Nghề Luật sư: Tiếng và miếng

Chủ đề   RSS   
  • #433274 11/08/2016

    truongngoclieu
    Top 500
    Male
    Luật sư địa phương

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:08/01/2015
    Tổng số bài viết (124)
    Số điểm: 2960
    Cảm ơn: 109
    Được cảm ơn 122 lần


    Nghề Luật sư: Tiếng và miếng

    Dân gian hay có câu “có tiếng mà không có miếng”, điều này cho thấy rằng danh tiếng và lợi ích không phải lúc nào cũng đi đôi với nhau. Trong nhiều trường hợp chúng ta cũng chỉ được chọn một trong hai mà thôi, nghề Luật sư cũng không ngoại lệ.

    A. Công việc và chức năng xã hội của Luật sư

    1. Về mặt lý thuyết

    Dịch vụ pháp lý của luật sư rất đa dạng bao gồm tham gia tố tụng, tư vấn pháp luật, đại diện ngoài tố tụng cho khách hàng và các dịch vụ pháp lý khác. (Điều 4 Luật Luật sư)

    Thông qua hoạt động nghề nghiệp của mình luật sư góp phần bảo vệ công lý, các quyền tự do, dân chủ của công dân, quyền, lợi ích hợp pháp của cá nhân, cơ quan, tổ chức, phát triển KT-XH, xây dựng Nhà nước pháp quyền Việt Nam XHCN, xã hội dân chủ, công bằng, văn minh.” (Điều 3 Luật Luật sư)

    Như vậy có thể khẳng định rằng nghề Luật sư giữ một vai trò rất to lớn đối với sự ổn định và phát triển của xã hội. Vì thế, nghề Luật sư rất được xã hội trọng vọng và được xem là một trong những nghề cao quý bên cạnh nghề bác sỹ và nhà giáo.

    2. Thực tiễn hành nghề

    Đọc quy định tại Điều 4 Luật Luật sư chúng ta dễ dàng nhận thấy cách nhìn của các nhà làm luật nói riêng và xã hội nói chung về mức độ quan trọng của từng dịch vụ pháp lý mà một người Luật sư có thể làm. Có thể tóm gọm trong ba mảng chính.

    Mảng thứ nhất: Tham gia hoạt động tố tụng

    Quá trình này trải qua nhiều giai đoạn và điển hình nhất là hoạt động tranh tụng tại phiên tòa. Hình ảnh một Luật sư trong mắt của tuyệt đại đa số những người không biết gì về luật hình dung đó là một ông “thầy cãi” uy nghi, đĩnh đạc với những hiểu biết sâu sắc về pháp luật cùng với lập luận sắc bén của mình đã giúp những kẻ yếu thế trong xã hội chiến thắng cái ác, tìm lại sự trong sạch, đòi lại được lẽ phải.

     

     

    Đó là những hình ảnh mà mọi người thường thấy trong các bộ phim về nghề Luật, hình ảnh những Luật sư đó thuộc về những nước phương tây nơi mà pháp luật là tối thượng, Luật sư được đối xử bình đẳng với cơ quan công tố, họ được tham gia vào cả khâu thu thập chứng cứ trong các vụ án mà họ tham gia.

    Trở về với những Luật sư VN, những người trong nghề không lạ gì với việc các Luật sư bị làm khó đủ thứ khi tham gia bào chữa cho bị can, bị cáo. Luật sư không có quyền tự thu thập chứng cứ đã đành mà khi muốn được xem xét chứng cứ mà cơ quan điều tra thu thập được cũng không phải đơn giản, liên tục bị từ chối thẳng hoặc hẹn hết lần này đến lần khác.

    Việc tiếp xúc với người bị tạm giam, tạm giữ cũng không khá hơn là mấy. Rất nhiều trường hợp người bị bắt có đơn yêu cầu gặp luật sư nhưng bị từ chối, thậm chí còn có loại đơn do người bị tạm giam, tạm giữ “tự nguyện” yêu cầu không cần có luật sư?

    Trước khi xét xử đã khổ trăm bề đến khi tranh tụng tại phiên Tòa thì tình hình cũng chẳng khả quan hơn là mấy. Nhiều Luật sư nói rằng đã gặp trường hợp Kiểm sát viên thì huyên thuyên từ đầu đến cuối đến lúc Luật sư trình bày quan điểm để bảo vệ cho bị cáo thì bị Chủ tọa ngắt lời vì không còn nhiều thời gian?

    Con đường mà một Luật sư tranh tụng phải đi có quá nhiều chông gai và rủi ro vì thế số Luật sư VN chuyên mảng tranh tụng chỉ chiếm một phần rất nhỏ.

    Mảng thứ hai: Tư vấn pháp luật

    Ở mảng này số lượng các văn phòng và Công ty Luật chuyên tư vấn có nhiều hơn so với mảng thứ nhất tuy nhiên mức độ chuyên nghiệp và đạt đến trình độ tư vấn tính theo giờ như mọi người thường thấy qua phim ảnh là cực kỳ hiếm thấy tại VN.

     

     

    Đa số hoạt động tư vấn cũng chỉ mang tính bổ trợ cho hoạt động dịch vụ mà người viết sẽ đề cập đến trong mảng thứ ba. Cả khách hàng và Luật sư tư vấn đều không thể hoặc không cần kết quả cuối cùng của việc tư vấn là giải quyết rốt ráo vướng mắc pháp lý.

    Mọi thứ chỉ dừng lại ở mức cơ bản tạo được sự yên tâm cho khách hàng khi lời nói đó được phát ra từ một người Luật sư và vấn đề được giải quyết một phần là hai bên đã cảm thấy hài lòng.

    Mảng thứ ba: Dịch vụ pháp lý khác

    Chính mảng mà Luật Luật sư quy định ở cuối cùng lại là mảng được nhiều các Văn phòng luật sư và Công ty luật lựa chọn nhất.

    Về cơ bản hoạt động trong mảng này ít rủi ro, kỹ năng cần thiết cũng khá đơn giản, khách hàng thì thường xuyên và nhiều hơn nên hoạt động trong mảng này mang lại cho các Luật sư mức thu nhập khá ổn định.

    Có thể hiểu một cách nôm na rằng mảng này là mảng nhận ủy quyền của khách hàng để làm một công việc như hành chính, dân sự, v.v…và thu  phí dịch vụ. Mảng này chủ yếu hoạt động trong các lĩnh vực: Dịch vụ nhà đất, xin giấy phép xây dựng, xin giấy phép đầu tư, dịch vụ đăng ký kinh doanh v.v…

    Trong tất cảc các hoạt động dịch vụ thuộc mảng này bản thân khách hàng đều có thể tự mình làm được vấn đề là tốn thời gian và công sức nhiều hơn vì ngại đến cơ quan công quyền và thiếu quan hệ quen biết.

    Bản thân tôi cũng đã từng làm rất nhiều hồ sơ kiểu như thế này rồi khi còn làm việc tại Văn phòng Luật sư. Khi đến các nơi như Chi Cục thuế, Phòng Tài nguyên và Môi trường, Sở Kế hoạch & Đầu tư Tp. HCM, tôi thấy rất nhiều các đồng nghiệp được đào tạo bài bản làm việc tại các Công ty luật cũng đang chờ đến số thứ tự của mình.

    Cũng tại đây, có rất nhiều người không cần qua một trường lớp đào tạo luật nào, chẳng qua là làm quen việc và có quen biết với những người làm thủ tục trong các cơ quan nhà nước. Họ chính là những người mà trong đời sống người ta thường gọi là “cò dịch vụ”: Nhà đất, giấy phép xây dựng, giấy phép kinh doanh.

    Điều làm tôi thấy phải suy nghĩ là số lượng hồ sơ (tương ứng với số lương khách hàng) của họ luôn nhiều hơn gấp nhiều lần của chúng tôi. Nghĩa là họ làm ăn được hơn cho dù họ là “tay ngang” không hiểu biết về luật pháp nhiều.

    B. Những trăn trở

    Hàng năm có hàng ngàn Cử nhân Luật tốt nghiệp và không ít trong số đó đi theo con đường trở thành một Luật sư chuyên nghiệp. Họ là những người được đào tạo bài bản, hiểu biết pháp luật. Họ có thể về đầu quân cho một văn phòng Luật sư hay một công ty luật nào đó hoặc họ cũng có thể mở công ty riêng.

    Đáng tiếc rằng dù làm thuê hay sự nghiệp riêng thì tuyệt đại đa số các Luật sư đều đi theo con đường làm dịch vụ. Loại công việc mà những “cò dịch vụ”, những người “tay ngang” không bằng cấp làm hiệu quả không thua gì các Luật sư chuyên nghiệp, thậm chí là tốt hơn nhiều lần.

    Dù rằng công việc này tạo nguồn thu nhập ổn định và ít rủi ro nhưng đó không phải là niềm kỳ vọng của xã hội đặt lên vai các Luật sư, không mang lại uy tín và tiếng thơm cho nghề Luật sư.

    Càng ngày càng vắng đi những Luật sư đứng trước phiên Tòa đấu tranh hùng hồn cho lẽ phải và kết thúc bằng những tràng pháo tay tưởng như không bao giờ ngớt từ những người có mặt tại phòng xử án.

     

    Nghề luật sư là một nghề vô cùng cao quý và tôi ủng hộ những ai yêu nghề và đang hành nghề đầy tâm huyết với mong muốn xứng đáng với hai tiếng “Luật sư”. Với những Luật sư còn lại, tôi mong mỏi nếu ai có thể thì hãy góp một phần nào đó để cho nghề Luật xứng đáng với những gì mà xã hội kỳ vọng và đặt niềm tin.

    Cập nhật bởi truongngoclieu ngày 11/08/2016 07:15:24 CH Cập nhật bởi truongngoclieu ngày 11/08/2016 05:44:14 CH Cập nhật bởi truongngoclieu ngày 11/08/2016 04:08:19 CH Cập nhật bởi truongngoclieu ngày 11/08/2016 04:03:15 CH Cập nhật bởi truongngoclieu ngày 11/08/2016 03:45:27 CH Cập nhật bởi truongngoclieu ngày 11/08/2016 03:41:51 CH

    When you like your work, every day is a holiday

     
    18753 | Báo quản trị |  
    3 thành viên cảm ơn truongngoclieu vì bài viết hữu ích
    Anlhk33-DLU (12/08/2016) ThanhLongLS (12/08/2016) TRUTH (11/08/2016)

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #433303   11/08/2016

    TranTamDuc.1973
    TranTamDuc.1973
    Top 50
    Male
    Lớp 8

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:26/03/2016
    Tổng số bài viết (1355)
    Số điểm: 10622
    Cảm ơn: 178
    Được cảm ơn 1120 lần


    "Những trăn trở" của bạn làm tôi cũng trăn trở theo, tôi nghĩ Luật sư đi làm "dịch vụ" không phải chỉ vì "nguồn thu nhập ổn định và ít rủi ro" mà nguyên nhân chính là vì không có án để làm, trong khi có nhiều khoản phải chi cứ rầm rập kéo đến mỗi tháng. Luật sư cũng là một con người, do đó Luật sư không thể thoát ra được qui luật "có thực mới vực được đạo" !

    Luật sư là một nghề cao quý trong xã hội, điều đó không có gì phải bàn cãi. Tuy nhiên, môi trường xã hội để Luật sư trở thành nghề cao quý cũng vô cùng quan trọng, ví như phải trong rừng thiêng đại ngàn thì Hổ mới là chúa sơn lâm, chứ còn trong Sở thú, sống trong lồng sắt bủa vây, tù túng, bức bách thì Hổ cũng đành ngậm ngùi "Nhớ rừng" mà thôi.

    "Càng ngày càng vắng đi những Luật sư đứng trước phiên Tòa đấu tranh hùng hồn cho lẽ phải và kết thúc bằng những tràng pháo tay tưởng như không bao giờ ngớt từ những người có mặt tại phòng xử án" là vì nạn "án bỏ túi" ngày càng phổ biến khiến nhiều Luật sư không còn hứng thú tranh luận vì nghĩ rằng  đã có "án bỏ túi" thì bào chữa, tranh luận hay như "hát" chẳng những không thay đổi được kết quả mà còn có thể rước họa vào thân khi Tòa có Văn bản đề nghị Luật sư Đoàn xem xét lại tư cách, đạo đức !

    VĂN PHÒNG LUẬT SƯ QUANG THƯỢNG - 0907 829 557

    231/3A đường Chiến Lược, KP 18, Phường Bình Trị Đông, Quận Bình Tân, TPHCM

     
    Báo quản trị |  
    3 thành viên cảm ơn TranTamDuc.1973 vì bài viết hữu ích
    muzzing (22/08/2016) chinamnhi (14/08/2017) truongngoclieu (10/09/2020)
  • #475543   22/11/2017

    taigioi1995
    taigioi1995
    Top 500
    Male
    Lớp 5

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:10/10/2014
    Tổng số bài viết (213)
    Số điểm: 6302
    Cảm ơn: 153
    Được cảm ơn 179 lần


    TranTamDuc.1973 viết:

    "Những trăn trở" của bạn làm tôi cũng trăn trở theo, tôi nghĩ Luật sư đi làm "dịch vụ" không phải chỉ vì "nguồn thu nhập ổn định và ít rủi ro" mà nguyên nhân chính là vì không có án để làm, trong khi có nhiều khoản phải chi cứ rầm rập kéo đến mỗi tháng. Luật sư cũng là một con người, do đó Luật sư không thể thoát ra được qui luật "có thực mới vực được đạo" !

    Luật sư là một nghề cao quý trong xã hội, điều đó không có gì phải bàn cãi. Tuy nhiên, môi trường xã hội để Luật sư trở thành nghề cao quý cũng vô cùng quan trọng, ví như phải trong rừng thiêng đại ngàn thì Hổ mới là chúa sơn lâm, chứ còn trong Sở thú, sống trong lồng sắt bủa vây, tù túng, bức bách thì Hổ cũng đành ngậm ngùi "Nhớ rừng" mà thôi.

    "Càng ngày càng vắng đi những Luật sư đứng trước phiên Tòa đấu tranh hùng hồn cho lẽ phải và kết thúc bằng những tràng pháo tay tưởng như không bao giờ ngớt từ những người có mặt tại phòng xử án" là vì nạn "án bỏ túi" ngày càng phổ biến khiến nhiều Luật sư không còn hứng thú tranh luận vì nghĩ rằng  đã có "án bỏ túi" thì bào chữa, tranh luận hay như "hát" chẳng những không thay đổi được kết quả mà còn có thể rước họa vào thân khi Tòa có Văn bản đề nghị Luật sư Đoàn xem xét lại tư cách, đạo đức !

    Tôi rất thích cách ví von nghề luật sư của bác Tran Tam Duc 1973, Luật sư là một nghề cao quý, một danh xưng đầy vinh dự mà khi nhắc đến danh xưng này người ta nghĩ ngay đến cái gọi là niềm tin. Tuy nhiên, để phát huy giá trị của 2 từ Luật sư thì cần phải được đặt trong một môi trường đúng với bản chất của nó, nếu vào một môi trường biến chất thì nó không còn là giá trị nữa. 

     
    Báo quản trị |  
    2 thành viên cảm ơn taigioi1995 vì bài viết hữu ích
    truongngoclieu (10/09/2020) TranTamDuc.1973 (10/09/2020)
  • #458771   25/06/2017

    Luật sư ở nước ngoài thì tranh luận, điều tra chứng cứ... ở VN thì khi đề xuất được như vậy thì CQĐT lại cho rằng gây khó khăn trong công tác điều tra, nói như vậy thì tôi sẽ nghi ngờ về năng lực điều tra của CQĐT nước ta rồi(?).

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn khanhtv113 vì bài viết hữu ích
    chinamnhi (14/08/2017)
  • #475559   22/11/2017

    tieukhanh95
    tieukhanh95
    Top 150
    Male
    Lớp 4

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:06/11/2017
    Tổng số bài viết (597)
    Số điểm: 6012
    Cảm ơn: 58
    Được cảm ơn 107 lần


    Mình thấy ở các nước phát triển như Mỹ, các thẩm phán của các Toà án đa số đều xuất thân từ nghề Luật sư, ở các nước này nghề luật sư là một trong những nghề cao quý, nhắc tới thì mọi người đều kính nể vì sức ảnh hưởng và uy tín của họ. Ở nước ta, nghề luật sư cũng đã phát triển rộng rãi với đội ngũ luật sư giỏi và tài năng, tuy nhiên thì vai trò của luật sư trong các phiên toà còn chưa thực sự phát huy được tối đa. Luật sư chính là một trong các yếu tố thúc đẩy sự phát triển và hoàn thiện nền pháp luật của đất nước, vì vậy hi vọng trong tương lai thì vai trò của Luật sư ngày càng được nâng cao, khẳng định uy tín và vị thế trong xã hội.

     
    Báo quản trị |  
  • #475568   22/11/2017

    TranTamDuc.1973
    TranTamDuc.1973
    Top 50
    Male
    Lớp 8

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:26/03/2016
    Tổng số bài viết (1355)
    Số điểm: 10622
    Cảm ơn: 178
    Được cảm ơn 1120 lần


    tieukhanh95 viết:

    Mình thấy ở các nước phát triển như Mỹ, các thẩm phán của các Toà án đa số đều xuất thân từ nghề Luật sư, ở các nước này nghề luật sư là một trong những nghề cao quý, nhắc tới thì mọi người đều kính nể vì sức ảnh hưởng và uy tín của họ. Ở nước ta, nghề luật sư cũng đã phát triển rộng rãi với đội ngũ luật sư giỏi và tài năng, tuy nhiên thì vai trò của luật sư trong các phiên toà còn chưa thực sự phát huy được tối đa. Luật sư chính là một trong các yếu tố thúc đẩy sự phát triển và hoàn thiện nền pháp luật của đất nước, vì vậy hi vọng trong tương lai thì vai trò của Luật sư ngày càng được nâng cao, khẳng định uy tín và vị thế trong xã hội.

    Ở nước ngoài phải làm Luật sư lâu năm, có kinh nghiệm và uy tín thì mới được làm Thẩm phán, còn ở Việt Nam thì ngược lại, khi nào không còn được làm Thẩm phán lại ra ngoài làm Luật sư ! Tức ở xứ người, giới Thẩm phán là tập hợp những Luật sư ưu tú nhất, còn ở ta thì giới Luật sư có một bộ phận ngày càng lớn những Thẩm phán bị đào thải !? 

    VĂN PHÒNG LUẬT SƯ QUANG THƯỢNG - 0907 829 557

    231/3A đường Chiến Lược, KP 18, Phường Bình Trị Đông, Quận Bình Tân, TPHCM

     
    Báo quản trị |  
    3 thành viên cảm ơn TranTamDuc.1973 vì bài viết hữu ích
    ththydung (18/12/2017) truongngoclieu (10/09/2020) chinamnhi (22/11/2017)
  • #475570   22/11/2017

    chinamnhi
    chinamnhi
    Top 500
    Male
    Lớp 1

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:02/06/2017
    Tổng số bài viết (203)
    Số điểm: 2680
    Cảm ơn: 338
    Được cảm ơn 150 lần


    TranTamDuc.1973 viết:

    Ở nước ngoài phải làm Luật sư lâu năm, có kinh nghiệm và uy tín thì mới được làm Thẩm phán, còn ở Việt Nam thì ngược lại, khi nào không còn được làm Thẩm phán lại ra ngoài làm Luật sư ! Tức ở xứ người, giới Thẩm phán là tập hợp những Luật sư ưu tú nhất, còn ở ta thì giới Luật sư có một bộ phận ngày càng lớn những Thẩm phán bị đào thải !? 

    Dùng từ đào thải thì có thể hơi nặng một chút nhưng không phải là không đúng, ít nhất cũng đúng dưới góc độ tuổi tác. Rất nhiều Thẩm phán đã đến tuổi nghỉ hưu thì không thể tiếp tục ở trong ngành được nữa và bắt buộc phải rời biên chế. Tuy nhiên họ vẫn còn nhớ nghề hay đơn giản là trong quá trình công tác đã tạo dựng được nhiều mối quan hệ mà sau khi về hưu lại tham gia vào đội ngũ Luật sư, thậm chí là thành lập công ty luật, văn phòng luật sư...và bắt đầu cảm nhận đúng những cái khó khăn mà những luật sư phải gánh chịu trong quá trình hành nghề. Thiết nghĩ việc nghỉ làm thẩm phán làm luật sư cũng có cái hay của nó ấy chứ, giống như lập công chuộc tội!?.

    Thực trạng con số hơn 10 ngàn Luật sư trên cả nước hiện nay nhìn thì thấy có vẻ nhiều nhưng thực chất là rất ít nếu tính trên bình quân dân số và không ít những luật sư là cựu: Điều tra viên, Thư ký Tòa, Thẩm phán, Kiểm Sát viên v.v...từ cơ quan nhà nước đi ra. Như thế dù không muốn nhưng khách quan mà nói để tiếng nói và vị thế của luật sư được nâng cao trong hoàn cảnh hiện tại không phải là việc đơn giản, chúng ta thiếu cả về lượng và chất cũng như cơ chế, cách mà hệ thống pháp luật này nhìn nhận về vai trò của luật sư là những người bảo vệ công lý hay những người làm rắc rối thêm vấn đề? cái này cũng đáng để suy ngẫm chứ không phải là không.

    Đi không, há lẽ trở về không?

    Cái nợ cầm thư phải trả xong!

    Rắp mượn điền viên vui tuế nguyệt

    Trót đem thân thế hẹn tang bồng

    Đã mang tiếng ở trong trời đất

    Phải có danh gì với núi sông

    Trong cuộc trần ai, ai dễ biết?

    Rồi ra mới rõ mặt anh hùng

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn chinamnhi vì bài viết hữu ích
    tieukhanh95 (22/11/2017)
  • #527633   03/09/2019

    buiquangbinh071214
    buiquangbinh071214
    Top 200
    Lớp 3

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:08/07/2019
    Tổng số bài viết (399)
    Số điểm: 4689
    Cảm ơn: 9
    Được cảm ơn 77 lần


    Lúc đi học vẫn thường nghe các thầy cô bảo nếu thật sự giỏi thì hãy làm bên mảng tranh tụng, vì bởi lẽ hiện nay có một số người gắn mác luật sư tranh tụng nhưng khi ra phiên tòa chỉ đọc xong lời bào chữa đã soạn sẵn rồi lại câu nói giữ nguyên quan điểm. Nhiều người chỉ muốn kiếm tiền chứ không hề nghĩ đến nhũng con người ở dưới kia đang cần sự giúp đỡ nhiệt tình.

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn buiquangbinh071214 vì bài viết hữu ích
    truongngoclieu (10/09/2020)
  • #557564   10/09/2020

    truongngoclieu
    truongngoclieu
    Top 500
    Male
    Luật sư địa phương

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:08/01/2015
    Tổng số bài viết (124)
    Số điểm: 2960
    Cảm ơn: 109
    Được cảm ơn 122 lần


    Thực tế hiếm khi lấy được tiền của khách hàng một cách dễ dàng được như vậy. Ngày nay khách hàng khi sử dụng dịch vụ của luật sư họ yêu cầu rất cao. Thậm chí nhiều trường hợp luật sư còn bị khách hàng quỵt tiền. Vì thế, dù muốn hay không luật sư mảng tranh tụng hay lĩnh vực khác cũng phải nâng cao chất lượng dịch vụ mới mong sống được với nghề.

    When you like your work, every day is a holiday

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn truongngoclieu vì bài viết hữu ích
    ThanhLongLS (10/09/2020)
  • #559625   30/09/2020

    nhmylinh97
    nhmylinh97
    Top 100
    Female
    Lớp 3

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:24/10/2019
    Tổng số bài viết (723)
    Số điểm: 4760
    Cảm ơn: 2
    Được cảm ơn 51 lần


    Hiện nay có nhiều luật sư giỏi, họ tư vấn đầu tư, tư vấn doanh nghiệp và họ có nhiều khách hàng và doanh nghiệp lớn, thực hiện những vụ án có quy mô lớn thì việc tạo ra một cuộc sống sung túc và đầy đủ cũng chẳng mấy khó khăn. Tuy nhiên họ còn có một nền tảng về kiến thức chính trị cũng như kinh tế rất vững. khi làm tư vấn đầu tư cho các doanh nghiệp nước ngoài họ sẽ được hưởng những khoản hoa hồng hậu hĩnh từ các nhà doanh nghiệp đó.

     

     
    Báo quản trị |  
  • #559648   30/09/2020

    thuychichu
    thuychichu
    Top 50
    Female
    Lớp 9

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:16/05/2017
    Tổng số bài viết (1433)
    Số điểm: 12415
    Cảm ơn: 63
    Được cảm ơn 282 lần


    Nghề Luât sư thực chất nghe sang, rất có tiếng, vì họ là người có học thức, có trình độ về luật pháp, đã học và trải qua quá trình đạo tạo, hiểu biết về hầu hết các lĩnh vực trong xã hội. Tuy nhiên thu nhập của họ không hẳn là đi theo cái tiếng bởi Luật sư ngày càng nhiều, cạnh tranh khốc liệt, thậm chí những người không làm luật sư vẫn có thể làm công việc của luật sư, trừ việc tham gia tố tụng tại tòa

     

     
    Báo quản trị |  
  • #568171   26/02/2021

    danluan123
    danluan123
    Top 50
    Male
    Lớp 7

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:14/07/2020
    Tổng số bài viết (1195)
    Số điểm: 8720
    Cảm ơn: 1
    Được cảm ơn 96 lần


    ý kiến này khá sát với thực tế khi một số người gắn mác luật sư tranh tụng nhưng khi ra phiên tòa chỉ đọc xong lời bào chữa đã soạn sẵn rồi lại câu nói giữ nguyên quan điểm. Nhiều người chỉ muốn kiếm tiền chứ không hề nghĩ đến nhũng con người ở dưới kia đang cần sự giúp đỡ nhiệt tình. Vì sao lại có những vấn đề này, tư cách đạo đức luật sư, khả năng chuyên môn hay do một tác động nào khác…v v

     

     
    Báo quản trị |