Chào mọi người,
Thời gian gần đây dư luận đang "sốt" về việc Ngân hàng Nhà nước và Bộ Công an có văn bản khẳng định Bên thế chấp xe được quyền giữ bản chính giấy tờ xe. Mọi điều đáng chú ý là trong văn bản của 02 cơ quan này lại căn cứ vào Nghị định 163/2006/NĐ-CP và Nghị định 11/2012/NĐ-CP.
Theo tôi thì 02 Nghị định này đã hết hiệu lực, bởi tại Điều 1 của Nghị định 63/2006/NĐ-CP khẳng định đây là văn bản hướng dẫn chi tiết bộ luật dân sự (tại phần căn cứ có dẫn chiếu bộ luật dân sự 2005), mà bộ luật dân sự 2005 đã hết hiệu lực, do đó, căn cứ theo khoản 4 điều 154 luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật 2015 thì 02 Nghị định này cũng hết hiệu lực tại thời điểm bộ luật dân sự 2005 hết hiệu lực.
Như vậy, tại sao Ngân hàng Nhà nước và Bộ Công an lại căn cứ vào 02 Nghị định này? Mọi người có suy nghĩ như thế nào về hiệu lực của 02 Nghị định này vào thời điểm hiện nay?
trích dẫn điều 01 Nghị định 163/2006/NĐ-CP
Điều 1. Phạm vi điều chỉnh
Nghị định này quy định chi tiết thi hành một số điều của Bộ luật Dân sự về việc xác lập, thực hiện giao dịch bảo đảm để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự và xử lý tài sản bảo đảm.
Điều 154 luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật 2015
Điều 154. Trường hợp văn bản quy phạm pháp luật hết hiệu lực
Văn bản quy phạm pháp luật hết hiệu lực toàn bộ hoặc một phần trong các trường hợp sau đây:
1. Hết thời hạn có hiệu lực đã được quy định trong văn bản;
2. Được sửa đổi, bổ sung hoặc thay thế bằng văn bản quy phạm pháp luật mới của chính cơ quan nhà nước đã ban hành văn bản đó;
3. Bị bãi bỏ bằng một văn bản của cơ quan nhà nước có thẩm quyền;
4. Văn bản quy phạm pháp luật hết hiệu lực thì văn bản quy phạm pháp luật quy định chi tiết thi hành, văn bản đó cũng đồng thời hết hiệu lực.
Hỗ trợ các bạn những vấn đề pháp lý qua email.
Email: luatsutrantrongqui@gmail.com