Nghị quyết 02/2018/NQ-HĐTP hướng dẫn áp dụng Điều 65 của BLHS về án treo

Chủ đề   RSS   
  • #492661 26/05/2018

    trang_u
    Top 25
    Female
    Đại học

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:18/11/2015
    Tổng số bài viết (2972)
    Số điểm: 44888
    Cảm ơn: 1413
    Được cảm ơn 1721 lần


    Nghị quyết 02/2018/NQ-HĐTP hướng dẫn áp dụng Điều 65 của BLHS về án treo

    Nghị quyết 02/2018/NQ-HĐTP hướng dẫn áp dụng Điều 65 của BLHS về án treo vừa được ban hành vào ngày 15/5/2018, có hiệu lực áp dụng từ 01/7/2018 và thay thế Nghị quyết 01/2013/NQ-HĐTP.

    Theo đó, Nghị quyết 02/2018/NQ-HĐTP quy định điều kiện cho người bị kết án tù được hưởng án treo khi có đủ 5 điều kiện sau:

    1. Bị xử phạt tù không quá 03 năm

    2. Có nhân thân tốt 

    3. Có từ 02 tình tiết giảm nhẹ TNHS trở lên, trong đó có ít nhất 01 tình tiết giảm nhẹ TNHS quy định tại khoản 1 điều 51 BLHS và không có tình tiết tăng nặng TNHS theo quy định tại khoản 1 điều 52 BLHS.

    4. Có nơi cư trú rõ ràng hoặc nơi làm việc ổn định để cơ quan, tổ chức có thẩm quyền giám sát, giáo dục.

    5. Xét thấy không cần phải bắt chấp hành hình phạt tù nếu người phạm tội có khả năng tự cải tạo và việc cho họ hưởng án treo không gây nguy hiểm cho XH, không ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn XH.

    Ngoài ra, người phạm tội là người dưới 18 tuổi bị xét xử trong cùng một lần về nhiều tội hoặc phạm tội nhiều lần vẫn được xem xét cho hưởng án treo.

    Bổ sung trường hợp phạm tội tái phạm vào trường hợp không cho hưởng án treo.

    Xem thêm các nội dung khác tại  Nghị quyết 02/2018/NQ-HĐTP (file đính kèm). 

    Cập nhật bởi trang_u ngày 26/05/2018 11:53:39 SA Cập nhật bởi trang_u ngày 26/05/2018 10:42:59 SA
     
    48999 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #492669   26/05/2018

    trang_u
    trang_u
    Top 25
    Female
    Đại học

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:18/11/2015
    Tổng số bài viết (2972)
    Số điểm: 44888
    Cảm ơn: 1413
    Được cảm ơn 1721 lần


    Toàn văn điểm mới Nghị quyết 02/2018/NQ-HĐTP hướng dẫn án treo

    Để giúp các bạn thuận tiện theo dõi các điểm mới, sau đây mình xin tổng hợp điểm mới Nghị quyết 02/2018/NQ-HĐTP hướng dẫn áp dụng án treo.

    1. Điều kiện cho người bị kết án phạt tù được hưởng án treo

    Lưu ý: Phải đáp ứng đủ 5 điều kiện mới cho hưởng án treo.

    - Bị xử phạt tù không quá 03 năm.

    Trước đây: Còn kèm theo đối với tội ít nghiêm trọng, tội nghiêm trọng, tội rất nghiêm trọng theo phân loại tội phạm quy định tại BLHS.

    - Có nhân thân tốt.

    Được coi là có nhân thân tốt nếu ngoài lần phạm tội này, người phạm tội luôn chấp hành đúng chính sách, pháp luật và thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ của công dân ở nơi cư trú, nơi làm việc.

    Trước đây: Còn yêu cầu thêm người này phải luôn tôn trọng các quy tắc xã hội, không vi phạm các điều mà pháp luật cấm; chưa bao giờ bị kết án, bị xử lý vi phạm hành chính, bị xử lý kỷ luật.

    Đối với người đã bị kết án nhưng thuộc trường hợp được coi là không có án tích, người bị kết án nhưng đã được xóa án tích, người đã bị xử phạt vi phạm hành chính hoặc bị xử lý kỷ luật tính đến ngày phạm tội lần này đã quá 06 tháng, nếu xét thấy tính chất, mức độ của tội phạm mới được thực hiện thuộc trường hợp ít nghiêm trọng hoặc người phạm tội là đồng phạm có vai trò không đáng kể trong vụ án và có đủ điều kiện khác thì cũng có thể cho hưởng án treo.

    Trước đây: Quy định dài dòng, theo kiểu liệt kê từng trường hợp dẫn đến thiếu tính bao quát, mâu thuẫn đối với điều kiện này.

    - Có từ 02 tình tiết giảm nhẹ TNHS trở lên, trong đó có ít nhất 01 tình tiết giảm nhẹ TNHS quy định tại Khoản 1 Điều 51 BLHS và không có tình tiết tăng nặng TNHS quy định tại Khoản 1 Điều 52 BLHS.

    Trường hợp có tình tiết tăng nặng TNHS thì số tình tiết giảm nhẹ TNHS phải nhiều hơn số tình tiết tăng nặng TNHS từ 02 tình tiết trở lên, trong đó có 01 tình tiết giảm nhẹ TNHS quy định tại Khoản 1 Điều 51 BLHS.

    Trước đây: …Nếu có một tình tiết tăng nặng TNHS thì phải có từ 03 tình tiết giảm nhẹ TNHS trở lên, trong đó có ít nhất 02 tình tiết giảm nhẹ quy định tại BLHS.

    - Có nơi cư trú rõ ràng hoặc nơi làm việc ổn định để cơ quan, tổ chức có thẩm quyền giám sát, giáo dục.

    + Nơi cư trú rõ ràng: Là nơi tạm trú hoặc thường trú có địa chỉ được xác định theo quy định của Luật Cư trú mà người được hưởng án treo về cư trú, sinh sống thường xuyên sau khi được hưởng án treo.

    + Nơi làm việc ổn định là nơi người phạm tội làm việc có thời hạn từ 01 năm trở lên theo hợp đồng lao động hoặc theo quyết định của cơ quan, tổ chức có thẩm quyền.

    Trước đây: Không nêu rõ định nghĩa thế nào là nơi cư trú rõ ràng, cũng không đề cập đến trường hợp có nơi làm việc ổn định.

    - Xét thấy không cần phải bắt chấp hành hình phạt tù nếu người phạm tội có khả năng tự cải tạo và việc cho họ hưởng án treo không gây nguy hiểm cho xã hội, không ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội.

    Trước đây: Không có điều kiện xét thấy không cần bắt phải chấp hành hình phạt tù, đồng thời, đặc biệt chú trọng đến tội phạm tham nhũng.

    (Căn cứ Điều 2 Nghị quyết 02/2018/NQ-HĐTP)

    2. Sửa đổi trường hợp không cho hưởng án treo

    - Người phạm tội là người chủ mưu, cầm đầu, chỉ huy, ngoan cố chống đối, dùng thủ đoạn xảo quyệt, có tính chất chuyên nghiệp, lợi dụng chức vụ, quyền hạn để trục lợi, cố ý gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng.

    Trước đây: Còn có cả yếu tố lưu manh, có tổ chức, gây hậu quả nghiêm trọng

    - Người thực hiện hành vi phạm tội bỏ trốn và đã bị các cơ quan tiến hành tố tụng đề nghị truy nã.

    Trước đây: Bị cáo tại ngoại bỏ trốn trong giai đoạn chuẩn bị xét xử, Tòa án đã đề nghị cơ quan điều tra truy nã.

