Nghị định 08/2021/NĐ-CP: 10 loại công trình trên đường thủy nội địa bắt buộc phải có báo hiệu

Chủ đề   RSS   
  • #567596 02/02/2021

    hiesutran159
    Top 100
    Male
    Lớp 9

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:12/10/2020
    Tổng số bài viết (692)
    Số điểm: 11623
    Cảm ơn: 29
    Được cảm ơn 759 lần


    Nghị định 08/2021/NĐ-CP: 10 loại công trình trên đường thủy nội địa bắt buộc phải có báo hiệu

    Công trình trên đường thủy nội địa bắt buộc phải có báo hiệu

    Công trình trên đường thủy nội địa bắt buộc phải có báo hiệu - Minh họa

    Ngày 28/1/2021, Chính phủ ban hành Nghị định 08/2021/NĐ-CP, quy định về quản lý hoạt động đường thủy nội địa, trong đó có danh sách những công trình và hoạt động trên đường thủy nội địa bắt buộc phải thiết lập báo hiệu.

    Thiết lập báo hiệu đường thủy nội địa là việc cơ quan, tổ chức, cá nhân lắp dựng báo hiệu trên đường thủy nội địa, tại vị trí công trình, vật chướng ngại và các khu vực có hoạt động ảnh hưởng đến an toàn giao thông đường thủy nội địa.

    Báo hiệu được thiết lập phải theo quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về báo hiệu đường thủy nội địa Việt Nam.

    Trong đó:

    1. Các công trình trên đường thủy nội địa phải thiết lập báo hiệu gồm:

    - Luồng đường thủy nội địa

    - Cảng, bến thủy nội địa, khu neo đậu

    - Âu tàu, công trình đưa phương tiện qua đập, thác

    - Kè, đập, cầu, bến phà, cảng cá

    - Phong điện, nhiệt điện, thủy điện

    - Công trình vượt qua luồng trên không hoặc dưới đáy luồng

    - Vật chướng ngại

    - Nhà hàng nổi, khách sạn nổi (khi neo đậu)

    - Công trình khác.

    2. Các hoạt động trên đường thủy nội địa phải thiết lập báo hiệu, gồm:

    - Các hoạt động thi công công trình; thăm dò, khai thác tài nguyên, khoáng sản

    - Khu vực nuôi trồng thủy sản, hải sản (bè cá, lồng cá, đăng, đáy cá, bãi nuôi trồng thủy sản, hải sản); tổ chức vui chơi, giải trí, diễn tập, thể thao, lễ hội; họp chợ, làng nghề; hoạt động thực hành đào tạo nghề trên đường thủy nội địa, hành lang bảo vệ luồng, vùng nước ngoài phạm vi luống có hoạt động vận tải hoặc trong vùng nước cảng, bến thủy nội địa

    - Khu vực tổ chức điều tiết, thường trực chống va trôi, hỗ trợ giao thông, hạn chế giao thông

    - Các hoạt động khác ảnh hưởng đến an toàn giao thông đường thủy nội địa.

    Nghị định này có hiệu lực thi hành từ 15/3/2021, bãi bỏ Điều 3, 4, 5, 10 Nghị định 24/2015/NĐ-CP và bãi bỏ quy định liên quan đến thủ tục điện tử đối với phương tiện thủy nội địa giữa Vương quốc Campuchia và Việt Nam tại Quyết định 34/2016/QĐ-TTg.

    Xem chi tiết Nghị định tại file đính kèm.

     
    1191 | Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn hiesutran159 vì bài viết hữu ích
    ThanhLongLS (02/02/2021)

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận