Người bán bị bắt, người mua không bị gì?

Chủ đề   RSS   
  • #414720 28/01/2016

    Người bán bị bắt, người mua không bị gì?

    Báo chí gần đây đã có loạt bài phanh phui chiêu lừa bán tiền giả của một số nick Facebook. Thủ đoạn rất đơn giản là chụp hình và chào mời mua bán tiền giả công khai trên Facebook. Người bán yêu cầu người mua chuyền tiền vào tài khoản ngân hàng hoặc nạp card điện thoại trước rồi mới gửi "hàng" (tiền giả) sau. Tuy nhiên, sau khi công an vào cuộc và bắt giữ 1 đối tượng thì người này khai không có "hàng" mà chỉ lừa để chiếm đoạt số tiền "thật" chuyển vào tài khoản hoặc nạp card điện thoại của bên mua. Kết luận câu chuyện báo chí cho hay công an đang tiếp tục phanh phui nhiều "đường dây" khác cũng có chung chiêu lừa đảo này

    Một câu hỏi đặt ra ở đây là "người mua trong tình huống này có bị xử lý không?". Nếu xem các bài viết trên báo, dễ dàng nhận thấy hàng loạt bình luận của đọc giả yêu cầu "xử luôn người mua vì có ý định lừa đảo người khác nên mới đi mua tiền giả". Tuy nhiên nếu muốn phạt người mua thì căn cứ vào điều gì để phạt? Nếu có thể phạt được thì mức phạt là bao nhiêu?

     
    18350 | Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn tamnt133 vì bài viết hữu ích
    hungmaiusa (28/01/2016)

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #414729   28/01/2016

    tieuthong
    tieuthong

    Male
    Sơ sinh

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:05/11/2015
    Tổng số bài viết (33)
    Số điểm: 225
    Cảm ơn: 2
    Được cảm ơn 5 lần


    Người mua trong tình huống này vẫn bị xử lý theo quy định của pháp luật.

    • Theo như Điều 180 của Bộ luật hình sự 1999 quy định về: Tội làm, tàng trữ, vận chuyển, lưu hành tiền giả, ngân phiếu giả, công trái giả thì

    1. Người nào làm, tàng trữ, vận chuyển, lưu hành tiền giả, ngân phiếu giả, công trái giả, thì bị phạt tù từ ba năm đến bảy năm.

    2. Phạm tội trong trường hợp nghiêm trọng thì bị phạt tù từ năm năm đến mười hai năm.

    3. Phạm tội trong trường hợp rất nghiêm trọng hoặc đặc biệt nghiêm trọng, thì bị phạt tù từ mười năm đến hai mươi năm, tù chung thân hoặc tử hình.

    4. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ mười triệu đồng đến một trăm triệu đồng, tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản.

    =>Người mua trong trường hợp trên đã có hành vi lưu hành tiền giả. Họ có ý định mua chứ không phải là do bị người khác lừa đảo. Đây hoàn toàn là hành vi có nhận thức, tức là họ nhận thức được đây là tiền giả (người có đầy đủ khả năng năng lực hành vi) mà vẫn cố tình trao đổi và sau khi trao đổi thì chắc chắn họ sẽ lưu hành tiền giả trên thị trường.

    • Mặt khác, Tại điều 27 nghị định 96/2014/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực tiền tệ và ngân hàng quy định mức phạt tiền từ 150 triệu đồng đến 200 triệu đồng đối với hành vi làm giả phương tiện thanh toán, lưu giữ, chuyển nhượng, sử dụng phương tiện thanh toán giả.

    =>Vậy người mua tiền giả đã cố tình lưu giữ tiền giả và sau đó, trong các quan hệ mua bán khác, họ sẽ chuyển nhượng tiền giả trên thị trường.

    • Trong thời gian sắp tới (01/07/2016), khi Bộ luật hình sự 2015 có hiệu lực thì mức xử phạt về tội làm, tàng trữ, vận chuyển, lưu hành tiền giả theo hướng rất nghiêm khắc.