    - Người được hưởng án treo phạm tội mới trong thời gian thử thách; người đang được hưởng án treo bị xét xử về một tội phạm khác thực hiện trước khi được hưởng án treo.

    Trước đây: Tuy không được liệt kê trong trường hợp không cho hưởng án treo, nhưng Nghị quyết 01/2013/NQ-HĐTP lại hướng dẫn một điều khoản riêng đối với trường hợp này.

    - Người phạm tội bị xét xử trong cùng một lần về nhiều tội, trừ trường hợp người phạm tội là người dưới 18 tuổi.

    Trước đây: Không có trường hợp loại trừ người phạm tội là người dưới 18 tuổi.

    - Người phạm tội nhiều lần, trừ trường hợp người phạm tội là người dưới 18 tuổi.

    Trước đây: Không có trường hợp loại trừ người phạm tội là người dưới 18 tuổi.

    - Người phạm tội thuộc trường hợp tái phạm, tái phạm nguy hiểm.

    Trước đây: Không có trường hợp tái phạm.

    (Căn cứ Điều 3 Nghị quyết 02/2018/NQ-HĐTP)

    3. Thời điểm bắt đầu tính thời gian thử thách

    - Sửa đổi hướng dẫn tính thời điểm bắt đầu tính thời gian thử thách như sau:

    Trường hợp Tòa án cấp sơ thẩm, Tòa án cấp phúc thẩm cho hưởng án treo, nhưng Hội đồng giám đốc thẩm hủy bản án sơ thẩm, bản án phúc thẩm để điều tra hoặc xét xử lại và sau khi xét xử sơ thẩm lại, xét xử phúc thẩm lại, Tòa án cấp sơ thẩm, Tòa án cấp phúc thẩm vẫn cho hưởng án treo thì thời gian thử thách tính từ ngày tuyên án sơ thẩm hoặc tuyên án phúc thẩm lần đầu.

    Trước đây: Tính kể từ ngày tuyên án sơ thẩm hoặc tuyên án phúc thẩm lần sau.

    - Bổ sung các trường hợp sau đây:

    Trường hợp Tòa án cấp sơ thẩm không cho hưởng án treo, bản án không bị kháng cáo, kháng nghị theo thủ tục phúc thẩm, nhưng Hội đồng giám đốc thẩm sửa bản án sơ thẩm cho hưởng án treo thì thời gian thử thách tính từ ngày quyết định giám đốc thẩm có hiệu lực.

    Trường hợp Tòa án cấp sơ thẩm, Tòa án cấp phúc thẩm không cho hưởng án treo, nhưng Hội đồng giám đốc thẩm sửa bản án phúc thẩm cho hưởng án treo thì thời gian thử thách tính từ ngày quyết định giám đốc thẩm có hiệu lực.

    Trường hợp Tòa án cấp sơ thẩm cho hưởng án treo, Tòa án cấp phúc thẩm không cho hưởng án treo, nhưng Hội đồng giám đốc thẩm hủy bản án phúc thẩm, giữ nguyên bản án sơ thẩm hoặc Hội đồng giám đốc thẩm sửa bản án phúc thẩm cho hưởng án treo thì thời gian thử thách tính từ ngày tuyên án sơ thẩm.

    Trước đây: Không có quy định này.

    (Căn cứ Khoản 5, 6, 7, 8 Điều 5 Nghị quyết 02/2018/NQ-HĐTP)

    Còn nữa...

     
    Báo quản trị |  
  • #492672   26/05/2018

    trang_u
    trang_u
    Top 25
    Female
    Đại học

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:18/11/2015
    Tổng số bài viết (2972)
    Số điểm: 44888
    Cảm ơn: 1413
    Được cảm ơn 1721 lần


    4. Nội dung của bản án tuyên người bị kết án phạt tù được hưởng án treo

    - Làm rõ nội dung về việc giao người được hưởng án treo cho UBND cấp xã nơi người đó cư trú giám sát, giáo dục, đồng thời mở rộng đối với UBND cấp xã của cơ quan, tổ chức nơi người đó làm việc.

    + Khi cho người phạm tội được hưởng án treo, Tòa án phải ghi rõ trong phần Quyết định của bản án việc giao người được hưởng án treo cho UBND cấp xã nơi người đó cư trú hoặc cơ quan, tổ chức nơi người đó làm việc để giám sát, giáo dục trong thời gian thử thách.

    + Khi giao người được hưởng án treo cho UBND cấp xã nơi người đó cư trú để giám sát, giáo dục trong thời gian thử thách, Tòa án phải ghi trong phần quyết định của bản án tên UBND cấp xã; tên huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh; tên tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương được giao giám sát, giáo dục người được hưởng án treo; đồng thời, ghi rõ trong trường hợp người được hưởng án treo thay đổi nơi cư trú thì thực hiện theo quy định pháp luật về thi hành án hình sự.

    + Khi giao người được hưởng án treo cho cơ quan, tổ chức nơi người đó làm việc để giám sát, giáo dục trong thời gian thử thách, Tòa án phải ghi rõ trong phần quyết định của bản án tên và địa chỉ đầy đủ của cơ quan, tổ chức đựơc giao giám sát, giáo dục người được hưởng án treo, đồng thời ghi rõ trường hợp người được hưởng án treo thay đổi nơi làm việc thì thực hiện theo quy định pháp luật về thi hành án hình sự.

    Nếu cơ quan, tổ chức được giao giám sát, giáo dục người được hưởng án treo thuộc lực lượng vũ trang QĐND thì trong phần quyết định của bản án phải ghi tên của đơn vị quân đội được giao giám sát, giáo dục.

    Trước đây: Không nói rõ phần giao này trong nội dung bản án.

    - Về việc tuyên hậu quả của việc vi phạm nghĩa vụ trong thời gian thử thách.

    Trong phần quyết định của bản án cho người phạm tội được hưởng án treo, Tòa án phải tuyên rõ hậu quả của việc vi phạm nghĩa vụ trong thời gian thử thách theo quy định tại Khoản 5 Điều 65 BLHS, cụ thể:

    “Trong thời gian thử thách, người được hưởng án treo cố ý vi phạm nghĩa vụ 02 lần trở lên thì Tòa án có thể quyết định buộc người được hưởng án treo phải chấp hành hình phạt tù của bản án đã cho hưởng án treo”

    Trước đây: Không có quy định.

    (Căn cứ Điều 6 Nghị quyết 02/2018/NQ-HĐTP)

    5. Điều kiện và mức rút ngắn thời gian thử thách của án treo

    - Người được hưởng án treo có thể được Tòa án nhân dân cấp huyện, Tòa án quân sự khu vực quyết định rút ngắn thời gian thử thách của án treo khi có đủ các điều kiện sau:

    + Đã chấp hành được một phần hai thời gian thử thách của án treo;

    + Có nhiều tiến bộ được thể hiện bằng việc trong thời gian thử thách người được hưởng án treo đã chấp hành nghiêm pháp luật, các nghĩa vụ theo Luật Thi hành án hình sự; tích cực học tập, lao động, sửa chữa lỗi lầm hoặc lập thành tích trong lao động sản xuất, bảo vệ an ninh Tổ quốc được cơ quan nhà nước có thẩm quyền khen thưởng.

    + Được UBND cấp xã, cơ quan, tổ chức được giao giám sát, giáo dục người được hưởng án treo đề nghị rút ngắn thời gian thử thách bằng văn bản.

    - Mỗi năm người được hưởng án treo chỉ được rút ngắn thời gian thử thách một lần từ 01 tháng đến 01 năm. Người được hưởng án treo có thể được rút ngắn thời gian thử thách nhiều lần, nhưng phải bảo đảm thực tế chấp hành thời gian thử thách là ba phần tư thời gian thử thách Tòa án đã tuyên.

    -Trường hợp người được hưởng án treo đã được cơ quan có thẩm quyền lập hồ sơ đề nghị rút ngắn thời gian thử thách của án treo, nhưng không được Tòa án chấp nhận, nếu những lần tiếp theo mà họ có đủ điều kiện thì Ủy ban nhân dân cấp xã, cơ quan, tổ chức được giao giám sát, giáo dục người được hưởng án treo tiếp tục đề nghị rút ngắn thời gian thử thách cho họ.

    - Trường hợp người được hưởng án treo lập công hoặc mắc bệnh hiểm nghèo và có đủ các điều kiện được hướng dẫn nêu trên, thì Tòa án có thể quyết định rút ngắn thời gian thử thách còn lại.

    Lập công là trường hợp người được hưởng án treo có hành động giúp cơ quan nhà nước có thẩm quyền phát hiện, truy bắt, điều tra tội phạm; cứu được người khác trong tình thế hiểm nghèo hoặc cứu được tài sản có giá trị trên 50 triệu đồng của nhà nước, tập thể, công dân trong thiên tai, hỏa hoạn, dịch bệnh, tai nạn; có sáng kiến được cơ quan nhà nước có thẩm quyền xác nhận hoặc có thành tích xuất sắc trong lao động, học tập, chiến đấu, công tác được cơ quan nhà nước có thẩm quyền khen thưởng, xác nhận.

    Mắc bệnh hiểm nghèo là trường hợp mà bệnh viện cấp tỉnh, bệnh viện quân đội cấp quân khu trở lên có kết luận là người được hưởng án treo đang bị bệnh nguy hiểm đến tính mạng, khó có phương thức chữa trị, như: Ung thư giai đoạn cuối, xơ gan cổ trướng, lao nặng độ 4 kháng thuốc, bại liệt, suy tim độ 3, suy thận độ 4 trở lên; HIV giai đoạn AIDS đang có các nhiễm trùng cơ hội không có khả năng tự chăm sóc bản thân và có nguy cơ tử vong cao.

    6. Thẩm quyền, trình tự, thủ tục, thời hạn xét, quyết định rút ngắn thời gian thử thách

    - Trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ đề nghị rút ngắn thời gian thử thách của án treo của cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp huyện, cơ quan thi hành án hình sự cấp quân khu, Chánh án Tòa án nhân dân cấp huyện nơi người chấp hành án treo cư trú, Chánh án Tòa án quân sự khu vực nơi người chấp hành án treo làm việc phải thành lập Hội đồng phiên họp xét rút ngắn thời gian thử thách của án treo và phân công Thẩm phán nghiên cứu hồ sơ đề nghị rút ngắn thời gian thử thách của án treo.

    Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày thụ lý hồ sơ, Thẩm phán được phân công phải ấn định ngày mở phiên họp xét rút ngắn thời gian thử thách của án treo và thông báo bằng văn bản cho Viện Kiểm sát cùng cấp biết để cử Kiểm sát viên tham dự phiên họp.

    Thời hạn mở phiên họp không quá 15 ngày, kể từ ngày Tòa án nhận được hồ sơ đề nghị rút ngắn thời gian thử thách của án treo.

    Trường hợp cần phải bổ sung tài liệu hoặc tài liệu chưa rõ thì Thẩm phán yêu cầu cơ quan thi hành án hình sự bổ sung hoặc làm rõ thêm. Trong trường hợp này, thời hạn mở phiên họp được tính từ ngày Tòa án nhận được tài liệu bổ sung hoặc ý kiến bằng văn bản về vấn đề cần làm rõ thêm.

    - Hội đồng phiên họp xét rút ngắn thời gian thử thách của án treo gồm 03 Thẩm phán. Phiên họp xét rút ngắn thời gian thử thách của án treo có sự tham gia của Kiểm sát viên Viện Kiểm sát cùng cấp.

    -Trình tự, thủ tục xét rút ngắn thời gian thử thách của án treo tiến hành như sau:

    + Một thành viên của Hội đồng phiên họp trình bày nội dung văn bản đề nghị rút ngắn thời gian thử thách của án treo;

    + Đại diện Viện Kiểm sát phát biểu ý kiến;

    + Hội đồng thảo luận và quyết định.

    - Trên cơ sở hồ sơ và ý kiến của đại diện Viện Kiểm sát, Hội đồng phiên họp xét rút ngắn thời gian thử thách của án treo có quyền:

    + Chấp nhận toàn bộ đề nghị rút ngắn thời gian thử thách của án treo. Trường hợp chấp nhận toàn bộ đề nghị rút ngắn thời gian thử thách của án treo mà thời gian thử thách còn lại không quá 01 tháng, thì Hội đồng có thể quyết định rút ngắn hết thời gian thử thách còn lại;

    + Chấp nhận một phần đề nghị rút ngắn thời gian thử thách của án treo;

    + Không chấp nhận đề nghị rút ngắn thời gian thử thách của án treo.

    - Quyết định giải quyết đề nghị rút ngắn thời gian thử thách của án treo thực hiện theo mẫu số 01 ban hành kèm theo Nghị quyết này và có các nội dung sau:

    + Ngày, tháng, năm ra quyết định;

    + Tên Tòa án ra quyết định;

    + Thành phần của Hội đồng phiên họp xét rút ngắn thời gian thử thách của án treo; đại diện Viện Kiểm sát nhân dân; Thư ký phiên họp;

    + Họ tên, nơi cư trú hoặc nơi làm việc và các thông tin cần thiết khác của người được đề nghị xét rút ngắn thời gian thử thách của án treo;

    + Nhận định của Tòa án và những căn cứ để chấp nhận toàn bộ, chấp nhận một phần hoặc không chấp nhận đề nghị rút ngắn thời gian thử thách của án treo;

    + Quyết định của Tòa án về việc chấp nhận toàn bộ, chấp nhận một phần hoặc không chấp nhận rút ngắn thời gian thử thách của án treo. Trường hợp Tòa án quyết định không chấp nhận thì phải nêu rõ lý do.

    - Việc gửi quyết định giải quyết đề nghị rút ngắn thời gian thử thách của án treo theo quy định của Luật Thi hành án hình sự.

    - Quyết định giải quyết đề nghị rút ngắn thời gian thử thách của án treo có thể bị Viện Kiểm sát cùng cấp hoặc Viện Kiểm sát cấp trên trực tiếp kháng nghị theo thủ tục phúc thẩm. Việc phúc thẩm quyết định giải quyết đề nghị rút ngắn thời gian thử thách của án treo được thực hiện theo thủ tục phúc thẩm quyết định theo quy định của Bộ luật Tố tụng hình sự. Quyết định giải quyết kháng nghị đối với quyết định giải quyết đề nghị rút ngắn thời gian thử thách của án treo thực hiện theo mẫu số 03 ban hành kèm theo Nghị quyết này.

    - Quyết định giải quyết đề nghị rút ngắn thời gian thử thách của án treo có hiệu lực thi hành kể từ ngày hết thời hạn kháng nghị theo thủ tục phúc thẩm.

    7. Trường hợp người được hưởng án treo bị buộc phải chấp hành hình phạt tù của bản án đã cho hưởng án treo do cố ý vi phạm nghĩa vụ.

    Người được hưởng án treo có thể bị Tòa án buộc chấp hành hình phạt tù của bản án đã cho hưởng án treo nếu đang trong thời gian thử thách mà cố ý vi phạm nghĩa vụ theo quy định của Luật Thi hành án hình sự từ 02 lần trở lên.

