Nghỉ thai sản có được hưởng phụ cấp thu hút hay không?

Chủ đề   RSS   
  • #595707 23/12/2022

    nguyenhoaibao12061999
    Top 25
    Dân Luật bậc 1

    Vietnam --> Hồ Chí Minh
    Tham gia:03/08/2022
    Tổng số bài viết (2261)
    Số điểm: 78451
    Cảm ơn: 100
    Được cảm ơn 2016 lần


    Nghỉ thai sản có được hưởng phụ cấp thu hút hay không?

    Lao động nghỉ thai sản là một đặc quyền đối với nữ lao động làm việc tại cơ sở lao động. Theo đó giúp lao động nữ trong thời gian không không làm việc vẫn có một khoản tiền. Đối với các lao động làm việc tại vùng có điều kiện đặc biệt khó khăn có được nhận thêm phụ cấp thu hút?
     
    nghi-thai-san-co-duoc-huong-phu-cap-thu-hut-hay-khong
     
    1. Phụ cấp thu hút là gì?
     
    Phụ cấp thu hút là một chính sách hỗ trợ, khuyến khích những lao động làm việc tại những vùng đặc biệt khó khăn. Theo đó, phụ cấp thu hút được giải thích rõ tại Điều 4 Nghị định 76/2019/NĐ-CP như sau:
     
    Đối tượng quy định tại Điều 2 Nghị định 76/2019/NĐ-CP này là cán bộ, công chức, viên chức, người lao động, sĩ quan công an, quân đội. Được hưởng phụ cấp thu hút bằng:
     
    70% mức lương hiện hưởng + với phụ cấp chức vụ lãnh đạo, phụ cấp thâm niên vượt khung (nếu có) áp dụng đối với thời gian thực tế làm việc ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn không quá 05 năm (60 tháng).
     
    2. Thời gian làm việc tại vùng kinh tế đặc biệt khó khăn
     
    Căn cứ Điều 13 Nghị định 76/2019/NĐ-CP quy định thời gian thực tế làm việc ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn để làm căn cứ tính hưởng các chế độ phụ cấp, trợ cấp được thực hiện như sau:
     
    Thời gian thực tế làm việc ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn là tổng thời gian làm việc có đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn, bao gồm:
     
    - Thời gian làm việc trong các cơ quan, tổ chức, đơn vị sự nghiệp của Đảng, Nhà nước, tổ chức chính trị-xã hội.
     
    - Thời gian làm việc trong Quân đội nhân dân, Công an nhân dân và cơ yếu.
     
    Cách tính thời gian thực tế làm việc ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn như sau:
     
    * Tính theo tháng:
     
    - Trường hợp 50% trở lên thời gian trong tháng thực tế theo chế độ làm việc do cơ quan có thẩm quyền quy định thì được tính cả tháng; 
     
    - Trường hợp có dưới 50% thời gian trong tháng thực tế làm việc ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn thì không tính.
     
    - Đối với nhà giáo đạt từ 50% định mức giờ giảng trong tháng trở lên thì được tính cả tháng.
     
    - Thời gian nghỉ hè được hưởng lương đối với nhà giáo theo chế độ quy định của cơ quan có thẩm quyền thì được tính hưởng phụ cấp thu hút và phụ cấp ưu đãi theo nghề.
     
    * Tính theo năm:
     
    - Dưới 03 tháng thì không tính.
     
    - Từ đủ 03 tháng đến đủ 06 tháng thì được tính bằng 1/2 (một phần hai) năm công tác.
     
    - Trên 06 tháng thì được tính bằng 01 năm công tác.
     
    Thời gian không được tính hưởng các chế độ phụ cấp, trợ cấp:
     
    - Thời gian đi công tác, làm việc, học tập không ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn từ 01 tháng trở lên.
     
    - Thời gian nghỉ việc không hưởng lương liên tục từ 01 tháng trở lên.
     
    - Thời gian nghỉ việc hưởng trợ cấp BHXH theo quy định của pháp luật về BHXH.
     
    - Thời gian bị tạm đình chỉ công tác, thời gian bị tạm giữ, tạm giam.
     
    3. Thời gian nghỉ thai sản được tính đóng BHXH
     
    Theo khoản 2 Điều 12 Thông tư 59/2015/TT-BLĐTBXH quy định thời gian nghỉ việc hưởng chế độ thai sản từ 14 ngày làm việc trở lên trong tháng được tính là thời gian đóng BHXH quy định tại khoản 2 Điều 39 Luật bảo hiểm xã hội 2014 được hướng dẫn như sau:
     
    - Trường hợp hợp đồng lao động hết thời hạn trong thời gian NLĐ nghỉ việc hưởng chế độ thai sản thì thời gian hưởng chế độ thai sản từ khi nghỉ việc đến khi hợp đồng lao động hết thời hạn được tính là thời gian đóng bảo hiểm xã hội.
     
    Thời gian hưởng chế độ thai sản của NLĐ chấm dứt hợp đồng lao động, hợp đồng làm việc hoặc thôi việc trước thời điểm sinh con hoặc nhận con nuôi dưới 06 tháng tuổi quy định tại khoản 4 Điều 31 Luật bảo hiểm xã 2014 hội không được tính là thời gian đã đóng BHXH.
     
    Trường hợp lao động nữ đi làm trước khi hết thời hạn nghỉ sinh con theo quy định thì thời gian hưởng chế độ thai sản từ khi nghỉ việc đến khi đi làm trước khi hết thời hạn nghỉ sinh được tính là thời gian đóng BHXH, kể từ thời điểm đi làm trước khi hết thời hạn nghỉ sinh con thì lao động nữ vẫn được hưởng chế độ thai sản cho đến khi hết thời hạn.
     
    Trường hợp người cha hoặc người trực tiếp nuôi dưỡng, người mẹ nhờ mang thai hộ, người cha nhờ mang thai hộ hoặc người trực tiếp nuôi dưỡng hưởng chế độ thai sản mà không nghỉ việc thì NLĐ và doanh nghiệp vẫn phải đóng BHXH, BHYT.
     
    Như vậy, lao động nữ khi nghỉ thai sản làm việc tại vùng kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn vẫn có thể nhận phụ cấp thu hút và được chi trả theo tháng hoặc làm việc theo năm tùy theo tính chất công việc.
     
    769 | Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn nguyenhoaibao12061999 vì bài viết hữu ích
    ThanhLongLS (23/12/2022)

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #596558   31/12/2022

    hirono
    hirono
    Top 200
    Lớp 3

    Vietnam
    Tham gia:17/05/2022
    Tổng số bài viết (434)
    Số điểm: 4402
    Cảm ơn: 2
    Được cảm ơn 62 lần


    Nghỉ thai sản có được hưởng phụ cấp thu hút hay không?

    cảm ơn thông tin hữu ích bạn đã chia sẻ. Theo quy định của pháp luật tại ĐIều 8 Thông tư liên tịch 08/2011/TTLT-BNV-BTC, trường hợp nghỉ việc hưởng chế độ thai sản thì khoảng thời gian không được hưởng các loại phụ cấp, trợ cấp (cụ thể là phụ cấp thu hút). Ngoài ra, theo quy định tại Khoản 2 Điều 4 Nghị định này, thời gian hưởng phụ cấp thu hút được tính theo năm (5 năm) và thời gian nghỉ chế độ thai sản sẽ không được bảo lưu.
     
     
    Báo quản trị |