thi hành các hình thức xử phạt, lý do đình chỉ; trừ trường hợp quy định tại Điểm b Khoản này;
b) Hình thức xử phạt tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính và biện pháp khắc phục hậu quả tiếp tục thi hành.
Như vậy, về nguyên tắc khi người đó chết và không đề cập đến vấn đề thừa còn hình thức xử phạt tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính và biện pháp khắc phục hậu quả tiếp tục thi hành.