Nếu "xã hội"...biết nói!?

Chủ đề   RSS   
  • #155036 14/12/2011

    richer266
    Top 500
    Male
    Lớp 1

    Quảng Bình, Việt Nam
    Tham gia:16/01/2009
    Tổng số bài viết (226)
    Số điểm: 2601
    Cảm ơn: 39
    Được cảm ơn 81 lần


    Nếu "xã hội"...biết nói!?

    Gia đình bảo tại nhà trường và xã hội. Nhà trường bảo tại gia đình và xã hội. “Xã hội” mà biết nói, chắc sẽ đổ lỗi tại gia đình và nhà trường. Trong khi bài toán “con gà, quả trứng” chưa tìm ra lời giải thì những cái chết thương tâm vẫn diễn ra…

    “Học sinh hai trường ẩu đả, một học sinh tử vong”, “Án mạng từ cái nhìn đểu”, “Một học sinh bị đâm trọng thương tại trường học”, “Bị đâm chết khi can hai học sinh đánh nhau”, “Nói chuyện riêng trong lớp, một học sinh bị đánh chết”, “Clip nữ sinh đánh nhau”, “Lại xuất hiện clip nữ sinh đánh nhau”…


    Bắt đầu từ đâu và hãy làm thế nào để giải bài toán chưa có lời giải này?

    Đó chỉ là một số trong rất nhiều vụ học sinh bị chết hoặc bị đánh trọng thương được đăng tải gần đây trên báo chí. Tuy hậu quả nghiêm trọng, thậm chí rất nghiêm trọng nhưng nguyên nhân thì rất “lãng nhách”. Một cái nhìn đều, một lần nói chuyện riêng trong lớp, một câu nói “ngang tai”, một bộ quần áo gây “ngứa mắt”… Thậm chí chả vì một lý do gì mà chỉ vì “thấy ghét thì đánh”, thế thôi. Không dừng ở học sinh nam, các nữ sinh dạo này cũng rất hay “tung chưởng”. Tìm trong Google, “nữ sinh đánh nhau” cho hơn 6,5 triệu kết quả với những cái tít gây sốc như: Nữ sinh đánh nhau dã man hơn giang hồ, Nữ sinh lột quần áo, nuy 100%... 

    Nguyên nhân thì đã được nói đến quá nhiều và nhìn chung là có xu hướng… đổ lỗi lẫn nhau. Nhà trường thì nói tại gia đình và xã hội. Trong gia đình, bố mẹ không quan tâm, không gương mẫu, không dạy bảo con cái. Xã hội thì đầy rẫy những tiêu cực từ phim ảnh, sách tranh, đồ chơi đến những trò gamme bạo lực. Gia đình thì nói tại nhà trường quản lý không nghiêm, thiếu phương pháp, thiếu trách nhiệm với học sinh, thầy cô không gương mẫu và những tiêu cực trong học đường. Thậm chí, có người còn đổ lỗi cho… chị em Tấm – Cám trong truyện cổ tích. Vì “xã hội” không biết nói chứ nếu biết nói, chắc sẽ lại đổ lỗi cho nhà trường và gia đình với các nguyên nhân tương tự.

    Trong khi cái vòng luẩn quẩn “con gà, quả trứng” thì những vụ trọng án do các em gây ra vẫn cứ đều đều năm sau cao hơn năm trước, vụ sau nghiêm trọng hơn vụ trước. Không ít bậc phụ huynh gửi con đến trường trong nơm nớp nỗi lo. Có những phụ huynh chuông điện thoại reo, nhìn thấy số máy lạ gọi đến là tim đập, chân run bởi ý nghĩ đầu tiên hiện lên trong đầu thường túc trực câu hỏi: Hay ở trường có chuyện gì…

    Đến bao giờ “trường học thực sự thân thiện” và một môi trường giáo dục thực sự an toàn? Để trả lời câu hỏi này, chắc chắn việc đầu tiên là phải tìm ra nguyên nhân, tức là lại sa vào cái vòng “con gà, quả trứng”. Có thể có người nói cả ba nguyên nhân nhưng có lẽ đó chỉ là phương án mang tính tỏa hiệp bởi cái gì cũng phải có chính, có phụ, có cái trọng tâm và có cái không phải trọng tâm.

    Bạn có nghĩ như thế không và theo bạn, đâu là nguyên nhân chính? Hay nói cách khác, bắt đầu từ đâu và hãy làm thế nào để giải bài toán chưa có lời giải này?
    (Theo Dân Trí)
    Cập nhật bởi richer266 ngày 14/12/2011 08:27:04 SA
     
    5129 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #155329   14/12/2011

    nhatkiconyeume
    nhatkiconyeume

    Sơ sinh

    Hải Dương, Việt Nam
    Tham gia:24/11/2011
    Tổng số bài viết (6)
    Số điểm: 105
    Cảm ơn: 8
    Được cảm ơn 2 lần


    Mình có một đứa em gái học lớp 7. Cách đây không lâu nó đi học về mếu máo “tâu” với mình là ở lớp có bạn ngồi cạnh cứ đến giờ kiểm tra mà em mình k cho  xem bài thì hôm ấy chắc chắn bị ăn đòn. Có hôm đang đi xe, e mình bị cậu bạn kia ép ngã. Mình gắt với nó bảo “ Sao k thưa với cô giáo…” ( k thưa với cô giáo còn mếu máo cái gì nữa^^). Em mình bảo e mình xin chuyển chỗ nhưng cô không cho. Cô bảo “Các bạn nam nghịch ngợm nên thỉnh thoảng trêu một tý đã sao” ( Mình bó tay với cô này luôn^^)…

