Nghỉ hưởng chế độ thai sản có được hưởng BHTN không?

Chủ đề   RSS   
  • #582121 30/03/2022

    minhhung456
    Top 500
    Lớp 4

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:29/01/2019
    Tổng số bài viết (180)
    Số điểm: 5025
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 56 lần


    Nghỉ hưởng chế độ thai sản có được hưởng BHTN không?

    Vợ em đóng BHXH đến nay là được 5 năm 3 tháng. Cuối tháng 8 vợ em sinh em bé. Mà vợ em làm ở công ty hết tháng 7 là em xin nghỉ để về quê. Vậy cho em hỏi, nếu vợ em nghỉ việc trước khi sinh con như thế này thì sau bao lâu vợ em làm được hồ sơ nộp lên cơ quan BHXH để được lấy tiền thai sản? Và trong thời gian nghỉ chế độ thai sản có được hưởng BHTN không ạ?

     

     
    569 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #582130   30/03/2022

    linhtrang123456
    linhtrang123456
    Top 50
    Lớp 10

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:02/12/2017
    Tổng số bài viết (1975)
    Số điểm: 14150
    Cảm ơn: 11
    Được cảm ơn 313 lần


    Nghỉ hưởng chế độ thai sản có được hưởng BHTN không?

    Căn cứ tại Khoản 1, Điều 102 Luật Bảo hiểm xã hội 2014:

    Điều 102. Giải quyết hưởng chế độ ốm đau, thai sản

    1. Trong thời hạn 45 ngày kể từ ngày trở lại làm việc, người lao động có trách nhiệm nộp hồ sơ quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều 100, các khoản 1, 2, 3 và 4 Điều 101 của Luật này cho người sử dụng lao động.

    Trường hợp người lao động thôi việc trước thời điểm sinh con, nhận nuôi con nuôi thì nộp hồ sơ quy định tại khoản 1 và khoản 3 Điều 101 của Luật này và xuất trình sổ bảo hiểm xã hội cho cơ quan bảo hiểm xã hội. » 

    Như vậy, theo quy định trên thì thời hạn nộp hồ sơ hưởng chế độ thai sản cho người dử dụng là 45 ngày, kể từ ngày quay trở lại làm việc. Pháp luật không quy định thời hạn nộp hồ sơ cho cơ quan BHXH khi người lao động đã nghỉ việc nên có thể nộp lúc nào cũng được. Nhưng nên nộp hồ sơ sớm nhất có thể để bảo vệ quyền lợi của mình

    Thứ hai, trong thời gian nghỉ chế độ thai sản có được hưởng BHTN không?

    Căn cứ Khoản 2 Điều 49 Luật Việc làm 2013:

    Điều 49. Điều kiện hưởng

    1. Chấm dứt hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc, trừ các trường hợp sau đây:

    2. Đã đóng bảo hiểm thất nghiệp từ đủ 12 tháng trở lên trong thời gian 24 tháng trước khi chấm dứt hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc ..; đã đóng bảo hiểm thất nghiệp từ đủ 12 tháng trở lên trong thời gian 36 tháng trước khi chấm dứt hợp đồng lao động …;

    3. Đã nộp hồ sơ hưởng trợ cấp thất nghiệp tại trung tâm dịch vụ việc làm …

    4. Chưa tìm được việc làm sau 15 ngày, kể từ ngày nộp hồ sơ hưởng bảo hiểm thất nghiệp, trừ các trường hợp sau đây:

    ..."

    Nếu đảm bảo điều kiện trên thì được hưởng trợ cấp thất nghiệp:

    Bên cạnh đó , căn cứ Điều 31 Luật Bảo hiểm xã hội 2014:

    Điều 31. Điều kiện hưởng chế độ thai sản

    1. Người lao động được hưởng chế độ thai sản khi thuộc một trong các trường hợp sau đây:

    a) Lao động nữ mang thai;

    b) Lao động nữ sinh con;

    c) Lao động nữ mang thai hộ và người mẹ nhờ mang thai hộ;

    d) Người lao động nhận nuôi con nuôi dưới 06 tháng tuổi;

    đ) Lao động nữ đặt vòng tránh thai, người lao động thực hiện biện pháp triệt sản;

    e) Lao động nam đang đóng bảo hiểm xã hội có vợ sinh con.

    2. Người lao động quy định tại các điểm b, c và d khoản 1 Điều này phải đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 06 tháng trở lên trong thời gian 12 tháng trước khi sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi.”

    Như vậy, chế độ hưởng trợ cấp thất nghiệp và chế độ thai sản là 2 chế độ độc lập, không liên quan đến nhau. Do đó, trong thời gian nghỉ thai sản thì có thể nộp hồ sơ hưởng trợ cấp thất nghiệp chỉ cần đáp ứng đủ các điều kiện mà pháp luật quy định về điều kiện hưởng trợ cấp thất nghiệp.

     

     
    Báo quản trị |  
  • #582267   30/03/2022

    Nghỉ hưởng chế độ thai sản có được hưởng BHTN không?

    Vấn đề thứ nhất:
    Căn cứ theo quy định tại Điều 31 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 quy định:
    "Điều 31. Điều kiện hưởng chế độ thai sản
    1. Người lao động được hưởng chế độ thai sản khi thuộc một trong các trường hợp sau đây:
    a) Lao động nữ mang thai;
    b) Lao động nữ sinh con;
    c) Lao động nữ mang thai hộ và người mẹ nhờ mang thai hộ;
    d) Người lao động nhận nuôi con nuôi dưới 06 tháng tuổi;
    đ) Lao động nữ đặt vòng tránh thai, người lao động thực hiện biện pháp triệt sản;
    e) Lao động nam đang đóng bảo hiểm xã hội có vợ sinh con.
    2. Người lao động quy định tại các điểm b, c và d khoản 1 Điều này phải đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 06 tháng trở lên trong thời gian 12 tháng trước khi sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi.
    3. Người lao động quy định tại điểm b khoản 1 Điều này đã đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 12 tháng trở lên mà khi mang thai phải nghỉ việc để dưỡng thai theo chỉ định của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền thì phải đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 03 tháng trở lên trong thời gian 12 tháng trước khi sinh con.
    4. Người lao động đủ điều kiện quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều này mà chấm dứt hợp đồng lao động, hợp đồng làm việc hoặc thôi việc trước thời điểm sinh con hoặc nhận con nuôi dưới 06 tháng tuổi thì vẫn được hưởng chế độ thai sản theo quy định tại các Điều 34, 36, 38 và khoản 1 Điều 39 của Luật này."
    =>> Như vậy căn cứ theo khoản 4 nêu trên thì trường hợp NLĐ đủ điều kiện tại khoản 2 và khoản 3 điều này nếu thôi việc trước khi sinh con thì vẫn được hưởng chế độ thai sản bình thường.
    Về thời gian làm hồ sơ căn cứ theo khoản 10 Điều 1 Thông tư 06/2021/TT-BLDTBXH:
    "Điều 14. Hồ sơ, giải quyết hưởng chế độ thai sản
    1. Hồ sơ, giải quyết hưởng chế độ thai sản, dưỡng sức, phục hồi sức khỏe sau thai sản thực hiện theo quy định tại Điều 101, Điều 102, Điều 103 của Luật Bảo hiểm xã hội và Điều 5 của Nghị định số 115/2015/NĐ-CP.
    2. Người lao động có trách nhiệm nộp hồ sơ theo quy định cho người sử dụng lao động nhưng không quá 45 ngày kể từ ngày trở lại làm việc.
    Trường hợp người lao động chấm dứt hợp đồng lao động, hợp đồng làm việc hoặc thôi việc trước thời điểm sinh con, thời điểm nhận con, thời điểm nhận nuôi con nuôi thì nộp hồ sơ và xuất trình số bảo hiểm xã hội cho cơ quan bảo hiểm xã hội.”
    =>> Như vậy ở đây không có quy định cụ thể về thời gian làm hồ sơ hưởng chế độ thai sản đối với trường hợp NLĐ nghỉ việc trước thời điểm sinh con, tuy nhiên để đảm bảo quyền lợi thì vẫn nên nộp hồ sơ càng sớm càng tốt, không nên quá 45 ngày kể từ nghỉ hết thời gian chế độ thai sản.
    Vấn đề thứ hai:
    Căn cứ theo quy định tại Điều 49 Luật Việc làm 2013 quy định:
    "Điều 49. Điều kiện hưởng
    Người lao động quy định tại khoản 1 Điều 43 của Luật này đang đóng bảo hiểm thất nghiệp được hưởng trợ cấp thất nghiệp khi có đủ các điều kiện sau đây:
    1. Chấm dứt hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc, trừ các trường hợp sau đây:
    a) Người lao động đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động, hợp đồng làm việc trái pháp luật;
    b) Hưởng lương hưu, trợ cấp mất sức lao động hằng tháng;
    2. Đã đóng bảo hiểm thất nghiệp từ đủ 12 tháng trở lên trong thời gian 24 tháng trước khi chấm dứt hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc đối với trường hợp quy định tại điểm a và điểm b khoản 1 Điều 43 của Luật này; đã đóng bảo hiểm thất nghiệp từ đủ 12 tháng trở lên trong thời gian 36 tháng trước khi chấm dứt hợp đồng lao động đối với trường hợp quy định tại điểm c khoản 1 Điều 43 của Luật này;
    3. Đã nộp hồ sơ hưởng trợ cấp thất nghiệp tại trung tâm dịch vụ việc làm theo quy định tại khoản 1 Điều 46 của Luật này;
    4. Chưa tìm được việc làm sau 15 ngày, kể từ ngày nộp hồ sơ hưởng bảo hiểm thất nghiệp, trừ các trường hợp sau đây:
    ..."
    Căn cứ theo quy định tại khoản 4 Điều 1 Nghị định 61/2020/NĐ-CP quy định:
    "4. Sửa đổi, bổ sung khoản 2, khoản 3 Điều 12:
    “2. Người lao động được xác định là đang đóng bảo hiểm thất nghiệp theo quy định tại Điều 49 Luật Việc làm khi thuộc một trong các trường hợp sau:
    ...
    c) Người lao động có tháng liền kề trước tháng chấm dứt hợp đồng lao động, hợp đồng làm việc hoặc tháng chấm dứt hợp đồng lao động, hợp đồng làm việc mà nghỉ việc do ốm đau, thai sản từ 14 ngày làm việc trở lên trong tháng, không hưởng tiền lương tháng tại đơn vị và được cơ quan bảo hiểm xã hội xác nhận trên sổ bảo hiểm xã hội;
    ..."
    =>> Như vậy trong trường hợp NLĐ nghỉ việc trong thời gian nghỉ chế độ thai sản vẫn được tính là đang tham gia bảo hiểm thất nghiệp, vì vậy nếu đủ điều kiện tại Điều 49 Luật Việc làm 2013 thì NLĐ vẫn được phép nộp hồ sơ hưởng BHTN trong vòng 3 tháng kể từ ngày chấm dứt hợp đồng lao động.
     
    Báo quản trị |  
  • #593774   09/11/2022

    lehuankd
    lehuankd

    Sơ sinh

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:04/01/2013
    Tổng số bài viết (2)
    Số điểm: 10
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 0 lần


    Đúng rồi. Đây là 2 chế độ độc lập đó ạ.

     

    _sunwin_

     
    Báo quản trị |