Đơn phương chấm dứt hợp đồng là việc người sử dụng lao động hoặc người lao động dựa trên ý chí của mình chấm dứt hợp đồng trước thời hạn theo quy định của pháp luật. Đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động được điều chỉnh bởi quy định tại Bộ luật lao động 2012, tuy nhiên đối với các trường hợp khác như bạn là cán bộ, công chức, viên chức muốn chấm dứt hợp đồng theo hình thức đơn phương thì điều chỉnh bởi Luật viên chức 2010.
Căn cứ theo Điều 38 tại Nghị định 29/2012/NĐ-CP về giải quyết thôi việc cho viên chức như sau:
“1. Viên chức được giải quyết thôi việc trong các trường hợp sau:
a) Viên chức có đơn tự nguyện xin thôi việc được cơ quan, đơn vị có thẩm quyền đồng ý bằng văn bản;
b) Viên chức đơn phương chấm dứt hợp đồng làm việc theo quy định tại Khoản 4 và Khoản 5 Điều 29 Luật Viên chức;
c) Đơn vị sự nghiệp công lập đơn phương chấm dứt hợp đồng làm việc vớiviên chức khi có một trong các trường hợp quy định tại Điểm c, Điểm d và Điểm đ Khoản 1 Điều 29 Luật Viên chức.”
Như vậy, khi có nguyện vọng xin nghỉ việc bạn cần có đơn tự nguyện xin thôi việc và được cơ quan, đơn vị có thẩm quyền đồng ý bằng văn bản.
Do đó, việc yêu cầu vợ bạn ký vào Đơn xin nghỉ chính sách thôi việc ngay để chấm dứt hợp đồng làm việc với bạn là hành vi trái pháp luật, bởi trường hợp của bạn không thuộc các trường hợp mà người sử dụng lao động được quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng làm việc, hơn nữa hành vi bắt ép bạn tự viết đơn xin thôi việc là hành vi trái pháp luật, xâm phạm nghiêm trọng đến quyền và lợi ích hợp pháp của bạn.
Bạn có thể áp dụng các biện pháp sau để bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của mình:
1) Không ký đơn xin thôi việc hoặc Đề nghị công đoàn cơ sở đứng ra giải quyết.
2) Khởi kiện ra Tòa án nhân dân cấp huyện nơi cơ quan bạn làm việc đặt trụ sở nếu họ cố tình cho bạn nghỉ việc.
Luật sư: Nguyễn Thanh Tùng; Điện thoại: 0913586658
Văn phòng luật sự Phạm Hồng Hải và Cộng sự - Đoàn Luật sư Thành phố Hà Nội;
Email: luatsuthanhtung@gmail.com;