    Cụ thể tại Điều 207: Người nào làm, tàng trữ, vận chuyển, lưu hành tiền giả thì bị phạt tù từ 3-7 năm; trường hợp tiền giả có trị giá tương ứng từ 5 triệu đồng đến dưới 50 triệu đồng thì bị phạt tù từ 5-12 năm; trường hợp tiền giả có trị giá tương ứng từ 50 triệu đồng trở lên thì bị phạt tù từ 10-20 năm hoặc tù chung thân.

    Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10-100 triệu đồng hoặc tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản.

    Đặc biệt, người chuẩn bị phạm tội này sẽ bị phạt cải tạo không giam giữ đến 3 năm hoặc phạt tù từ 1-3 năm.

    =>Tùy theo từng trường hợp mà sẽ có mức xử phạt khác nhau. Tuy nhiên, theo những điều luật đã nêu trên, tôi cho rằng người mua tiền giả vẫn sẽ bị xử phạt theo quy định của pháp luật.

     

    Trần Nguyễn Phước Thông - Trường Đại Học Kinh Tế Luật (ĐHQG TPHCM)

    Lớp: K15504 - Luật tài chính-ngân hàng-chứng khoán

    Member of Legal Research And Advisory Club (LRAC - Câu lạc bộ nghiên cứu và tư vấn pháp luật)

    Cộng tác viên của Thư Viện Pháp Luật ( Contributor of LAWSOFT incorporated company)

     
    Báo quản trị |  
  • #414730   28/01/2016

    Cho mình hỏi 2 trường hợp thế này

    Trường hợp 1: bên mua đã chuyển tiền (thật) cho bên bán nhưng chưa nhận được hàng (tiền giả) thì đã cấu thành hành vi "tàng trữ, vận chuyển, lưu hành" chưa?

    Trường hợp 2: bên mua mới nhắn tin, trao đổi, hỏi han..., chưa chuyển tiền, chưa giao dịch với bên bán thì sao?

     
    Báo quản trị |  
  • #414734   28/01/2016

    hungmaiusa
    hungmaiusa
    Top 10
    Cao Đẳng

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:22/06/2013
    Tổng số bài viết (4119)
    Số điểm: 30115
    Cảm ơn: 963
    Được cảm ơn 1985 lần


    Theo Tôi thì người mua không phạm tội tàng trữ vì nếu buộc tội thì phải chứng minh họ tàng trử với số tiền là bao nhiêu? Vì có thể người mua đã "Tự ý nửa chừng chấm dứt việc phạm tội"

    Theo luật hình sự:

    Điều 19. Tự ý nửa chừng chấm dứt việc phạm tội

    Tự ý nửa chừng chấm dứt việc phạm tội là tự mình không thực hiện tội phạm đến cùng, tuy không có gì ngăn cản.

    Người tự ý nửa chừng chấm dứt việc phạm tội được miễn trách nhiệm hình sự về tội định phạm; nếu hành vi thực tế đã thực hiện có đủ yếu tố cấu thành của một tội khác, thì người đó phải chịu trách nhiệm hình sự về tội này.

     
    Báo quản trị |  
  • #414746   28/01/2016

    tieuthong
    tieuthong

    Male
    Sơ sinh

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:05/11/2015
    Tổng số bài viết (33)
    Số điểm: 225
    Cảm ơn: 2
    Được cảm ơn 5 lần


     Trường hợp 1: bên mua đã chuyển tiền (thật) cho bên bán nhưng chưa nhận được hàng (tiền giả) thì đã cấu thành hành vi "tàng trữ, vận chuyển, lưu hành" chưa?

    Trường hợp 2: bên mua mới nhắn tin, trao đổi, hỏi han..., chưa chuyển tiền, chưa giao dịch với bên bán thì sao?

    Trả lời:

    Về trường hợp 2 thì mình có thể khẳng định rằng người mua sẽ không bị truy cứu trách nhiệm hình sự vì chưa đủ yếu tố cấu thành tội phạm. Nếu có xét đến những trường hợp phát sinh các quan hệ pháp luật khác thì tùy trường hợp.