    Rồi cuối tuần, em mình lại bê nguyên cái mặt bí xị ra bảo: “em nói với cô rồi, cô mắng nó (thằng ngồi cạnh em mình), nó còn bảo em là nó k sợ…”… Đấy, trẻ con bây giờ ngang bướng chứ chẳng ngoan như bọn mình ngày xưa. Mình nhớ hồi đi học cấp 1,2, thầy cô mà quát cho thì có mà im re không  dám nhúc nhích, không dám tái phạm luôn… ấy vậy mà giờ nhiều học sinh hư quá. Vẫn biết thời nào cũng có người ngoan kẻ hư, nhưng bay giờ thì hư nhiều hơn ngoan là cái chắc…

    Nguyên nhân thì có nhiều, như đã trình bày ở bài báo trên đấy, do bố mẹ, do nhà trường hay do xã hội… theo mình đều đúng cả. trẻ em non nớt đang đi tìm cho mình nhân cách hoàn thiện, vì vậy mà rất cần được sự quan tâm chăm sóc của tất cả mọi người trong xã hội. Mình nhớ ngày trước bố mẹ quản mình, bây giờ đến các em đều rất mực nghiêm khắc. Hồi ý cũng chẳng biết gì nhiều, hiểu đơn giản là bố bảo thế này là sai, thế kia là không được thì cứ thế mà theo thôi. Sau này mới thấm, bố mẹ quản chặt như vậy là rất rất tốt.

    Các thầy cô giáo là của tất cả. Trong một lớp cũng cô ấy dạy, thầy ấy lên lớp nhưng sao có em học kém, có em học giỏi. Đó một phần do khả năng bẩm sinh của các em. Xã hội vẫn tồn tại hiên ngang những tệ nạn xã hội, nhưng không phải người nào cũng mắc phải. Đó phần nhiều là họ có bản lĩnh, dám vượt qua chính mình, vượt khỏi những cám dỗ cạm bẫy cuộc sống. Bố mẹ nào cũng thương con, cũng mong con thông minh, học giỏi và có cuộc sống lành mạnh. Nhưng cách giáo dục của mỗi người lại khác nhau. Có người cứ nghĩ cho con tiền là đủ, con chẳng cần gì ở mình… rồi khi kết quả học tập của con không cao, chỉ biết mắng mỏ mà không biết lắng nghe. Trẻ em rất dễ bị tổn thương, lứa tuổi thiếu niên thanh niên cũng vậy, có khi còn dễ bị tổn thương hơn. Rất nhiều trường hợp vì gia đình  không hạnh phúc, tự ái, thất vọng về bản thân nên tính tình thay đổi, ưa bạo lực hơn và những người này thường tìm đến những trò chơi ảo, thế giới ảo để có được sự tự do thoải mái. Và cũng chính từ đó mà các bạn trẻ dần hình thành lối sống vô trách nhiệm với người khác, ích kỉ và thích hơn người, thích chèn ép người khác...

    Ôi sao mình viết dài vậy, hix. Đấy, theo mình thì phương pháp giáo dục chúng ta vẫn chưa chú trọng tới sự phát triển nhân cách của trẻ em. Giáo dục trong nhà trường hay trong gia đình đều theo kiểu như “ông dạy cha thế nào cha lại dạy con thế” chứ không có tính khoa học. Đồng thời, cũng phải thừa nhận rằng ngày nay với sự phát triển chóng mặt của công nghệ thông tin, lại không được giáo dục tới nới tới chốn nên các em tự buông lỏng bản thân, chạy theo ý thích nhất thời.. mà quên mất nhiệm vụ trước mắt là học tập...

    theo mình Sự quan tâm giáo dục của gia đình là quan trọng hơn cả đối với sự phát triển bình thường của con cái vì dù sao thì bố mẹ cũng là người gắn bó nhất với các con, họ cũng là người ảnh hưởng sâu sắc nhất tới tính cách của các con nên các ông bố bà mẹ cần quan tâm tới nhân cách của mình trước, rồi sau lấy đó làm gương cho con cháu… cũng nhiều trường hợp bố mẹ hiền hậu tốt tính mà con vẫn hư đốn đó thôi, uh đúng nhưng cái gốc có bám sâu thì cây mới chắc!

    À trở về với chuyện e mình tý nhá. Hình như giờ cậu bạn kia không đánh em mình nữa. Vì thằng này ngồi gần một em gái nữa… hehe, mà em này lại cho nó chép bài mỏi tay… “Bị đánh nhiều như em nên nó mới cho thằng… chép đấy” – em mình kể... Đúng là đầu gấu..hehe

     
    Báo quản trị |  
  • #575926   30/09/2021

    MewBumm
    MewBumm
    Top 50
    Male
    Lớp 10

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:26/09/2017
    Tổng số bài viết (2007)
    Số điểm: 13643
    Cảm ơn: 16
    Được cảm ơn 256 lần


    Vấn nạn bạo lực học đường trước giờ không phải chuyện lạ. Nhưng đến lúc truy ra trách nhiệm thì không biết nên quy lỗi cho ai. Phụ huynh đổ lỗi do nhà trường không quản lý chặt chẽ, nhà trường thì nói do con cái không có sự quan tâm từ phụ huynh nên mới xảy ra tình trạng như vậy. Đổ qua đổ lại cuối cùng người chịu thiệt nhất vẫn là nạn nhân của những vụ bắt nạt.

     
    Báo quản trị |