Người bị trục xuất có được gặp người thân trong thời gian lưu trú không?

Chủ đề   RSS   
  • #586922 30/06/2022

    Người bị trục xuất có được gặp người thân trong thời gian lưu trú không?

    Nhìn chung, trục xuất là một biện pháp xử lý các hành vi vi phạm pháp luật của người nước ngoài, người không quốc tịch được cơ quan chức năng Việt Nam phát hiện và xử lý bằng cách buộc những người này ra khỏi lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

    Vậy những người này lưu trú tại cơ sở lưu trú chờ xuất cảnh thì có được gặp người thân, người đại diện hợp pháp của mình hay không?

    Căn cứ Điều 10 Nghị định 65/2020/NĐ-CP quy định về chế độ thăm gặp, nhận quà đối với người lưu trú như sau:

    1. Người lưu trú được gặp thân nhân hoặc người đại diện hợp pháp của mình tại phòng thăm gặp của cơ sở lưu trú. Mỗi tuần được gặp 01 lần, mỗi lần gặp không quá 02 giờ. Trường hợp đại diện cơ quan, tổ chức hoặc cá nhân khác của Việt Nam đề nghị được gặp người lưu trú thì Trưởng cơ sở lưu trú xem xét, quyết định, nếu xét thấy phù hợp với lợi ích hợp pháp của người lưu trú cũng như yêu cầu quản lý người lưu trú và đấu tranh phòng, chống tội phạm.
     
    Người lưu trú chấp hành tốt Nội quy cơ sở lưu trú có thể được gặp vợ hoặc chồng tại phòng riêng của cơ sở lưu trú mỗi tháng 01 lần, mỗi lần không quá 24 giờ. Người lưu trú vi phạm Nội quy cơ sở lưu trú thì 01 tháng được gặp thân nhân 01 lần, mỗi lần không quá 01 giờ.
     
    Người lưu trú đang bị điều tra, xử lý về hành vi phạm tội khác hoặc có liên quan đến những vụ án khác mà cơ quan thụ lý vụ án có văn bản đề nghị không cho người lưu trú gặp hoặc yêu cầu phối hợp với cơ sở lưu trú để giám sát chế độ thăm gặp của người lưu trú thì Trưởng cơ sở lưu trú xem xét, phối hợp thực hiện và giải thích rõ cho người đến thăm gặp người lưu trú biết.
     
    2. Thân nhân được gặp người lưu trú gồm: Ông, bà nội; ông, bà ngoại; bố, mẹ đẻ; bố, mẹ vợ (hoặc chồng); bố, mẹ nuôi hợp pháp; vợ hoặc chồng; con đẻ, con dâu, con rể, con nuôi hợp pháp; anh, chị, em ruột, dâu, rể; anh, chị em vợ (hoặc chồng); cô, dì, chú, bác, cậu, cháu ruột. Mỗi lần đến gặp người lưu trú tối đa không quá 03 người, trường hợp đặc biệt do yêu cầu quản lý, giáo dục người lưu trú, Trưởng cơ sở lưu trú có thể quyết định tăng số lượng thân nhân được gặp người lưu trú nhưng không quá 05 người và phải bảo đảm không làm ảnh hưởng đến an ninh, an toàn cơ sở lưu trú.
     
    3. Thủ tục thăm gặp:
     
    a) Thân nhân hoặc người đại diện hợp pháp của người lưu trú đến thăm gặp phải có đơn xin gặp viết bằng tiếng Việt hoặc được dịch ra tiếng Việt theo Mẫu số 01 tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này và hộ chiếu hoặc chứng minh nhân dân hoặc thẻ căn cước công dân hoặc giấy tờ tùy thân khác để cơ sở lưu trú kiểm tra, tổ chức cho thăm gặp đúng đối tượng.
     
    b) Người lưu trú được gặp vợ (hoặc chồng) ở phòng riêng theo quy định tại khoản 1 Điều này thì vợ (hoặc chồng) người lưu trú phải có đủ thủ tục thăm gặp quy định tại điểm a khoản 3 Điều này và các giấy tờ, tài liệu chứng minh là vợ (hoặc chồng) của người lưu trú, có xác nhận của cơ quan đại diện ngoại giao hoặc cơ quan lãnh sự của nước mà người đó mang quốc tịch hoặc cơ quan đại diện của tổ chức quốc tế tại Việt Nam nơi người đó làm việc hoặc Ủy ban nhân dân cấp xã nơi người đó cư trú (đối với trường hợp vợ hoặc chồng người lưu trú là người Việt Nam); người lưu trú và vợ (hoặc chồng) đều phải có đơn xin thăm gặp ở phòng riêng theo Mẫu số 02 tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này gửi Trưởng cơ sở lưu trú xem xét, quyết định.
     
    c) Việc giải quyết cho người lưu trú gặp thân nhân do Trưởng cơ sở lưu trú quyết định tùy theo điều kiện và giờ làm việc của cơ sở lưu trú, thời gian thăm gặp theo quy định tại khoản 1 Điều này.
     
    4. Thủ tục thăm gặp, tiếp xúc lãnh sự:
     
    a) Cơ quan đại diện ngoại giao, cơ quan lãnh sự nước ngoài có yêu cầu thăm gặp, tiếp xúc lãnh sự đối với người lưu trú mang quốc tịch nước mình tại cơ sở lưu trú phải gửi văn bản đề nghị đến Bộ Ngoại giao. Nội dung văn bản đề nghị bao gồm: Tên cơ quan đại diện ngoại giao, cơ quan lãnh sự gửi văn bản; họ, tên, quốc tịch người lưu trú cần thăm gặp, tiếp xúc lãnh sự; cơ sở lưu trú nơi người lưu trú đang lưu trú; họ, tên, chức vụ, chứng minh thư ngoại giao hoặc công vụ của những người đến thăm gặp, tiếp xúc lãnh sự; họ, tên, chứng minh thư nhân dân hoặc thẻ căn cước công dân của người phiên dịch (nếu có); thời gian dự kiến đề nghị được gặp, tiếp xúc lãnh sự.
     
    b) Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được văn bản đề nghị, Bộ Ngoại giao có trách nhiệm thông báo cho cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp tỉnh nơi có cơ sở lưu trú. Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được thông báo, cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp tỉnh nơi có cơ sở lưu trú phải trả lời bằng văn bản cho Bộ Ngoại giao để thông báo cho cơ quan đại diện ngoại giao, cơ quan lãnh sự nước ngoài đã đề nghị để liên hệ cấp giấy giới thiệu thăm gặp, tiếp xúc lãnh sự.
     
    5. Khi thăm gặp, người lưu trú được nhận thư, tiền, đồ vật, trừ đồ vật thuộc danh mục cấm theo quy định của Nội quy cơ sở lưu trú; cơ sở lưu trú có trách nhiệm kiểm tra đồ vật trước khi đưa vào cơ sở lưu trú. Việc quản lý, sử dụng tiền, đồ vật của người lưu trú được thực hiện theo quy định tại Điều 11 Nghị định này.
     
    6. Người đến thăm gặp phải chấp hành nghiêm pháp luật Việt Nam, Nội quy nhà thăm gặp và sự hướng dẫn của cán bộ cơ sở lưu trú.
     
    Theo đó, người này lưu trú tại cơ sở lưu trú chờ xuất cảnh thì được gặp người thân, người đại diện hợp pháp của mình và được hưởng chế độ theo quy định trên.
     
    392 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #586932   30/06/2022

    minhtai99
    minhtai99
    Top 200
    Lớp 2

    Vietnam --> Hồ Chí Minh
    Tham gia:14/06/2022
    Tổng số bài viết (412)
    Số điểm: 3785
    Cảm ơn: 5
    Được cảm ơn 123 lần


    Người bị trục xuất có được gặp người thân trong thời gian lưu trú không?

    Cảm ơn bài viết của bạn và mình bổ sung thêm như sau:

    Theo đó, Chính phủ quy định chế độ đối với người bị trục xuất trong thời gian làm thủ tục trục xuất tại cơ sở lưu trú:
    - Chế độ ở: Được bố trí buồng ở tập thể theo giới tính (nam, nữ); diện tích chỗ nằm tối thiểu 2m2/người, có phòng vệ sinh, có chiếu, chăn và màn; người mắc bệnh truyền nhiễm đặc biệt nguy hiểm theo quy định của Luật phòng, chống bệnh truyền nhiễm, người mắc bệnh tâm thần hoặc một bệnh, khác làm mất khả năng nhận thức hoặc khả năng điều khiển hành vi của mình phải được bố trí ở riêng trong phòng cách ly.
    - Chế độ ăn, mặc: Tiêu chuẩn ăn của mỗi người trong một tháng được tính theo định lượng như sau: 17 kg gạo tẻ thường; 0,7 kg thịt; 0,8 kg cá; 0,1 kg muối; 0,5 kg đường loại trung bình; 0,75 lít nước mắm; 0,1 kg bột ngọt; 15 kg rau xanh và 15 kg củi hoặc 17 kg than. Định lượng này được quy đổi ra tiền theo thời giá thị trường tại địa phương nơi có cơ sở lưu trú.  Ngày lễ, Tết (theo quy định của Nhà nước Việt Nam), người bị trục xuất trong thời gian làm thủ tục trục xuất tại cơ sở lưu trú được ăn thêm nhưng tiêu chuẩn ăn (bao gồm cả tiêu chuẩn ăn ngày thường và mức ăn thêm) không quá 5 lần tiêu chuẩn ăn ngày thường. Cơ sở lưu trú có thể hoán đổi định lượng ăn nêu trên cho phù hợp với yêu cầu thực tế để bảo đảm người lưu trú ăn hết tiêu chuẩn; người bị trục xuất trong thời gian làm thủ tục trục xuất tại cơ sở lưu trú được mang vào cơ sở lưu trú đồ dùng cá nhân thiết yếu để sử dụng theo quy định của Bộ Công an. Trường hợp thiếu quần, áo thì tùy theo thời gian lưu trú, được cấp từ một đến hai bộ quần, áo bằng vải thường.

     
    Báo quản trị |  
  • #586939   30/06/2022

    Người bị trục xuất có được gặp người thân trong thời gian lưu trú không?

    Cảm ơn chia sẻ của tác giả, trước đây theo khoản 4 Điều 31 Nghị định 112/2013/NĐ-CP quy định người bị trục xuất trong thời gian làm thủ tục trục xuất tại cơ sở lưu trú được gặp thân nhân hoặc người đại diện hợp pháp của mình tại phòng thăm gặp của cơ sở lưu trú. Mỗi tuần được gặp một lần, mỗi lần gặp không quá 4 (bốn) giờ; người bị trục xuất trong thời gian làm thủ tục trục xuất tại cơ sở lưu trú chấp hành tốt nội quy cơ sở lưu trú có thể được gặp vợ hoặc chồng tại phòng riêng của cơ sở lưu trú mỗi tuần một lần, mỗi lần không quá 24 (hai bốn) giờ; việc giải quyết cho thân nhân thăm gặp người bị trục xuất trong thời gian làm thủ tục trục xuất tại cơ sở lưu trú do người phụ trách cơ sở lưu trú quyết định; khi được phép thăm gặp, người bị trục xuất trong thời gian làm thủ tục trục xuất tại cơ sở lưu trú được nhận thư, tiền mặt, đồ vật theo quy định. Cơ sở lưu trú có trách nhiệm kiểm tra thư, tiền mặt, đồ vật trước khi đưa vào cơ sở lưu trú. Người đến thăm gặp phải chấp hành nghiêm chỉnh pháp luật Việt Nam, nội quy, quy chế nhà thăm gặp và sự hướng dẫn của cán bộ cơ sở lưu trú.

     
    Báo quản trị |  
  • #587072   30/06/2022

    Người bị trục xuất có được gặp người thân trong thời gian lưu trú không?

    Cảm ơn thông tin chia sẻ hữu ích của tác giả. Đối với công dân nước ngoài, người không quốc tịch thì cũng cần được bảo vệ những quyền cơ bản của quyền con người, vì vậy các chế độ thăm thân, chế độ ăn, ở cũng phải được bảo đảm sao cho đáp ứng được các điều kiện cơ bản nhất nhưng cũng có sự quản chế nghiêm ngặt để thể hiện được sự nghiêm khắc của pháp luật với những người vi phạm.
     
    Báo quản trị |