    8. Thẩm quyền, trình tự, thủ tục, thời hạn xét, quyết định buộc người được hưởng án treo phải chấp hành hình phạt tù của bản án đã cho hưởng án treo.

    -Trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ đề nghị buộc chấp hành hình phạt tù của bản án đã cho hưởng án treo của cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp huyện, cơ quan thi hành án hình sự cấp quân khu, Chánh án Tòa án nhân dân cấp huyện nơi người chấp hành án treo cư trú, Chánh án Tòa án quân sự khu vực nơi người chấp hành án treo công tác phải thành lập Hội đồng phiên họp xét buộc người được hưởng án treo phải chấp hành hình phạt tù của bản án đã cho hưởng án treo và phân công Thẩm phán nghiên cứu hồ sơ đề nghị buộc chấp hành hình phạt tù của bản án đã cho hưởng án treo.

    Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận hồ sơ, Thẩm phán được phân công phải ấn định ngày mở phiên họp xét buộc chấp hành hình phạt tù của bản án đã cho hưởng án treo và thông báo bằng văn bản cho Viện Kiểm sát cùng cấp biết để cử Kiểm sát viên tham dự phiên họp.

    Thời hạn mở phiên họp không quá 15 ngày, kể từ ngày Tòa án nhận được hồ sơ đề nghị buộc chấp hành hình phạt tù của bản án đã cho hưởng án treo.

    Trường hợp cần phải bổ sung tài liệu hoặc tài liệu chưa rõ thì Thẩm phán yêu cầu cơ quan đề nghị bổ sung hoặc làm rõ thêm. Trong trường hợp này, thời hạn mở phiên họp được tính từ ngày Tòa án nhận được tài liệu bổ sung hoặc ý kiến bằng văn bản về vấn đề cần làm rõ thêm.

    - Hội đồng phiên họp xét buộc người được hưởng án treo phải chấp hành hình phạt tù của bản án đã cho hưởng án treo gồm 03 Thẩm phán. Phiên họp xét buộc người được hưởng án treo phải chấp hành hình phạt tù của bản án đã cho hưởng án treo có sự tham gia của Kiểm sát viên Viện Kiểm sát cùng cấp.

    - Trình tự, thủ tục xét buộc chấp hành hình phạt tù của bản án đã cho hưởng án treo tiến hành như sau:

    + Một thành viên của Hội đồng phiên họp trình bày nội dung văn bản đề nghị buộc chấp hành hình phạt tù của bản án cho hưởng án treo;

    + Đại diện Viện Kiểm sát phát biểu ý kiến;

    + Hội đồng thảo luận và quyết định.

    - Trên cơ sở hồ sơ và ý kiến của đại diện Viện Kiểm sát, Hội đồng phiên họp xét buộc chấp hành hình phạt tù của bản án đã cho hưởng án treo có quyền:

    + Chấp nhận đề nghị chấp hành hình phạt tù của bản án đã cho hưởng án treo.

    + Không chấp nhận đề nghị buộc chấp hành hình phạt tù của bản án đã cho hưởng án treo.

    - Quyết định giải quyết đề nghị buộc người được hưởng án treo phải chấp hành hình phạt tù của bản án đã cho hưởng án treo thực hiện theo mẫu số 02 ban hành kèm theo Nghị quyết này và có các nội dung sau:

    + Ngày, tháng, năm ra quyết định;

    + Tên Tòa án ra quyết định;

    + Thành phần của Hội đồng phiên họp; đại diện Viện Kiểm sát nhân dân; Thư ký phiên họp;

    + Họ tên, nơi cư trú hoặc nơi làm việc và các thông tin cần thiết khác của người bị đề nghị buộc chấp hành hình phạt tù của bản án đã cho hưởng án treo;

    + Nhận định của Tòa án và những căn cứ để chấp nhận hoặc không chấp nhận đề nghị buộc chấp hành hình phạt tù của bản án đã cho hưởng án treo;

    + Quyết định của Tòa án về việc chấp nhận hoặc không chấp nhận đề nghị buộc chấp hành hình phạt tù của bản án đã cho hưởng án treo.

    - Trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày ra quyết định giải quyết đề nghị buộc người được hưởng án treo phải chấp hành hình phạt tù của bản án đã cho hưởng án treo, Tòa án phải gửi quyết định đó cho người bị buộc chấp hành hình phạt tù của bản án đã cho hưởng án treo, cơ quan đề nghị buộc chấp hành hình phạt tù của bản án đã cho hưởng án treo, Viện Kiểm sát cùng cấp, cơ quan thi hành án hình sự có thẩm quyền, Viện Kiểm sát cấp trên trực tiếp, Tòa án đã ra quyết định thi hành án phạt tù cho hưởng án treo, Sở Tư pháp nơi Tòa án đã ra quyết định có trụ sở.

    - Quyết định giải quyết đề nghị buộc người được hưởng án treo phải chấp hành hình phạt tù của bản án đã cho hưởng án treo có thể bị kháng cáo, kháng nghị. Việc phúc thẩm quyết định giải quyết đề nghị buộc chấp hành hình phạt tù của bản án đã cho hưởng án treo được thực hiện theo thủ tục phúc thẩm quyết định theo quy định của Bộ luật Tố tụng hình sự. Quyết định giải quyết kháng cáo, kháng nghị đối với quyết định giải quyết đề nghị buộc người được hưởng án treo phải chấp hành hình phạt tù của bản án đã cho hưởng án treo thực hiện theo mẫu số 03 ban hành kèm theo Nghị quyết này.

    - Quyết định giải quyết đề nghị buộc người được hưởng án treo phải chấp hành hình phạt tù của bản án đã cho hưởng án treo có hiệu lực thi hành kể từ ngày hết thời hạn kháng cáo, kháng nghị theo thủ tục phúc thẩm mà không có kháng cáo hoặc kháng nghị.

    Trước đây: Không có hướng dẫn các nội dung này.

    (Căn cứ Điều 8, 9, 10, 11 Nghị quyết 02/2018/NQ-HĐTP)

    9. Hướng dẫn thực hiện trong thời gian chuyển tiếp

    - Trường hợp người phạm tội đã bị xét xử trước 01/7/2018 theo đúng các văn bản hướng dẫn trước đây và bản án đã có hiệu lực pháp luật thì không căn cứ vào Nghị quyết 02/2018/NQ-HĐTP để kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm, tái thẩm

    - Đối với các trường hợp cho hưởng án treo trước 01/01/2018 thì không áp dụng quy định tại Khoản 5 Điều 65 BLHS và Nghị quyết 02/2018/NQ-HĐTP để buộc người được hưởng án treo chấp hành hình phạt tù của bản án đã cho hưởng án treo nếu đang trong thời gian thử thách mà cố ý vi phạm nghĩa vụ theo quy định của Luật thi hành án hình sự từ 02 lần trở lên.

    Trước đây: Không có hướng dẫn các nội dung này.

    (Căn cứ Điều 12 Nghị quyết 02/2018/NQ-HĐTP)

    10. Các biểu mẫu kèm theo Nghị quyết 02/2018/NQ-HĐTP

    Trước đây: Không có các biểu mẫu này.

    - Quyết định giải quyết đề nghị rút ngắn thời gian thử thách của án treo.

    - Quyết định giải quyết đề nghị buộc người được hưởng án treo phải chấp hành hình phạt tù của bản án đã cho hưởng án treo

    - Quyết định giải quyết kháng nghị….

    (Căn cứ Phụ lục kèm theo Nghị quyết 02/2018/NQ-HĐTP) 

    Hết

    Cập nhật bởi trang_u ngày 26/05/2018 04:25:12 CH
     
    Báo quản trị |