    Còn về trường hợp 1 mà bạn đặt ra thì mình suy nghĩ theo một hướng như thế này: Người mua sẽ không bị truy cứu về tội tang trữ, lưu hành, vận chuyển trái phép tiền giả. Thế nhưng, người mua sẽ bị truy cứu về tội không tố giác tội phạm theo Điều 314 của Bộ luật hình sự. Vì những hành vi như nhắn tin, trao đổi, hỏi han,… đã chứng minh người mua biết rõ người bán đã vi phạm pháp luật nhưng không tố giác mà vẫn có hành vi “ủng hộ” việc lưu hành tiền giả.

    Trần Nguyễn Phước Thông - Trường Đại Học Kinh Tế Luật (ĐHQG TPHCM)

    Lớp: K15504 - Luật tài chính-ngân hàng-chứng khoán

    Member of Legal Research And Advisory Club (LRAC - Câu lạc bộ nghiên cứu và tư vấn pháp luật)

    Cộng tác viên của Thư Viện Pháp Luật ( Contributor of LAWSOFT incorporated company)

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn tieuthong vì bài viết hữu ích
    hungmaiusa (28/01/2016)
  • #414762   29/01/2016

    Kimhuyentr
    Kimhuyentr
    Top 500
    Female
    Lớp 5

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:07/05/2015
    Tổng số bài viết (183)
    Số điểm: 6624
    Cảm ơn: 6
    Được cảm ơn 113 lần


     

    Thứ nhất: Nếu để buộc tội người mua tàng trữ, sử dụng, lưu hành tiền giả thì không đủ căn cứ.

    Thứ hai: Người bán có hành vi mua bán tiền giả công khai, còn đối với người mua thì không xác định được giao dịch của người bán và người mua đã thành hay chưa, giao dịch mua bán tiền giả đã được xác lập chưa, họ mua bao nhiêu. Nếu người mua không nhận được số tiền giả từ người bán thì không bị kết tội là mua bán tiền giả mà ngược lại là nạn nhân của sự lừa đảo.

    Người mua chỉ có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội không tố giác tội phạm

    Điều 314: Tội không tố giác tội phạm

    1. Người nào biết rõ một trong các tội phạm được quy định tại Điều 313 của Bộ luật này đang được chuẩn bị, đang hoặc đã được thực hiện mà không tố giác, thì bị phạt cảnh cáo, cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ ba tháng đến ba năm.

    Nhưng trường hợp này rất khó để kết tội, vì người bán rao bán trên facebook, sẽ có rất nhiều người biết về việc phạm tội của người bán và vấn đề là không thể truy cứu trách nhiệm hết được

     
    Báo quản trị |  
  • #414764   29/01/2016

    tieuthong
    tieuthong

    Male
    Sơ sinh

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:05/11/2015
    Tổng số bài viết (33)
    Số điểm: 225
    Cảm ơn: 2
    Được cảm ơn 5 lần


    Tại sao lại không biết rõ được nhỉ? Đúng là ai cũng có thể biết là có người bán, nhưng đây là trường hợp bạn đã mua mà, bạn có liên hệ với người bán, một hành vi tiếp tay. Tôi đâu nói là ai biết việc có người bán tiền giả cũng bị truy cứu, Tôi chỉ nói người mua hoàn toàn đã tiếp cận người bán và có ý định lưu hành tiền giả. Điều này hoàn toàn đủ căn cứ. 

    Trần Nguyễn Phước Thông - Trường Đại Học Kinh Tế Luật (ĐHQG TPHCM)

    Lớp: K15504 - Luật tài chính-ngân hàng-chứng khoán

    Member of Legal Research And Advisory Club (LRAC - Câu lạc bộ nghiên cứu và tư vấn pháp luật)

    Cộng tác viên của Thư Viện Pháp Luật ( Contributor of LAWSOFT incorporated company)

     
    Báo quản trị |