Chào bạn! Trường hợp của bạn Luật sư Nguyễn Thạch Thảo tư vấn cho bạn như sau:
- Căn cứ vào điều 10 nghị định 89/2006/NĐ-CP có qui định như sau:
Điều 10. Trách nhiệm ghi nhãn hàng hoá
Nội dung ghi nhãn hàng hoá kể cả nhãn phụ phải bảo đảm trung thực, rõ ràng, chính xác, phản ánh đúng bản chất của hàng hoá.
1. Hàng hoá được sản xuất, lắp ráp, chế biến, đóng gói tại Việt Nam để lưu thông trong nước thì tổ chức, cá nhân sản xuất hàng hoá phải chịu trách nhiệm về việc ghi nhãn.
2. Hàng hoá được sản xuất, chế biến tại Việt Nam để xuất khẩu thì tổ chức, cá nhân xuất khẩu hàng hoá phải chịu trách nhiệm về việc ghi nhãn.
Trong trường hợp hàng hoá không xuất khẩu được mà đưa trở lại lưu thông trong nước thì tổ chức, cá nhân đưa hàng hoá ra lưu thông phải ghi nhãn theo quy định của Nghị định này.
3. Hàng hoá nhập khẩu vào Việt Nam mà nhãn gốc không phù hợp với quy định của Nghị định này thì tổ chức, cá nhân nhập khẩu phải ghi nhãn phụ theo quy định tại khoản 3 Điều 9 của Nghị định này trước khi đưa ra lưu thông và phải giữ nguyên nhãn gốc.
- Căn cứ vào Thông tư 09/2007/TT-BKHCN có qui định như sau:
4. Trách nhiệm ghi nhãn hàng hoá
a) Hàng hoá sản xuất, lắp ráp, chế biến, đóng gói tại Việt Nam để lưu thông trong nước thì tổ chức cá nhân hoàn thiện hàng hoá hoặc thực hiện công đoạn cuối cùng để hoàn thiện hàng hoá trước khi đưa vào lưu thông phải thực hiện ghi nhãn hàng hoá.
b) Trong trường hợp tổ chức, cá nhân chịu trách nhiệm ghi nhãn hàng hóa theo quy định tại Điều 10 của Nghị định 89/2006/NĐ-CP yêu cầu tổ chức, cá nhân khác thực hiện việc ghi nhãn thì tổ chức, cá nhân đó vẫn phải chịu trách nhiệm về nhãn hàng hoá của mình.
Ví dụ: Tổ chức, cá nhân nhập khẩu hàng hoá có thể yêu cầu nhà sản xuất hoặc tổ chức khác ở trong nước hoặc nước ngoài ghi nhãn hàng hoá do mình nhập khẩu thông qua hợp đồng, thoả thuận nhưng vẫn phải chịu trách nhiệm về việc ghi nhãn hàng hoá khi được lưu thông tại Việt Nam.
c) Trường hợp nhãn hàng hoá ghi thiếu, ghi không đúng quy định thì tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh hàng hoá có hàng hoá ghi thiếu, ghi không đúng quy định tự thực hiện hoặc thực hiện theo yêu cầu của cơ quan quản lý nhà nước việc bổ sung thêm các nội dung ghi thiếu và xoá bỏ nội dung ghi sai.
- Bổ sung thêm nội dung trên nhãn thực hiện bằng cách ghi trực tiếp lên nhãn hàng hoá hoặc ghi trên vật liệu khác và gắn chặt (stickers) lên nhãn hàng hoá nhưng không được che lấp những thông tin trên nhãn hàng hoá.
- Xoá bỏ nội dung ghi sai trên nhãn hàng hoá phải bảo đảm không phục hồi lại được như trước
- Căn cứ Quyết định 178/1999 QĐ-TTg
Điều 16. Cơ quan quản lý Nhà nước về ghi nhãn hàng hóa.
1. Bộ Thương mại chịu trách nhiệm thực hiện việc quản lý Nhà nước về ghi nhãn hàng hóa lưu thông trong nước và hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu.
2. Cơ quan quản lý Nhà nước chuyên ngành có trách nhiệm phối hợp với cơ quan quản lý Nhà nước về Thương mại trong việc thực hiện quản lý Nhà nước về ghi nhãn hàng hóa theo quy định của pháp luật.
Như vậy, đối chiếu các qui định thì công ty bạn cần liên hệ Bộ Thương mại để được hướng dẫn cụ thể.
Thân chào
LUẬT SƯ NGUYỄN THẠCH THẢO - ĐÒAN LUẬT SƯ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
VĂN PHÒNG LUẬT SƯ NGUYỄN THẠCH THẢO
ĐC: 4/63 - QUANG TRUNG - PHƯỜNG 10 - QUẬN GÒ VẤP - TP.HCM ( Cách Ngã 6 Gò Vấp 100m. Hẽm đầu tiên bên phải)
ĐTDĐ: 0989046966
ĐTVP: (08).38940903
EMAIL: lsthachthao@yahoo.com
TƯ VẤN PHÁP LUẬT TRỰC TIẾP TẠI VP HOẶC QUA ĐIỆN THOẠI THƯỜNG XUYÊN : Từ Thứ 2 - Chủ nhật vào lúc: 08h - 21h mỗi ngày
1. Email: lsthachthao@yahoo.com.
2. ĐIỆN THOẠI TƯ VẤN: 0989 046 966