Nghị định 82/2023/NĐ-CP: Quy định mới về số tiền để lại cho tổ chức thu phí để trang trải

Chủ đề   RSS   
  • #607185 30/11/2023

    nguyenhoaibao12061999
    Top 25
    Dân Luật bậc 1

    Vietnam --> Hồ Chí Minh
    Tham gia:03/08/2022
    Tổng số bài viết (2261)
    Số điểm: 78451
    Cảm ơn: 100
    Được cảm ơn 2016 lần


    Nghị định 82/2023/NĐ-CP: Quy định mới về số tiền để lại cho tổ chức thu phí để trang trải

    Ngày 28/11/2023 Chính phủ vừa ban hành Nghị định 82/2023/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 120/2016/NĐ-CP quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Phí và lệ phí 2015.
     
     
    (1) Tạo thuận lợi trong việc nộp phí, lệ phí cho người kê khai, nộp phí
     
    Sửa đổi Điều 3 Nghị định 120/2016/NĐ-CP kê khai, thu, nộp phí, lệ phí và quyết toán phí như sau:
     
    - Người nộp phí, lệ phí thực hiện kê khai, nộp phí, lệ phí theo tháng, quý, năm hoặc theo từng lần phát sinh; nộp phí, lệ phí cho tổ chức thu hoặc Kho bạc Nhà nước bằng các hình thức:
     
    + Nộp trực tiếp bằng tiền mặt
     
    + Thông qua tổ chức tín dụng, tổ chức dịch vụ 
     
    + Hình thức khác theo quy định của pháp luật. 
     
    Căn cứ tính chất, đặc điểm của từng khoản phí, lệ phí, cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định tại khoản 2 Điều 4 Luật Phí và lệ phí 2015 quy định cụ thể hình thức nộp, kỳ kê khai, nộp phí, lệ phí cho phù hợp.
     
    - Tổ chức thu phí, lệ phí thực hiện kê khai, nộp phí, lệ phí thu được như sau:
     
    + Định kỳ hằng ngày; tuần hoặc tháng, tổ chức thu phí phải gửi số tiền phí đã thu được vào tài khoản phí chờ nộp ngân sách tại Kho bạc Nhà nước; tổ chức thu lệ phí phải gửi số tiền lệ phí thu được vào tài khoản lệ phí chờ nộp ngân sách hoặc nộp lệ phí vào tài khoản thu ngân sách nhà nước tại Kho bạc Nhà nước. 
     
    Căn cứ số tiền phí, lệ phí thu được nhiều hay ít, nơi thu phí, lệ phí xa hay gần Kho bạc Nhà nước, cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định tại khoản 2 Điều 4 Luật Phí và lệ phí 2015 quy định định kỳ ngày; tuần hoặc tháng, tổ chức thu phí phải gửi số tiền phí đã thu được trong kỳ vào tài khoản phí chờ nộp ngân sách, tổ chức thu lệ phí phải gửi số tiền lệ phí đã thu được trong kỳ vào tài khoản lệ phí chờ nộp ngân sách hoặc tài khoản thu ngân sách nhà nước.
     
    + Tổ chức thu phí kê khai, nộp tiền phí thu được vào ngân sách nhà nước theo tháng, quyết toán năm và tổ chức thu lệ phí kê khai, nộp lệ phí thu được vào ngân sách nhà nước theo tháng theo quy định của Luật Quản lý thuế 2019, Nghị định 126/2020/NĐ-CP sửa đổi bởi Nghị định 91/2022/NĐ-CP.
     
    + Tổ chức thu phí hải quan, lệ phí hàng hóa, hành lý, phương tiện vận tải quá cảnh, Cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài thu phí, lệ phí thực hiện kê khai, thu, nộp phí, lệ phí theo quy định tại Nghị định 126/2020/NĐ-CP.
     
    - Tổ chức thu phí, lệ phí thực hiện lập và cấp chứng từ thu phí, lệ phí theo quy định tại Nghị định 123/2020/NĐ-CP quy định về hoá đơn, chứng từ, Nghị định 11/2020/NĐ-CP quy định về thủ tục hành chính thuộc lĩnh vực Kho bạc Nhà nước.
     
    (Nghị định 82/2023/NĐ-CP cho phép người nộp phí, lệ phí thực hiện kê khai, nộp phí, lệ phí có thể lựa chọn nộp vào Kho bạc Nhà nước làm trung gian thay vì theo quy định trước đó phải nộp vào cơ quan, tổ chức có thẩm quyền).
     
    (2) Tổ chức thu phí theo chế độ tự chủ không được trích khấu hao tài sản cố định
     
    Sửa đổi, bổ sung các khoản 2 Điều 5 Nghị định 120/2016/NĐ-CP quy định Số tiền phí để lại cho tổ chức thu phí như sau:
     
    Số tiền phí để lại cho tổ chức thu phí quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều 4 Nghị định này để trang trải chi phí hoạt động cung cấp dịch vụ, thu phí trên cơ sở dự toán được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt theo các nội dung sau đây:
     
    - Chi thực hiện chế độ tự chủ (đối với cơ quan nhà nước), chi thường xuyên (đối với đơn vị sự nghiệp công lập):
     
    + Chi thanh toán cho cá nhân thực hiện công việc, dịch vụ và thu phí: tiền lương, tiền công, phụ cấp lương, các khoản đóng góp theo quy định được tính trên tiền lương (trừ chi phí tiền lương cho cán bộ, công chức đã hưởng lương từ ngân sách nhà nước theo chế độ quy định).
     
    + Chi phí phục vụ cho việc thực hiện công việc, dịch vụ và thu phí như: văn phòng phẩm, vật tư văn phòng, thông tin liên lạc, điện, nước, công tác phí theo tiêu chuẩn, định mức hiện hành.
     
    + Chi sửa chữa thường xuyên tài sản, máy móc, thiết bị trực tiếp phục vụ cho thực hiện công việc, dịch vụ và thu phí.
     
    + Chi mua sắm vật tư, nguyên liệu liên quan đến việc thực hiện công việc, dịch vụ và thu phí.
     
    + Các khoản chi khác liên quan đến thực hiện công việc, dịch vụ và thu phí.
     
    (Nghị định 82/2023/NĐ-CP không còn quy định tổ chức thu phí trích khấu hao tài sản cố định để thực hiện công việc, dịch vụ và thu phí đối với đơn vị sự nghiệp công lập tự bảo đảm chi thường xuyên và chi đầu tư từ nguồn thu phí.)
     
    - Chi không thực hiện chế độ tự chủ (đối với cơ quan nhà nước), chi nhiệm vụ không thường xuyên (đối với đơn vị sự nghiệp công lập):
     
    + Chi mua sắm, sửa chữa lớn tài sản, máy móc, thiết bị phục vụ cho việc thực hiện công việc, dịch vụ, thu phí.
     
    + Các khoản chi khác có tính chất không thường xuyên liên quan đến việc thực hiện công việc, dịch vụ, thu phí.
     
    Xem thêm Nghị định 82/2023/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 12/01/2024 sửa đổi Nghị định 120/2016/NĐ-CPNghị định 120/2016/NĐ-CP.
     
    552 | Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn nguyenhoaibao12061999 vì bài viết hữu ích
    admin (11/01/2024)

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận