Người bị tâm thần gây thương tích cho người khác thì có phải bồi thường không?

Chủ đề   RSS   
  • #611118 02/05/2024

    btrannguyen
    Top 75
    Lớp 12

    Vietnam --> Hồ Chí Minh
    Tham gia:13/03/2024
    Tổng số bài viết (1181)
    Số điểm: 23218
    Cảm ơn: 1
    Được cảm ơn 498 lần


    Người bị tâm thần gây thương tích cho người khác thì có phải bồi thường không?

    Người bị tâm thần sẽ được coi là mất năng lực hành vi dân sự khi Tòa ra quyết định tuyên bố là người mất năng lực hành vi dân sự. Vậy, người bị tâm thần gây thương tích cho người khác thì có phải bồi thường không?

    Người bị tâm thần gây thương tích cho người khác có bị xử lý không?

    Theo Điều 134 Bộ luật Hình sự 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017) về tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác, tùy theo tính chất, mức độ nghiêm trọng của hành vi vi phạm, người phạm tội có thể bị xử lý như sau:

    - Phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:

    - Phạt tù từ 02 năm đến 06 năm

    - Phạt tù từ 05 năm đến 10 năm

    - Phạt tù từ 07 năm đến 14 năm

    - phạt tù từ 12 năm đến 20 năm hoặc tù chung thân

    Tuy nhiên, Điều 21 Bộ luật Hình sự 2015 quy định về tình trạng không có năng lực trách nhiệm hình sự như sau:

    Người thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội trong khi đang mắc bệnh tâm thần, một bệnh khác làm mất khả năng nhận thức hoặc khả năng điều khiển hành vi của mình, thì không phải chịu trách nhiệm hình sự.

    Như vậy, người bị tâm thần sẽ không phải chịu trách nhiệm hình sự khi gây thương tích cho người khác trong lúc đang mắc bệnh.

    Người bị tâm thần gây thương tích cho người khác thì có phải bồi thường không?

    Theo Điều 22 Bộ luật Dân sự 2015 quy định:

    Khi một người do bị bệnh tâm thần hoặc mắc bệnh khác mà không thể nhận thức, làm chủ được hành vi thì theo yêu cầu của người có quyền, lợi ích liên quan hoặc của cơ quan, tổ chức hữu quan, Tòa án ra quyết định tuyên bố người này là người mất năng lực hành vi dân sự trên cơ sở kết luận giám định pháp y tâm thần.

    Đồng thời, theo khoản 3 Điều 586 Bộ luật Dân sự 2015 quy định về năng lực chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại của cá nhân như sau:

    - Người chưa thành niên, người mất năng lực hành vi dân sự, người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi gây thiệt hại mà có người giám hộ thì người giám hộ đó được dùng tài sản của người được giám hộ để bồi thường; 

    - Nếu người được giám hộ không có tài sản hoặc không đủ tài sản để bồi thường thì người giám hộ phải bồi thường bằng tài sản của mình; 

    - Nếu người giám hộ chứng minh được mình không có lỗi trong việc giám hộ thì không phải lấy tài sản của mình để bồi thường.

    Trong đó, người giám hộ được quy định tại Điều 45 Bộ luật Dân sự 2015 như sau:

    - Giám hộ là việc cá nhân, pháp nhân được luật quy định, được Ủy ban nhân dân cấp xã cử, được Tòa án chỉ định hoặc được quy định tại khoản 2 Điều 48 Bộ luật Dân sự 2015 (sau đây gọi chung là người giám hộ) để thực hiện việc chăm sóc, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của người chưa thành niên, người mất năng lực hành vi dân sự, người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi (sau đây gọi chung là người được giám hộ).

    -Trường hợp giám hộ cho người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi thì phải được sự đồng ý của người đó nếu họ có năng lực thể hiện ý chí của mình tại thời điểm yêu cầu.

    - Việc giám hộ phải được đăng ký tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo quy định của pháp luật về hộ tịch.

    Người giám hộ đương nhiên mà không đăng ký việc giám hộ thì vẫn phải thực hiện nghĩa vụ của người giám hộ.

    Như vậy, khi bị người tâm thần gây thương tích cho người khác mà có người giám hộ thì người giám hộ đó được dùng tài sản của người được giám hộ để bồi thường.

    Nếu người bị tâm thần không có tài sản hoặc không đủ tài sản để bồi thường thì người giám hộ phải bồi thường bằng tài sản của mình;

    Nếu người giám hộ chứng minh được mình không có lỗi trong việc giám hộ thì không phải lấy tài sản của mình để bồi thường.

    Ai sẽ là người giám hộ cho người bị tâm thần?

    Theo Điều 48 Bộ luật Dân sự 2015 quy định về người giám hộ như sau:

    Trường hợp người có năng lực hành vi dân sự đầy đủ lựa chọn người giám hộ cho mình thì khi họ ở tình trạng cần được giám hộ, cá nhân, pháp nhân được lựa chọn là người giám hộ nếu người này đồng ý. Việc lựa chọn người giám hộ phải được lập thành văn bản có công chứng hoặc chứng thực.

    Đồng thời, theo Điều 53 Bộ luật Dân sự 2015 quy định như sau:

    Trường hợp không có người giám hộ theo quy định tại khoản 2 Điều 48 Bộ luật Dân sự 2015 thì người giám hộ đương nhiên của người mất năng lực hành vi dân sự được xác định như sau:

    - Trường hợp vợ là người mất năng lực hành vi dân sự thì chồng là người giám hộ; nếu chồng là người mất năng lực hành vi dân sự thì vợ là người giám hộ.

    - Trường hợp cha và mẹ đều mất năng lực hành vi dân sự hoặc một người mất năng lực hành vi dân sự, còn người kia không có đủ điều kiện làm người giám hộ thì người con cả là người giám hộ; nếu người con cả không có đủ điều kiện làm người giám hộ thì người con tiếp theo có đủ điều kiện làm người giám hộ là người giám hộ.

    - Trường hợp người thành niên mất năng lực hành vi dân sự chưa có vợ, chồng, con hoặc có mà vợ, chồng, con đều không có đủ điều kiện làm người giám hộ thì cha, mẹ là người giám hộ.

    Như vậy, nếu người bị tâm thần nhưng lúc họ không ở tình trạng bị bệnh sẽ lựa chọn người giám hộ cho mình và sẽ được người đã chọn giám hộ nếu người này đồng ý.

    Ngoài trường hợp trên, người bị tâm thần sẽ có người giám hộ đương nhiên tuỳ thuộc theo từng trường hợp như trên.

     
    1208 | Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn btrannguyen vì bài viết hữu ích
    admin (26/06/2024)

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận