Người bị hại có được nhận biên bản ghi lời khai không?

Chủ đề   RSS   
  • #558703 27/09/2020

    hongphuongtg98
    Top 75
    Lớp 4

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:11/08/2020
    Tổng số bài viết (820)
    Số điểm: 5755
    Cảm ơn: 6
    Được cảm ơn 123 lần


    Người bị hại có được nhận biên bản ghi lời khai không?

    Căn cứ quy định Điều 188 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015 quy định về triệu tập, lấy lời khai của bị hại, đương sự như sau:
     
    Việc triệu tập, lấy lời khai của bị hại, đương sự được thực hiện theo quy định tại các điều 185, 186 và 187 của Bộ luật này.
     
    Việc lấy lời khai của bị hại, đương sự có thể ghi âm hoặc ghi hình có âm thanh.
     
    Dẫn chiếu Điều 186 Bộ luật này quy định về lấy lời khai người làm chứng như sau:
     
    - Việc lấy lời khai người làm chứng được tiến hành tại nơi tiến hành điều tra, nơi cư trú, nơi làm việc hoặc nơi học tập của người đó.
     
    - Nếu vụ án có nhiều người làm chứng thì phải lấy lời khai riêng từng người và không để cho họ tiếp xúc, trao đổi với nhau trong thời gian lấy lời khai.
     
    - Trước khi lấy lời khai, Điều tra viên, Cán bộ điều tra phải giải thích cho người làm chứng biết quyền và nghĩa vụ của họ theo quy định tại Điều 66 của Bộ luật này. Việc này phải ghi vào biên bản.
     
    - Trước khi hỏi về nội dung vụ án, Điều tra viên phải hỏi về mối quan hệ giữa người làm chứng với bị can, bị hại và những tình tiết khác về nhân thân của người làm chứng. Điều tra viên yêu cầu người làm chứng trình bày hoặc tự viết một cách trung thực và tự nguyện những gì họ biết về vụ án, sau đó mới đặt câu hỏi.
     
    - Trường hợp xét thấy việc lấy lời khai của Điều tra viên không khách quan hoặc có vi phạm pháp luật hoặc xét cần làm rõ chứng cứ, tài liệu để quyết định việc phê chuẩn hoặc không phê chuẩn quyết định tố tụng của Cơ quan điều tra hoặc để quyết định việc truy tố thì Kiểm sát viên có thể lấy lời khai người làm chứng. Việc lấy lời khai người làm chứng được tiến hành theo quy định tại Điều này.
     
    ...
     
    Ngoài ra, Biên bản phải có chữ ký của những người mà Bộ luật này quy định. Những điểm sửa chữa, thêm, bớt, tẩy xóa trong biên bản phải được xác nhận bằng chữ ký của họ.
     
    Căn cứ từ những quy định trên, trường hợp bị hại được triệu tập để lấy lời khai thì sẽ được giải thích quyền lợi và nghĩa vụ của mình, sau đó trong quá trình lấy lời khai sẽ được Điều tra viên, Cán bộ điều tra ghi lại biên bản. Do đó, pháp luật hiện nay chưa có quy định về việc người bị hại được nhận biên biên bản lời khai mà chỉ có quy định người bị hại ký vào biên bản. 
     
     
    3930 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #558843   28/09/2020

    Special29
    Special29
    Top 100
    Female
    Lớp 4

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:27/12/2019
    Tổng số bài viết (712)
    Số điểm: 5322
    Cảm ơn: 1
    Được cảm ơn 111 lần


    Theo quy định của pháp luật, Kiểm sát viên có thể lấy lời khai người bị hại, nguyên đơn dân sự, bị đơn dân sự, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến vụ án khi cần thiết.Việc lấy lời khai người bị hại, nguyên đơn dân sự, bị đơn dân sự, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến vụ án do Kiểm sát viên tiến hành phải tuân thủ theo trình tự và mọi thủ tục được quy định tại Điều 188 Bộ luật hình sự 2015, sửa đổi bổ sung 2017.
     
    Báo quản trị |