Nghỉ việc hay chờ chế độ tử tuất?

Chủ đề   RSS   
  • #493726 07/06/2018

    Nghỉ việc hay chờ chế độ tử tuất?

    Hiện tại bên công ty em đang có 1 trường hợp hy hữu thế này nhờ các bác tư vấn giúp!

    Lao động A tham gia bảo hiểm đến hết tháng 6 năm nay là tròn 10 năm. Song hiện tại bản thân mắc bệnh hiểm nghèo không thể tiếp tục làm việc được nữa.( Tình trạng sức khỏe đang rất kém, hiện bệnh viện đã trả về ). Vậy kính mong luật sư tư vấn cho bên em như nào để thuận lợi và thiết thực nhất cho người lao động không bị thiệt thòi.

    Xin chân thành cảm ơn!

     
    2082 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #493956   11/06/2018

    thanhtungrcc
    thanhtungrcc
    Top 50
    Male
    Luật sư quốc gia

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:28/08/2008
    Tổng số bài viết (1518)
    Số điểm: 8647
    Cảm ơn: 8
    Được cảm ơn 1066 lần


    Việc hưởng chế độ tử tuất không phụ thuộc vào việc người lao động có làm việc đến khi mất hay không. Do đó, Lao động A, nếu không tiếp tục làm việc đươc thì có thể xin nghỉ việc với lý do sức khỏe không thể đáp ứng được yêu cầu công việc. Khi đó, lao động A sẽ được hưởng các quyền lợi được hưởng là:

    Thứ nhất: hưởng chế độ ốm đau:

    Thời gian hưởng chế độ ốm đay căn cứ điều 26 Luật bảo hiểm xã hội 2014:

    “Điều 26. Thời gian hưởng chế độ ốm đau

    1. Thời gian tối đa hưởng chế độ ốm đau trong một năm đối với người lao động quy định tại các điểm a, b, c, d và h khoản 1 Điều 2 của Luật này tính theo ngày làm việc không kể ngày nghỉ lễ, nghỉ Tết, ngày nghỉ hằng tuần và được quy định như sau:

    a) Làm việc trong điều kiện bình thường thì được hưởng 30 ngày nếu đã đóng bảo hiểm xã hội dưới 15 năm; …

    b) Làm nghề hoặc công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm thuộc danh mục do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Bộ Y tế ban hành hoặc làm việc ở nơi có phụ cấp khu vực hệ số từ 0,7 trở lên thì được hưởng 40 ngày nếu đã đóng bảo hiểm xã hội dưới 15 năm; …

    2. Người lao động nghỉ việc do mắc bệnh thuộc Danh mục bệnh cần chữa trị dài ngày do Bộ Y tế ban hành thì được hưởng chế độ ốm đau như sau:

    a) Tối đa 180 ngày tính cả ngày nghỉ lễ, nghỉ Tết, ngày nghỉ hằng tuần;

    b) Hết thời hạn hưởng chế độ ốm đau quy định tại điểm a khoản này mà vẫn tiếp tục điều trị thì được hưởng tiếp chế độ ốm đau với mức thấp hơn nhưng thời gian hưởng tối đa bằng thời gian đã đóng bảo hiểm xã hội”.

    Theo quy định trên, tùy vào điều kiện mà thời gian hưởng chế độ ốm đau sẽ khác nhau:

    - Nếu làm viêc ở điều kiện bình thường thì thời gian hưởng là 30 ngày.

    - Nếu làm công việc nặng nhọc độc hại nguy hiểm, hoặc ở nơi có hệ số phụ cấp khu vực từ 0,7 trở lên thì thời gian hưởng là 40 ngày.

    - Nếu mắc bệnh nằm trong danh mục bệnh cần chữa trị dài ngày thì thời gian hưởng là 180 ngày, nếu sau đó vẫn tiếp tục đều trị thì vẫn đươc hưởng tiếp với mức thấp hơn.

    Mức hưởng chế độ ốm đau căn cứ điều:

    “Điều 28. Mức hưởng chế độ ốm đau       

    1. Người lao động hưởng chế độ ốm đau theo quy định tại khoản 1 và điểm a khoản 2 Điều 26, Điều 27 của Luật này thì mức hưởng tính theo tháng bằng 75% mức tiền lương đóng bảo hiểm xã hội của tháng liền kề trước khi nghỉ việc….

    2. Người lao động hưởng tiếp chế độ ốm đau quy định tại điểm b khoản 2 Điều 26 của Luật này thì mức hưởng được quy định như sau:

    c) Bằng 50% mức tiền lương đóng bảo hiểm xã hội của tháng liền kề trước khi nghỉ việc nếu đã đóng bảo hiểm xã hội dưới 15 năm.”

    Mức hưởng chế độ ốm đau là 75% mức tiền lương đóng bảo hiểm xã hội của tháng liền kề trước khi nghỉ việc, nếu thuộc trường hợp được được hưởng chế độ ốm đau trong 180 ngày thì sau 180 ngày đó hưởng mức 50%.

    Thứ 2: Hưởng bảo hiểm xã hội một lần khi nghỉ viêc

    Mức hưởng bảo hiểm xã hội một lần căn cứ điều 60 Luật bảo hiểm xã hội 2014 như sau:

    “2. Mức hưởng bảo hiểm xã hội một lần được tính theo số năm đã đóng bảo hiểm xã hội, cứ mỗi năm được tính như sau:

    a) 1,5 tháng mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội cho những năm đóng trước năm 2014;

    b) 02 tháng mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội cho những năm đóng từ năm 2014 trở đi;”

    - Với những năm đóng bảo hiểm xã hội trước năm 2014 thì cứ mỗi năm đóng được hưởng 1,5 tháng mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội.

    - Với những năm đóng bảo hiemr xã hội sau 2014 thì cứ mỗi năm đóng được hưởng 2 tháng mức bình quân tiền lương đóng bảo hiểm xã hội.

    Thứ 3: hưởng chế độ tử tuất

    - Trợ cấp mai táng

    Căn cứ điều 66 Luật bảo hiểm xã hội 2014:

    “2. Trợ cấp mai táng bằng 10 lần mức lương cơ sở tại tháng mà người quy định tại khoản 1 Điều này chết.”

    - Trợ cấp tuất một lần:

    Căn cứ điều 70 Luật bảo hiểm xã hội 2014:

    “ cứ mỗi năm tính bằng 1,5 tháng mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội cho những năm đóng bảo hiểm xã hội trước năm 2014; bằng 02 tháng mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội cho các năm đóng bảo hiểm xã hội từ năm 2014 trở đi;”

    Như vậy, việc hưởng chế độ tử tuất không phụ thuộc vào việc nguồ lao động có làm việc tới lúc mất hay không. Người lao động bị bệnh hiểm nghèo có thể được hưởng chế độ ốm đau, sau khi nghỉ việc thì hưởng chế độ bảo hiểm xã hội một lần và sau khi mất hưởng chế độ tử tuất như trên

    Luật sư: Nguyễn Thanh Tùng; Điện thoại: 0913586658

    Văn phòng luật sự Phạm Hồng Hải và Cộng sự - Đoàn Luật sư Thành phố Hà Nội;

    Email: luatsuthanhtung@gmail.com;

     
    Báo quản trị |  

Tư vấn của Luật sư có tính chất tham khảo, bạn có thể liên hệ trực tiếp với Luật sư theo thông tin sau:

Luật sư: Nguyễn Thanh Tùng; Điện thoại: 0913586658

Văn phòng luật sự Phạm Hồng Hải và Cộng sự - Đoàn Luật sư Thành phố Hà Nội;

Email: luatsuthanhtung@gmail.com;